Đánh giá chung về sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc

4.1.6. Đánh giá chung về sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở

ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế

Huyện Yên Thế đã có những bước chuyển biến tích cực về KT-XH, trong đó vấn đề thanh niên phát triển kinh tế nói chung và thanh niên nơng thơn nói riêng. Bên cạch những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, n Thế cịn nhiều khó khăn về KT-XH, cơ sở hạ tầng còn yếu, kinh tế chủ yếu dựa là sản xuất nông nghiệp; tiểu thủ công nghiệp chưa được mở rộng; trình độ, cơ cấu lao động và phát triển ngành nghề còn chưa hợp lý; tỷ lệ hộ nghèo cao, vấn đề lao động và giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên, tình trạng thanh niên thất nghiệp trở thành vấn đề bức xúc, tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực nơng thơn cịn thấp.

Trước tình hình đó, sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đồn thể địa phương. Để thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình Quốc gia về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho thanh niên đã thu được những kết quả như sau:

1. Quan điểm về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm thực hiện, đặc biệt tổ chức Đoàn thanh niên các cấp đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên nơng thơn phát triển kinh tế. Mặt khác, nhiều chính sách của Nhà nước, Trung ương Đồn, của tỉnh và huyện đã tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực để hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế phù hợp thực tế ở các địa phương.

2. Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo được nhiều việc làm tại chỗ cho thanh niên. Điều này đã tạo ra sự

chuyển biến tích cực trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. 3. Do sự tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và nông thôn. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

4. Hỗ trợ các nguồn vốn, KHCN, đào tạo, dạy nghề cho thanh niên cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phát triển kinh tế.

5. Cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức Đồn thanh niên các cấp có nhiều giải pháp sáng tạo trong triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, phương thức sản xuất kinh doanh cho thanh niên bằng các hình thức lồng ghép nhiều chương trình dự án với việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, để tiếp tục tăng cường sự tham gia tổ chức Đoàn thanh niên và phát huy vai trị xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế cũng bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục như:

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Điều kiện kinh tế, xã hội

của huyện cịn nhiều khó khăn, xuất phát điểm của địa phương thấp, đòi hỏi phải tăng trưởng nhanh để thốt khỏi tình trạng kém phát triển nên đã xuất hiện tư tưởng nóng vội, chủ quan trong công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy Đảng, chính quyền.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Cơ sở hạ tầng kinh tế,

xã hội của tỉnh còn thấp kém cùng với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế làm cho năng lực sản xuất kinh doanh chưa theo kịp xu thế chung, chưa thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập, năng lực dự báo kinh tế, hoạch định chính sách, đối phó tình huống cịn thấp, các giải pháp ứng phó với những biến động kinh tế bất lợi còn thụ động. Năng lực của một số cán bộ Đồn địa phương thực thi các chủ trương, chính sách cịn hạn chế.

Thứ ba, nhận thức về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một số

ngành và địa phương chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành cơng của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nơng thơn mới và phát triển kinh tế bền vững. Trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương,

của một số ngành hầu như chưa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề nói riêng.

Thứ tư, kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo, tập huấn dạy nghề. Tồn bộ

kinh phí đầu tư cho cơng tác dạy nghề của tỉnh trong thời gian qua từ ngân sách tỉnh, trung hương hỗ trợ nên rất khó khăn trong việc hỗ trợ người học nghề cũng như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. Hơn nữa, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề cũng tăng chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Thứ năm, về cơ chế, chính sách dạy nghề: Các chương trình, dự án về phát

triển kinh tế đã đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhưng chưa chú trọng đến việc đầu tư tập trung và đồng bộ cho các nghề mũi nhọn và nghề trọng điểm, công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên sau khi hồn thành chương trình học chưa được quan tâm đúng mức nên sau khi ra trường khơng tìm được việc làm.

Thứ sáu, vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền với Đồn thanh niên.

Đoàn thanh niên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn điện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Định kỳ cấp ủy, chính quyền các cấp có chương trình gặp gỡ, đối thoại với thanh niên, tổ chức Đoàn thanh niên để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, dự báo tình hình thanh niên gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 97 - 99)