Đánh giá của thanh niên về những rủi ro trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 97)

Loại rủi ro Tiến Thắng Đồng Hưu Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Dịch bệnh 19 63,3 21 70 2. Thị trường tiêu thụ không ổn định 27 90,0 25 83,3

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2015) Qua kết quả điều tra, những hộ gia đình thanh niên đang phát triển mơ hình chăn ni gia cầm thường gặp khó khăn nhiều hơn so với các mơ hình sản xuất kinh doanh khác. Họ cho biết những khó khăn thường gặp trong sản xuất chủ yếu thiếu vốn đầu tư sản xuất, chiếm tới 98,3%; khi người dân sản xuất ra sản phẩm, tình hình biến động về giá cả xảy ra có ảnh hưởng đến các gia đình chăn ni với quy mơ vừa, khi tính tốn chi phí khơng có lãi, có thời điểm cịn bị lỗ. Kết quả bảng 4.21, cho biết thêm trong sản xuất chăn nuôi xảy ra dịch bệnh còn nhiều chiếm tới 63,3% (xã Tiến Thắng), chiếm 70% (xã Đồng Hưu). Huyện Yên Thế chủ yếu là chăn nuôi gà, một số bệnh thường gặp như: Bệnh cầu trùng, Niu-cát-xơn, tụ huyết trùng…Vì vậy, để giúp thanh niên giảm thiểu những khó khăn trong phát triển kinh tế, chính quyền, các ban ngành ở địa phương phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện mở rộng vốn vay; nâng cao công tác tuyên truyền, cung cấp thơng tin về tình hình dịch bệnh xảy ra từng thời điểm ở địa phương để cử cán bộ làm công tác thú y cơ sở hướng dẫn, xử lý bệnh không làm ảnh hưởng đến năng suất. Mặt khác, chính quyền có mối liên kết với các công ty, doanh nghiệp giúp người dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giá cả thị trường được ổn định, tăng thu nhập.

Thu nhập trung bình một năm của các mơ hình kinh tế do thanh niên làm chủ còn thấp, khoảng 100 triệu/năm, chiếm 56,7%, chủ yếu là các mơ hình chăn ni. Khi tiếp cận thực tế tại các hộ gia đình, có 76,7% ý kiến được hỏi họ mong muốn được đầu tư mở rộng sản xuất để nâng cao năng suất, có 23,3% ý kiến cho biết gia đình gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gặp rủi ro cao hơn, một số hộ gia đình thanh niên họ quyết định khơng đầu tư mở rộng sản xuất nữa mà chuyển sang hình thức sản xuất khác với hi vọng có thu nhập ổn định hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 97)