Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 106 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát

4.3. Giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh

4.3.2.Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát

triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế

4.3.3.1. Tăng cường tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ đoàn cơ sở và đoàn thanh niên các xã đặc biệt khó khăn nhằm phát triển kinh tế

Thanh niên là một lực lượng quan trọng góp phần trong việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội, địi hỏi mỗi cán bộ Đồn phải nhận thức được vai trị của mình và tổ chức Đồn trong việc tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế. Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực cho thanh niên. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trước hết phải nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; cán bộ Đồn phải có

trình độ chun mơn, chính trị đạt chuẩn, nếu chưa đảm bảo tiêu chuẩn cần phải được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của cơng việc tổ chức Đồn thanh niên cần đưa ra các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể để tuyển chọn được những cán bộ trẻ, có năng lực, có trình độ chun mơn giỏi, phù hợp với lĩnh vực được giao đảm nhiệm.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn cơ sở; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc theo các chức danh đang đương nhiệm và trong quy hoạch. Định kỳ, hằng năm phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, chuyên mơn gắn với các hình thức thi, kiểm tra kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ, thời gian tổ chức tối thiểu hai lần/năm, nhất là đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp. Hằng năm, thực hiện tốt các quy định đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng đối với tổ chức Đoàn và cán bộ Đoàn cấp cấp.

Thực tế đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay chủ yếu được đào tạo chuyên ngành xã hội, số lượng cán bộ Đoàn được đào tạo các ngành kinh tế là rất ít. Nhìn chung chưa học qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế,… trong đó kiến thức về quản lý hành chính nhà nước. Do đó, Đồn thanh niên các cấp cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế để cán bộ Đoàn được tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương.

Đoàn thanh niên các cơ sở tham mưu thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn theo từng thời điểm, từng giai đoạn để nâng cao chất lượng công tác cán bộ, hiệu quả cơng việc, góp phần đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, chính trị cho những cán bộ trẻ là người địa phương để họ có tâm lý an tâm công tác lâu dài, gắn bó quê hương. Tham mưu thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ Đồn để trẻ hóa đội ngũ cán bộ các cấp theo quy định về tiêu chuẩn của cán bộ Đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đồn cấp xã. Trong đó cơng tác quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng để có sự kế cận các nhiệm kỳ tiếp theo.

Đoàn thanh niên cần tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện các dự án đưa tri thức trẻ có trình độ đại học, chun mơn phù hợp

về làm Bí thư, phó bí thư Đồn xã, cần quan tâm bố trí cán bộ trẻ về cơng tác tại các xã đặc biệt khó khăn do cịn thiếu cán bộ có trình độ chun mơn. Đối với các xã có nhiều thanh niên dân tộc cần tăng cường thực hiện các chính sách ưu tiên đào tạo thanh niên người dân tộc thiểu số, đây là một giải pháp giúp các xã khó khăn chủ động nguồn nhân lực, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thực hiện tốt các chính sách xố đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, Đồn thanh niên tích cực tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mơ hình, các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho thanh niên nơng thơn. Để thu hút ĐVTN tích cực tham gia, tiếp tục đổi mới hình thức và nội dung tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật như hiện nay, phải gắn tập huấn với hình thức "cầm tay chỉ việc" và có các giải pháp đồng bộ đi cùng: vốn, giống, khoa

học, thị trường, ... Phối hợp tổ chức hội nghị đầu bờ, giới thiệu các ứng dụng tiến bộ khoa học mới, thăm quan mơ hình sản xuất kinh doanh giỏi. Nâng cao hoạt động hiệu quả các câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; câu lạc bộ khoa học trẻ, nhà nông trẻ, các điểm trình diễn kỹ thuật, điểm tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ và truy cập Internet trong thanh niên. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ thanh niên nông thôn về nghề nghiệp và việc làm, kỹ năng quản lý, kiến thức khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; chú trọng các hoạt động hỗ trợ, trang bị kiến thức cho thanh niên nông thôn đi làm ăn xa.

Đoàn thanh niên các cấp cần tăng cường kết nối với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh đào tạo các chuyên ngành kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, kiến thức kinh tế, quản lý kinh tế, các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế cho đồn viên, thanh niên. Trong đó, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn khởi sự lập nghiệp, xây dựng các dự án phát triển kinh tế để ĐVTN học tập thực hành. Chủ động phối kết hợp với đơn vị Kinh tế và Hạ tầng, NN và PTNT, Trung tâm khuyến nông để huy động các nguồn lực tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật; phối hợp với các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Cựu Chiến binh hỗ trợ các nguồn vốn, giống, hướng dẫn xây dựng các mơ hình kinh tế cho thanh niên. Vận động các nguồn lực từ xã hội hóa hỗ trợ cho thanh niên nghèo về vốn sản xuất, cây con giống.

Tăng cường tuyên truyền, vận động ĐVTN thực hiện tốt các phong trào thi đua trong học tập, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, bồi dưỡng kiến thức thị trường, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ cho thanh niên.

Phối hợp với các ban, ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền định hướng, tư vấn nghề nghiệp và tổ chức các lớp dạy nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên ở các xã khó khăn. Thường xuyên kết nối với các cơng ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để có kế hoạch đào tạo, tập huấn tay nghề giải quyết việc làm cho thanh niên ở địa phương.

4.3.3.2. Tăng cường huy động nguồn vốn cho thanh niên phát triển sản xuất

Tăng cường hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn từ các Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN và PTNT, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm cho ĐVTN vay vốn phát triển kinh tế. Đồn thanh niên các cấp tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH thực hiện hiệu quả chương trình ký kết Liên tịch giữa Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho ĐVTN trình tự, thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng các mơ hình kinh tế thanh niên ở địa phương. Xây dựng Đề án “Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp” do Đoàn thanh niên trực tiếp quản lý nhằm tạo điều kiện cho thanh niên nghèo vay vốn không lãi suất để phát triển sản xuất. Kêu gọi sự ủng hộ đóng góp xây dựng Quỹ từ các tổ chức doanh nghiệp, các doanh nhân tiêu biểu trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ vốn cho ĐVTN vay phục vụ sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên củng cố và nâng cao hiệu quả các mơ hình CLB, tổ, nhóm thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ giúp nhau vốn, cây con giống, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế.

Đẩy mạnh các phong trào tiết kiệm, tích lũy trong thanh niên; khuyến khích ĐVTN mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Để có thêm nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển sản xuất, huyện triển khai các địa phương thành lập quỹ tín dụng nhân dân để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, thông qua quỹ này tạo điều kiện cho thanh niên được vay vốn. Cùng với việc hỗ trợ vốn cần đặc biệt quan tâm đến tạo việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên và nâng cao đời sống cụ thể:

Tăng cường tuyên truyền, vận động thanh niên chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni, khuyến khích chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang cây trồng

khác, tập trung quy hoạch phát triển các loại cây trồng có thế mạnh, có giá trị kinh tế cao ở địa phương như: cây lạc, đậu tương…; mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp tại các xã vùng cao như: cây chè, cây keo lai. Để tăng cường thu hút sự tham gia của thanh niên vào phát triển kinh tế, mỗi cán bộ Đoàn ở địa phương cần mạnh dạn đi đầu thực hiện thí điểm các loại cây trồng mới, nghề mới, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cơ sở. Đâye mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng phòng chống dịch bệnh, liên kết các với đơn vị tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu các mơ hình kinh tế có thu nhập cao.

Thực hiện dồn điền đổi thửa ruộng đất tạo ra vùng thâm canh sản xuất hàng hóa tập trung cho năng suất và thu nhập cao. Tăng cường phối hợp các tổ chức đồn thể như Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh ở địa phương hỗ trợ các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, … với hình thức trả chậm, trả góp để thúc đẩy thanh niên tích cực tham gia vào phát triển kinh tế.

Thực tế ở các vùng nơng thơn cịn gặp nhiều khó khăn đó là vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Khi nông dân sản xuất ra với một lượng lớn sản phẩm song khơng có thị trường tiêu thụ, các hộ gia đình họ phải tự vận chuyển đi bán các điểm chợ hoặc giao bán cho các thương lái nên mất nhiều công sức, vất vả và giá cả không ổn định. Để giải quyết được vấn đề hạn chế trên thì chính quyền các địa phương cần có kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ khuyến nơng cơ sở có trình độ hiểu biết lĩnh vực thị trường, thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường để tư vấn, hỗ trợ ĐVTN trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, địa điểm và thời gian sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy việc phát triển nông nghiệp tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho thanh niên nông thôn.

Hướng dẫn ĐVTN lập kế hoạch sản xuất, hạch toán kinh tế trên một đồng vốn được vay và vốn đầu tư sản xuất vào mơ hình sản xuất kinh doanh có khả năng đem lại hiệu quả cao nhất; hướng dẫn thanh niên lập kế hoạch, xây dựng các dự án phát triển các mơ hình kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương.

Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, hội thảo để thanh niên được trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế, tham quan học tập các điển hình làm kinh tế giỏi trong xóa đói, giảm nghèo trong và ngồi địa phương.

Đẩy mạnh phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh – dịch vụ: Trong những năm gần đây kinh doanh, dịch vụ ở các địa phương đang dần phát

triển, chiếm tỷ trọng tương đối khá trong tổng giá trị sản xuất với nhiều loại hình như: sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế gỗ, chế biến nông sản, vật tải, thức ăn gia cầm… sản xuất nơng nghiệp chỉ mang tính thời vụ, một năm người nông dân chỉ bận rộn lúc vào vụ khoảng 3-4 tháng. Thời gian còn lại thanh niên ở địa phương họ tương đối nhàn rỗi, đặc biệt là đối với những hộ buôn bán, kinh doanh. Phát triển TTCN, KD-DV sẽ tạo ra việc làm tại chỗ cho thanh niên. Đây chính là một giải pháp hợp lý vì thanh niên hiện nay đang rất cần có cơng việc và thu nhập ổn định, khơng muốn đi làm xa do điều kiện và trình độ thấp, không ổn định lâu dài.

Vấn đề tạo việc làm cho thanh niên có thu nhập cao thì cần phát huy vai trò của các tổ chức đồn thể ở địa phương đứng ra tín chấp vay vốn cho thanh niên, các bậc cha mẹ bảo lãnh cho thanh niên để thanh niên vay vốn mở rộng sản xuất.

4.3.3.3. Phát triển và nhân rộng các mơ hình kinh tế thanh niên

Tăng cường hướng dẫn ĐVTN thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, mơ hình dịch vụ trong nơng nghiệp (giống, vật tư, phân bón, ...), các mơ hình liên kết phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như: hợp tác xã, trang trại trẻ, câu lạc bộ làm kinh tế giỏi... Định hướng cho các mơ hình tiếp cận các nguồn vốn từ các chương trình, chính sách ưu đãi của nhà nước để mở rộng phát triển sản xuất. Tư vấn, hỗ trợ các hộ gia đình trẻ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia mơ hình liên kết “bốn nhà” (nhà

nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nơng) góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa từ khâu đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Phối hợp các đồn thể Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các ngành Kinh tế và Hạ tầng, NN và PTNT, Trung tâm khuyến nông xây dựng và khai thác các nguồn lực từ chương trình, dự án được triển khai ở địa phương; từ đó tăng cường sự tham gia của thanh niên vào phát triển kinh tế. Phát huy vai trị nịng cốt của đội ngũ cán bộ Đồn, ĐVTN trong vận động gia đình tự nguyện tham gia phát triển các loại hình hợp tác phát triển kinh tế ở địa phương. Đặc biệt quan tâm tạo thêm nguồn lực hỗ trợ cho thanh niên ở riêng làm chủ mơ hình kinh tế để họ có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, tăng thu nhập giúp nâng cao đời sống.

Tăng cường tuyên truyền, vận động ĐVTN tham gia và thành lập các CLB khuyến nơng, nhóm sở thích về phát triển kinh tế do thanh niên đảm nhiệm. Tuyên truyền phổ biến những nghề mới phù hợp với điều kiện phát triển của từng

địa phương. Để hướng dẫn ĐVTN có kiến thức xây dựng và phát triển các mơ hình kinh tế, Đồn thanh niên mời các chuyên gia, các nhà khoa học trong các ngành kinh tế nông nghiệp đến trực tiếp trao đổi, hướng dẫn thanh niên cách thức thành lập mơ hình theo điều kiện của từng hộ gia đình.

Khuyến khích thanh niên chủ động, mạnh dạn đăng ký đảm nhận các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, nhất là việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất, tự đó xây dựng mơ hình mẫu trong các địa phương. Thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh các gương thanh niên điển hình, các mơ hình kinh tế giỏi để giới thiệu nhân rộng.

4.3.3.4. Tăng cường các yếu tố thúc đẩy sự tham gia của thanh niên phát triển kinh tế

Nâng cao năng lực của tổ chức Đoàn và cán bộ Đoàn ở địa phương là yếu tố quan trọng để triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, cụ thể:

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ Đoàn từ cấp huyện đến cơ sở; lựa chọn cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 106 - 114)