Các chính sách liên quan đến thanh niên trong phát triển kinh tế ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 36)

xã đặc biệt khó khăn

2.2.1.1. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (gọi tắt là Chương trình 135)

Đây là chương trình được thực hiện kế thừa những kết quả đạt được từ là chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi

và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 135). Mục tiêu tổng quát của Chương trình 135 giai đoạn II là tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản ĐBKK một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2015, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 2- 4% theo chuẩn nghèo.

Các nguyên tắc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II: Tập trung, không dàn trải, đúng đối tượng, phạm vi; Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng chính sách, nguồn lực từ ngân sách; phát huy sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của cộng đồng và của hộ nghèo; dân chủ, công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở; kết hợp lồng ghép với các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia và dành phần ưu tiên đầu tư cho chương trình 135 giai đoạn II; xã có công trình, dân có việc làm. Theo đó, Chương trình 135 giai đoạn II có các dự án thành phần như sau (04 dự án):

a) Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nội dung chủ yếu của dự án này là: Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới; mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã; Hỗ trợ giống cây trồng; vật nuôi, vật tư sản xuất cho hộ nghèo; Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

b) Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng: Chủ trương của nhà nước là xây dựng công trình cơ sở hạ tầng xã, thôn, bản nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của cộng đồng dân cư, người dân trực tiếp tham gia từ khi định hướng, đầu tư đến khi quản lý vận hành công trình và được tính trả công lao động. Các nội dung chính của dự án này là hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã gồm: Đường giao thông từ xã đến thôn, bản, liên thôn bản; thủy lợi nhỏ phục vụ trong phạm vi xã hoặc liên thôn bản; công trình điện từ xã đến thôn, bản. Xây dựng mới, nâng cấp trường, lớp học tại trung tâm xã, đồng bộ cả điện, nước sinh hoạt, trang bị bàn, ghế học tập, công trình phục vụ học sinh bán trú, nhà ở giáo viên; xây dựng lớp tiểu học,

lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên và công trình phụ tại thôn bản nơi cần thiết. Xây dựng mới, nâng cấp trạm y tế xã đồng bộ cả công trình phụ trợ điện, nước sinh hoạt, mua sắm trang thiết bị thiết yếu theo chuẩn hoá cơ sở y tế cấp xã; Hỗ trợ đầu tư công trình nhà lồng chợ và san tạo mặt bằng ban đầu dưới 5000 m2. Nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn, bản ở nơi cần thiết; Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

c) Dự án Xây dựng năng lực cho cán bộ và cộng đồng: Nội dung chính của dự án này: Tăng cường kiến thức pháp luật, chính trị, xoá đói giảm nghèo; trang bị các kỹ năng quản lý và điều hành công tác; nâng cao tinh thần, thái độ làm việc nhiệt tình và phục vụ cộng đồng, phục vụ nhân dân. Thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, chủ động tham gia lập kế hoạch, giám sát cộng đồng nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ và địa phương. Hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, kết hợp khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư: Hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; hỗ trợ dạy nghề; kiến thức tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới trong sản xuất, quản lý kinh tế hộ…

d) Dự án Hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật: Nội dung chính của dự án này: Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo; Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường; Hỗ trợ hoạt động văn hoá, thông tin cho các xã và thôn bản ĐBKK. Hỗ trợ trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo.

2.2.1.2. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Quyết định số 755/QĐ-TTg)

Thực hiện Quyết định số 1592/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (thay thế cho Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, chương trình đã hỗ trợ trực tiếp cho các hộ cụ thể như sau:

Về đất sản xuất: Định mức đất sản xuất cho mỗi hộ căn cứ theo mức bình quân chung và tùy thuộc vào khả năng quỹ đất hiện còn của địa phương, nhưng tối thiểu là 0,25 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất nuôi, trồng thủy sản. Những hộ chưa đủ đất sản xuất theo định mức quy định nêu trên thì đất hỗ trợ

phần đất sản xuất còn thiếu, chính quyền địa phương căn cứ vào nhu cầu, khả năng lao động, sản xuất của từng hộ để giao đất cho từng hộ.

Về mức cho vay: Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương và vay tín dụng cho mỗi hộ để có đất sản xuất không quá 30 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách trung ương cấp 15 triệu đồng/hộ và được vay tín dụng với mức không quá 15 triệu đồng/hộ trong thời gian 5 năm với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương 1,2%/năm.

Về giao khoán và bảo vệ rừng: Định mức diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30ha/hộ hoặc diện tích đất giao trồng rừng tối đa không quá 5ha/hộ, định mức Trung ương hỗ trợ 0,2 triệu đồng/ha trong thời gian 3 năm; hỗ trợ trồng rừng, định mức 5 triệu đồng/ha; đối với hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm; hỗ trợ vay vốn trồng rừng, hộ vay vốn được hỗ trợ 50% lãi suất, mức vay bình quân 30 triệu đồng/ha; các hộ bảo vệ, đất trồng rừng được hưởng hỗ trợ gạo trong 3 năm đầu mới nhận trồng, bảo vệ. Định mức hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng trong 3 năm.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Đối với hỗ trợ học nghề, những người có nhu cầu học nghề được ngân sách trung ương hỗ trợ 4 triệu đồng/lao động; hỗ trợ chuyển đổi nghề 20 triệu đồng/hộ, trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ và được vay vốn tín dụng tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ trong thời gian 5 năm, với mức lãi suất bằng 0,1%/tháng tương đương 1,2%/năm.

Hỗ trợ đi xuất khẩu lao động: Đối với lao động đi xuất khẩu được hỗ trợ 34 triệu đồng/lao động, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí học nghề bình quân 4 triệu đồng/ lao động/khóa học; vay ưu đãi đi xuất khẩu, ngoài hỗ trợ kinh phí học nghề, trước khi đi xuất khẩu còn được vay vốn tín dụng tối đa 30 triệu đồng/người; mức vay, thời gian vay cụ thể căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế của từng đối tượng.

Về nhà ở và đất ở: Hỗ trợ nhà ở thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Hộ không có đất ở hoặc có diện tích ở nhưng 200m2 thì thuộc đối tượng được hỗ trợ về đất ở. Hạn mức giao đất ở tối đa, các xã miền núi không quá 360m2 (theo Quyết định số 552/2013/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang, về quy định hạn mức giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân.

Về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt: Đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo khó khăn về nước sinh hoạt được Nhà nước hỗ trợ bình quân 1,3 triệu đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước hoặc đào giếng nước và tự tạo nguồn nước sinh hoạt. Đối với các công trình nước cấp nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản được hỗ trợ đầu tư theo thực tế. Trong đó, Trung ương hỗ trợ tối đa 1,3 tỷ đồng/công trình, còn lại lồng ghép với các nguồn vốn hợp pháp khác. Công trình nước sinh hoạt cho nhóm hộ, định mức hỗ trợ 300 triệu đồng/công trình; duy tư bảo dưỡng công trình bình quân 300 triệu đồng/công trình. Các công trình được bố trí vốn từ ngân sách địa phương và nguồn vốn trung ương hỗ trợ bổ sung đối ứng để thực hiện theo thực tế từng công trình.

Triển khai thực hiện chương trình này được các bộ, ngành trung ương, HĐND - UBND các địa phương đã có nhiều văn bản hướng dẫn, quy định để thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh đã hướng dẫn đến các cấp huyện, xã tiến hành khảo sát điều tra, đánh giá nhu cầu theo từng nội dung cụ thể. Nhìn chung, việc bình xét được tiến hành cơ bản là công khai, dân chủ từ cơ sở với sự tham gia của Mặt trận và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, tiến hành các bước họp thẩm định, hoàn thiện đề án và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ tổ chức thực hiện.

2.2.1.3. Các chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác

a) Cho vay hộ nghèo (theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chuẩn Hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015): Áp dụng đối với các hộ nghèo có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ và phải là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Thời hạn cho vay gồm 3 mức: Cho vay ngắn hạn (đến 12 tháng); cho vạy trung hạn (đến 60 tháng); cho vay dài hạn (trên 60 tháng). Mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 30 triệu đồng, trong đó: Cho vay sửa chữa nhà ở tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ; cho vay điện thắp sáng không quá 1,5 triệu đồng/hộ; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn không quá 4 triệu đồng/hộ; lãi suất 0,65%/tháng (7,8%/năm). Riêng đối với hộ nghèo tại 62 huyện nghèo của cả nước

theo Nghị quyết 30a của Chính phủ lãi suất cho vay 0%.

b) Cho vay học sinh - sinh viên (theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): Áp dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. HSSV là thành viên của hộ gia đình theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo theo quy định của pháp luật hoặc HSSV mà hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học tại các trường.

Riêng bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường: cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Thời hạn cho vay được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi; sau 12 tháng, kể từ ngày HSSV ra trường, người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng với kỳ trả nợ tối đa 06 tháng/01 lần. Mức cho vay là 1 triệu đồng/HSSV; lãi suất 0,65%/tháng; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc, tiền lãi được trả theo tháng sau khi HSSV ra trường được 12 tháng.

c) Cho vay giải quyết việc làm (vốn 120): Áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể; Tổ hợp sản xuất; Hợp tác xã; cơ sở sản xuất, kinh doanh của người tàn tật; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; chủ trang trại; Trung tâm giáo dục lao động, xã hội (gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và hộ gia đình.

Mức cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án; đối với hộ gia đình tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình. Lãi suất cho vay hiện nay là 0,65%/tháng. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật lãi suất cho vay là 0,325%/tháng.

d) Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ: Áp dụng đối với hộ

gia đình không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Mục đích sử dụng vốn vay: Mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất; cây trồng, vật nuôi; sửa chữa, xây dựng mới nhà xưởng sản xuất, kinh doanh; xây dựng và cải tạo đồng ruộng, trang trại chăn nuôi; các nhu cầu về vệ sinh môi trường; thanh toán tiền thuê nhân công và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Góp vốn thực hiện các dự án hoặc phương án hợp tác sản xuất, kinh doanh. Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng và đào tạo tay nghề có liên quan mật thiết đến dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.

Mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/hộ, trong một số trường hợp, mức vốn cho vay có thể trên 30 triệu đồng nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng. Lãi suất cho vay hiện nay là 0,9%/tháng. Bao gồm cho vay ngắn hạn (đến 12 tháng), cho vay trung hạn (trên 12 tháng đến 60 tháng), cho vay dài hạn (trên 60 tháng).

e) Cho vay hộ nghèo về nhà ở (theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): Áp dụng đối với hộ nghèo đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại các thôn, bản trực thuộc phường, thị trấn, hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp; có trong danh sách hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định 167/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (từ ngày 13/1/2009), chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 36)