Khó khăn của thanh niên trong vay vốn phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 92)

Diễn giải

Tiến Thắng Đồng Hưu Bình quân

Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Khơng có tài sản thế chấp 23 76,7 27 90 50 83,3 2. Thủ tục vay vốn ngân hàng phức

tạp 2 6,7 1 3,3 3 5,0 3. Rủi ro trong sử dụng vốn cao 2 6,7 0,0 2 3,3 4. Các nguyên nhân khó khăn khác 3 13,3 2 6,7 6 8,33

Cộng 30 100,0 30 100,0 30 100,0

4.1.4.4. Thanh niên tham gia xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của các xã trên địa bàn huyện Yên Thế có nhiều thay đổi, số hộ thanh niên nghèo giảm, hộ khá và giàu ngày càng tăng lên, đời sống chung của nhân dân khơng ngừng được cải thiện. Đó là kết quả của những phong trào do Đoàn thanh niên các cấp phối hợp tổ chức phát động, triển khai sâu rộng cuộc vận động “Thanh niên Yên Thế lập thân, lập nghiệp, làm

giàu chính đáng”,… kể từ khi địa phương phát động cuộc vận động lực lượng

đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia nhiệt tình hơn trong các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động, nhiều gương thanh niên điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo như mơ hình cây giống nhãn muộn của anh Trần Văn Cương (xã Tiến Thắng), anh Lê Văn Tuân xã Hồng Kỳ; mơ hình may xuất khẩu của chị Phạm Thị Oanh xã Tân Hiệp; mơ hình trồng cây Thanh Long của anh Nguyễn Văn Long xã Tân Hiệp; trồng cây cảnh và phát triển VAC của anh Tô Ngọc, mơ hình trồng vải sớm và nhãn muộn của chị Tống Thị Thắm xã Đồng Lạc; ấp nở gia cầm của anh Nguyễn Văn Hiệp xã An Thượng; chăn nuôi trồng rừng của anh Võ Văn Thắng xã Đồng Vương; xưởng bóc gỗ của anh Nguyễn Văn Khải xã Tiến Thắng; nghiền than đá của anh Nguyễn Khắc Hải xã Đồng Hưu... Từ đó tạo điều kiện để các đoàn viên, thanh niên và hộ gia đình có cơ hội trao đổi học tập được nhiều mơ hình, cách làm hay, kinh nghiệm tốt, nhất là bí quyết làm giàu chính đáng trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng của từng cá nhân, hộ gia đình.

Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ Đồn trong việc xây dựng mơ hình kinh tế

“trong những năm qua, Đoàn thanh niên các cấp trong huyện đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho thanh niên trong phát triển kinh tế; hướng dẫn cho đồn viên, thanh niên khu vực nơng thôn xây dựng và phát triển đa dạng các mơ hình kinh tế tại địa phương. Trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mơ hình kinh tế thanh niên có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, họ là những thanh niên rất năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế gia đình, kết quả này góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nơng thôn mới ở địa phương”.

Qua kết quả tổng hợp, tại bảng 4.15 cho thấy, các mơ hình kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn chủ yếu là chăn ni, kết hợp với trồng cây ăn quả có 1 tổ hợp tác sản xuất vật liệu xây dựng (vơi, cay sỉ), 68 mơ hình hộ gia đình thanh niên làm kinh tế giải quyết việc làm cho trên 80 đoàn viên, thanh niên, tập trung chủ yếu vào nhóm ngành nơng, lâm nghiệp, với các mơ hình kinh tế như VAC, VACR, mơ hình chăn ni gia cầm, trồng các loại cây ăn quả, kinh doanh... thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, một số ít đạt doanh thu 200 triệu đồng/năm.

Bảng 4.15. Thanh niên tham gia các mơ hình kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế

Chỉ tiêu ĐVT Thắng Tiến Đồng Tiến Đồng Hưu Canh Nậu Tổng cộng

1. Số hộ thanh niên tham gia Hộ 22 20 21 24 87

2. Số mơ hình kinh tế Mơ hình 19 15 16 18 68

- Chăn nuôi 7 6 8 8 29

- Chăn nuôi kết hợp trồng cây

ăn quả 3 2 3 3 11

- Chăn nuôi kết hợp kinh doanh

dịch vụ 2 1 1 1 5

- Trồng trọt 4 3 2 3 12

- Kinh doanh dịch vụ 2 2 1 2 7

- Nuôi trồng thủy sản 1 1 1 1 4

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Đồn thanh niên các xã đặc biệt khó khăn (2015) Khuyến khích và hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình, đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động do tổ chức Đoàn phát động đã giúp đoàn viên, thanh niên và người dân xóa đói, giảm nghèo, đồng thời tạo ra khí thế thi đua sơi nổi để khơi dậy ở mỗi hộ gia đình tính năng động sáng tạo, vươn lên làm giàu, thúc đẩy kinh tế nơng thơn phát triển. Thơng qua đó, Đồn thanh niên các cấp đã vận động đồn viên, thanh niên nơng thôn khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương và nội lực của từng gia đình về đất đai, lao động, vốn để phát huy có hiệu quả, hướng vào thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong sản xuất, kinh doanh, yếu tố quyết định đến năng lực, trình độ quản lý, năng lực ra quyết định là: tuổi, trình độ học vấn, trình độ chun mơn... Qua điều tra 60 thanh niên tại 2 xã, chủ yếu thanh niên là trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gà theo phương pháp truyền thống, phương pháp an toàn sinh học. Số thanh niên ở cùng bố mẹ thường họ đầu tư sản xuất theo phương pháp truyền thống vì họ cho

rằng có nhiều kinh nghiệm sản xuất hơn và đầu tư bảo thủ hơn trong sản xuất. Tuổi trung bình của thanh niên là chủ hộ khoảng 26 tuổi, họ cịn trẻ nên rất năng động, tìm tịi cái những cái mới để áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, do còn trẻ lại thiếu kiến thức kỹ thuật sản xuất, quản lý tài chính, điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất kinh doanh. Khi thanh niên ngồi 30 tuổi, họ khơng cịn trẻ nữa thì sự năng động và khả năng chấp nhận rủi ro thấp, họ thường có tâm lý ổn định sản xuất.

Qua bảng 4.16, kết quả so sánh cho thấy, thanh niên sống tách hộ riêng (2) họ tích cực tham gia xây dựng mơ hình kinh tế hơn so với thanh niên sống chung với bố mẹ (1) chiếm 144,0%. Thanh niên tham gia các loại mơ hình phát triển kinh tế, so sánh hai thành phần thanh niên, thanh niên sống tách hộ riêng (2), tỷ lệ tham gia xây dựng các mơ hình kinh tế cao hơn 133% và 150%. Đặc biệt, thanh niên sống tách hộ riêng tham gia xây dựng mơ hình kinh doanh chiếm tới 300%.

Bảng 4.16. Thực trạng thanh niên ở các xã đặc biệt khó khăn tham gia xây dựng mơ hình phát triển kinh tế (phân theo tình trạng sinh sống của thanh niên)

Chỉ tiêu Thanh niên sống chung với bố mẹ (1) Thanh niên sống tách hộ riêng (2) So sánh (2)/(1) Số TN tham gia Tỷ lệ % Số TN tham gia Tỷ lệ % Số TN tham gia Tỷ lệ % 1. Thực trạng tham gia - Có tham gia 16 26,7 23 38,3 7 144,0 - Không tham gia 14 23,3 7 11,7 -7 50,0 2. Loại mơ hình tham gia

- Chăn nuôi 6 10,0 9 15,0 3 150,0 - Chăn nuôi kết hợp trồng

cây ăn quả 3 5,0 4 6,7 1 133,0 - Chăn nuôi kết hợp kinh

doanh dịch vụ 2 3,3 3 5,0 1 150,0 - Trồng trọt 3 5,0 4 6,7 1 133,0 - Kinh doanh dịch vụ 1 1,7 3 5,0 2 300,0 - Nuôi trồng thủy sản 1 - - 0,0 -1 0

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2015)

4.1.4.5. Thực trạng tiếp cận thông tin trong phát triển kinh tế của thanh niên

Trong những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đối với sản xuất nông nghiệp đang được chuyển dần sang sản xuất hàng hóa. Chình vì vậy thơng tin là yếu tố rất quan trọng không chỉ riêng đối với lĩnh vực kinh doanh

mà ngay cả với sản xuất nông nghiệp. Nhờ có nguồn thơng tin, người dân họ đã nắm bắt kịp thời tình hình biến động của thị trường, giá cả đầu ra và vật tư đầu vào của sản phẩm. Trước sự phát triển chung của đất nước, hiện nay việc tiếp cận thông tin của thanh niên và người dân huyện Yên Thế đã được cải thiện đáng kể; họ không chỉ biết sản xuất ra sản phẩm hàng hóa mà họ cịn nắm bắt hiểu rõ về thị trường đang cần gì, từ đó lựa chọn cho mình hướng sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua kết quả điều tra tại 02 xã, từ bảng 4.17 cho thấy, thanh niên thường xun tiếp cận các nguồn thơng tin chính thống từ các phương tiện thơng tin đại chúng như đài truyền thanh, ti vi, có đến 60% ý kiến thanh niên cho biết chủ yếu họ theo dõi qua các chương trình của đài phát thanh - truyền hình của tỉnh, của huyện vào buổi trưa, buổi tối, ngồi ra các chương trình phát trên đài truyền hình Việt Nam về các chuyên mục chuyện nhà nông... Thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn ở địa phương chiếm 66,7%, họ được gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu về những thông tin liên quan đến sản xuất hàng ngày, ngồi ra thanh niên họ nắm bắt thơng tin từ bạn bè khơng thường xun chỉ có 38,3%.

Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay thanh niên được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin nhiều hơn trước kia, do sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin; đối với các xã của huyện Yên Thế hiện nay hệ thống truyền thanh không dây được đầu tư lắp đặt đến xã. Từ các thông tin tuyên truyền thường xuyên nên đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, điều này sẽ giúp thanh niên nâng cao hiểu biết về kiến thức sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian tiếp cận vì vậy địi hỏi các ban, ngành, đoàn thể cùng với Đoàn thanh niên ở địa phương cần có hình thức cung cấp khác nhau để thanh niên có thêm nhiều thơng tin, góp phần tích lũy kiến thức, kinh nghiệm áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 88 - 92)