Năng lực của tổ chức Đoàn thanh niên và cán bộ Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 99 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên vào

4.2.1. Năng lực của tổ chức Đoàn thanh niên và cán bộ Đoàn

4.2.1.1. Năng lực của tổ chức Đoàn thanh niên

Tổ chức Đoàn thanh niên thực hiện tốt vai trị lãnh đạo của mình khi có khả năng tập hợp, triển khai các nhiệm vụ chính trị, thu hút đông đảo thanh niên thực hiện giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ của xã hội đặt ra. Năng lực của tổ chức Đồn thanh niên cịn được thể hiện trong việc cụ thể hóa thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương. Kết quả ở các xã điều tra cho thấy:

chính trị vững vàng, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm thì bộ máy lãnh đạo, tổ chức Đồn vững mạnh, cơng tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế ở địa phương hiệu quả hơn. Trong đó, tổ chức được nhiều các hoạt động tập huấn chuyển giao KHKT, thành lập được các mơ hình kinh tế, giải quyết được nhiều việc làm cho thanh niên.

Đồn thanh niên xã mà cán bộ Đồn có trình độ năng lực hạn chế, trách nhiệm của tập thể Ban chấp hành Đồn thanh niên khơng cao, kém năng động thì bộ máy lãnh đạo yếu, khơng thu hút được sự tham gia của đoàn viên, thanh niên vào phát triển kinh tế ở địa phương.

4.2.1.2. Năng lực của cán bộ Đồn

Có được kết quả phong trào tốt hay không là do năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp. Trước những u cầu của thực tiễn về cơng tác Đồn và phong trào thanh niên, nhìn chung cán bộ Đồn cịn gặp nhiều nhiều khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ Đồn cơ sở ln nỗ lực, phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương giao cho. Nguyên nhân chủ yếu một bộ phận cán bộ Đồn ở các xã khó khăn cịn hạn chế về trình độ học vấn, chun mơn khơng theo kịp thực tiễn sự phát triển của xã hội, của thanh niên hiện nay. Vì vậy, Đồn thanh niên cần tích cực chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ở địa phương lựa chọn cán bộ Đồn có năng lực góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 4.23. Trình độ học vấn của cán bộ Đồn ở các xã điều tra Diễn giải Diễn giải Tiến Thắng Đồng Hưu Tính chung (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) Số người (người) Tỷ lệ (%) 1. THPT 9 64,3 10 66,7 65,5 2. Trung cấp 1 7,1 2 13,3 13,8 3. Cao đẳng 2 14,3 2 13,3 10,3 4. Đại học và trên đại học 2 14,3 1 6,7 10,3

Cộng 14 100,0 15 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Qua kết quả điều tra, bảng số liệu 4.23 cho thấy, trình độ học vấn của cán bộ Đoàn các xã ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên có trình độ cao đẳng, đại học cịn thấp chỉ có 10,3%, trình độ trung cấp 13,8%. Từ kết quả trên, đòi hỏi cán bộ Đoàn cần phải thay đổi cách nghĩ, quan niệm sống cũng như hành động, nhất là phải học hỏi, tích lũy kiến thức chun mơn, nghiêp vụ. Mặt

khác gia đình và xã hội cũng cần dành sự quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên học tập nâng cao trình độ chun mơn, chính trị. Có như vậy, cán bộ Đoàn mới khẳng định được vai trị, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.

Hộp 4.4. Ý kiến về năng lực của cán bộ Đoàn

“… năm nay tôi bước sang tuổi 30, cứ nghĩ lại thời gian lúc tuổi cịn trẻ, mình chưa có suy nghĩ chín chắn như bây giờ, không nghĩ đến việc theo học nghề gì đó sau tìm một cơng việc phù hợp ni sống bản thân. Nhiều năm ở nhà giúp bố mẹ làm kinh tế gia đình, năm 2008, tơi đăng ký theo học lớp nghề thú y hệ trung cấp nghề tại trường Trung cấp Nghề miền núi Yên Thế, từ đó cũng xác định làm kinh tế ở địa phương không đi ra ngoài. Đến năm 2010, tơi lập gia đình, bố mẹ cho ra ở riêng, hiện nay gia đình tơi tập trung phát triển kinh tế chủ yếu là chăn nuôi gà, kết hợp với trồng cây ăn quả, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Qua những gì đã làm được, tơi nhận thấy muốn phát triển kinh tế gia đình, mỗi cán bộ Đồn cũng như thanh niên cần học nâng cao trình độ chun mơn hơn nữa để có kiến thức tham gia vào sản xuất, đồng thời hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên ở địa phương giúp nhau phát triển kinh tế”.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu anh Bùi Văn Cương, Bí thư Chi đồn thơn Tiến Bộ, xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế

Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ Đoàn cho chúng ta thấy, những cán bộ Đoàn nếu họ thực sự năng động, có trách nhiệm với gia đình và xã hội thì tự bản thân họ đã vươn lên bằng sự phấn đấu nỗ lực học tập để có kiến thức áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, làm giàu tại quê hương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 99 - 101)