Tình hình triển khai một số chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc

4.1.1. Tình hình triển khai một số chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh

kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện n Thế

4.1.1.1. Chương trình 135 năm 2014 và giai đoạn 2016 – 2020

Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thế khoá XX, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, đặc biệt là chính sách Dân tộc miền núi cho vùng đặc biệt khó khăn. Huyện Yên Thế đã tập trung cao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và bốn chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015. Thực hiện cơng tác rà sốt, đánh giá thơn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK); xã khu vực I, II, III (giai đoạn 2012 - 2015) theo trình độ phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực, giữa các vùng dân tộc và miền núi với các vùng khác trên địa bàn. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân năm sau cao hơn năm trước và tăng từ 8,2%, năm 2010 đến 17,3%, năm 2015. Cơ cấu sản xuất luôn chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2015 đạt 36.422 tấn; lương thực bình quân đầu người đạt 380kg. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất canh tác năm 2015 đạt 48,5 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng/ha so với năm 2010. Chương trình phát triển nâng cao chất lượng sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hố được triển khai có hiệu quả. Đến nay, diện tích cây ăn quả là 4.748 ha, trong đó diện tích vải thiều là 3.510 ha; sản lượng hoa quả tươi năm 2013 đạt 25.000 tấn tăng 14% so 2009. Cùng với các cơ chế kích cầu sản xuất của huyện phong trào chăn ni gia cầm tiếp tục có bước phát triển mạnh; tổng đàn gia cầm luôn ổn định từ 4.000.000- 4.500.000 con; (năm 2013 tổng đàn gia cầm 4.500.000 con tăng 371.000 con so năm 2009); Tồn huyện có tổng đàn trâu, bò 10.740 con; lợn 88.500 con; sản lượng thuỷ sản đạt 3.000 tấn/năm. Sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” là sản phẩm gia cầm đầu tiên trong cả nước được công nhận thương hiệu bảo hộ độc quyền. Kinh tế trang trại, gia trại được

duy trì và phát triển, đến nay tồn huyện có nhiều hộ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại, hầu hết các trang trại đều tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sản xuất với quy mơ lớn, có hiệu quả.

Với tiềm năng về diện tích đất Lâm nghiệp chiếm tới 48,6% tổng diện tích đất tự nhiên, từ năm 2010 đến nay toàn huyện trồng được trên 5.000 ha rừng tập trung; trồng gần 01 triệu cây phân tán; nâng độ che phủ rừng lên 43%. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 805 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với năm 2010; Các sản phẩm chủ yếu gồm hàng may mặc xuất khẩu, xi măng, quặng sắt, than, gỗ bóc, vơi hịn, cay vơi, cát, mộc dân dụng, đan lát, sửa chữa cơ khí... Năm 2015, huyện đã xây dựng, bổ sung quy hoạch 04 cụm công nghiệp và 03 điểm cơng nghiệp với tổng diện tích trên 200ha, đã triển khai được 14 dự án với tổng số vốn đăng ký trên trên 300 tỷ đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho 02 doanh nghiệp may Hàn Quốc và 01 doanh nghiệp may QT, đưa 03 nhà máy may xuất khẩu vào hoạt động, thu hút trên 2.700 công nhân.

Các lĩnh vực thương mại - dịch vụ không ngừng phát triển, giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu bán lẻ tăng qua các năm, năm 2013, tổng giá trị luân chuyển hàng hóa và doanh thu bán lẻ đạt trên 395 tỷ đồng, tăng 170,1 tỷ so với năm 2009; các chợ ở các xã vùng cao được quan tâm đầu tư xây dựng góp phần trao đổi hàng hóa vùng dân tộc như chợ Xuân Lương, chợ Canh Nậu, chợ Mỏ trạng.

Từ chương trình 135, đã có 1.984 hộ nghèo sống ở các thôn, bản ĐBKK được hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ đồng. 267 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo chương trình 134 với tổng kinh phí trên 250 triệu đồng. Hỗ trợ trên 1,6 tỷ đồng cho học sinh con hộ nghèo đi học sống ở các thôn, bản ĐBKK. Đầu tư ttrên 15 tỷ đồng xây dựng và duy tu bảo dưỡng 73 công trình gồm: nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa; đường giao thông, thủy lợi và cơng trình điện. Đặc biệt, thực hiện Quyết định 1592/TTg, huyện Yên Thế đã thực hiện Dự án nước sinh hoạt tập trung: Triển khai xây dựng cơng trình nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào dân tộc Cao Lan thuộc 03 bản Ven, Xoan và Thượng Đồng xã Xuân Lương với số vốn phân bổ trên 2,8 tỷ đồng.

Cùng với việc thực hiện hiệu quả các Chương trình 135, 134, huyện n Thế cịn thực hiện tốt Chính sách cho hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt

khó khăn vay vốn sản xuất. Trong 5 năm qua đã có 160 hộ được vay 800 triệu đồng vốn với lãi xuất 0%. Chính sách đối với già làng và người có uy tín vùng đồng bào DTTS được quan tâm chú trọng. Đã tặng 140 xuất quà cho già làng và người có uy tín với kinh phí là 53.200.000 triệu đồng, nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm, thăm hỏi gia đình người uy tín ốm đau, hoạn nạn được 164 lượt người với tổng số kinh phí là 70,7 triệu đồng. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đưa 46 lượt người có uy tín đi tham quan, học tập tại các tỉnh và tổ chức tập huấn cho 119 lượt người uy tín về kiến thức quốc phịng, pháp luật và chính sách dân tộc. Người uy tín được cấp báo Bắc Giang, tạp chí Dân tộc theo đúng quy định.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Tồn huyện có 19/19 được phê duyệt đề án quy hoạch nông thôn mới. Qua rà soát, đánh giá, đến nay có 05 xã đạt từ 13 đến 16 tiêu chí gồm: An Thượng, Đồng Tâm, Hương Vỹ, Đồng Vương, Phồn Xương. Có 7 xã đạt từ 9 đến 12 tiêu chí, và 7 xã đạt từ 6 đến 8 tiêu chí. Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Huyện ủy, UBND huyện đã trung cao mọi nguồn lực, phấn đấu mỗi năm giảm từ 3- 4% hộ nghèo theo chuẩn mới. Trong 5 năm qua (2010 - 2015) do có sự tập trung cao trong cơng tác lãnh, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của bộ máy nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với cơng tác xố đói giảm nghèo, do vậy cơng tác giảm nghèo huyện Yên Thế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Năm 2010 số hộ nghèo tồn huyện chiếm 18,01%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 25,3% hộ DTTS và chiếm 40,32% hộ nghèo của toàn huyện; đến năm 2015 số hộ nghèo toàn huyện chiếm 14,49% (giảm 3,52% so với năm 2010), trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 21,5% hộ DTTS, mục tiêu của huyện phấn đấu giảm từ 3% số hộ nghèo trở lên trong năm 2015.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới huyện Yên Thế tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc miền núi, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 nhằm phát triển kinh tế - xã hội toàn diện; đẩy mạnh giảm nghèo những nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc... Giai đoạn 2016-2020 phấn đấu mỗi năm giảm 2 - 4% hộ nghèo dân tộc thiểu số; Lao động trong độ tuổi người dân tộc thiểu số qua bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo đạt trên 50%; Nâng cấp 100% đường trục liên xã được

nhựa hóa, bê tơng hóa và trên 50% đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn kỹ thuật theo quy định trong Chương trình xây dựng nơng thơn mới.

4.1.1.2. Chương trình cứng hóa đường giao thơng nơng thôn, xây dựng hệ thông thủy lợi

Thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/HU ngày 29/3/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Thế về các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm, qua 5 năm triển khai thực hiện với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự cố gắng của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011 -2015 đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

Từ nguồn vốn của Chương trình được vận dụng đầu tư lồng ghép để cải thiện thực trạng địa phương về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi... hệ thống đường giao thông luôn được sự quan tâm đầu tư đúng mức. Từ năm 2010 đến nay, tổng vốn đầu tư đạt trên 250 tỷ đồng (kể cả đường tỉnh): Nhiều tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã, liên thôn bản được cải tạo nâng cấp, kiên cố hóa; đã cứng hóa trong giai đoạn 2010 – 2015 được 108,77 km đường, nâng tổng số lên 280,77 km đường được cứng hóa. Đến nay 21/21 xã, thị trấn có đường nhựa hoặc đường bê tông xi măng qua trung tâm xã, ô tô các loại đã đến được các thôn, bản trong mùa khơ, góp phần cải thiện nhu cầu đi lại, lưu thơng hàng hóa của nhân dân các dân tộc ở các xã vùng cao, miền núi.

Thực hiện cải cách hành chính, tạo hành lang thơng thống trong các lĩnh vực gắn với khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc trong cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, nhằm bàn giao mặt bằng triển khai dự án đúng tiến độ; ưu tiên thanh tốn nợ đọng các cơng trình đã hồn thành nhưng cịn thiếu vốn... Tổng huy động đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 ước thực hiện là 3. 272 tỷ đồng, cụ thể trên một số lĩnh vực như: Giao thông, vốn thực hiện năm 2011-2015 là 375.180 triệu đồng, riêng năm 2015 là 48.300 triệu đồng, đưa tổng vốn huy động 5 năm = 62,85% mục tiêu chương trình.

Kết quả huy động vốn thực hiện chương trình đã góp phần nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, cải tạo, nâng cấp nhiều cơng trình trọng điểm phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện như: Hoàn thành nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 292 đoạn Cầu Gồ, Tam Tiến theo tiêu chuẩn

đường cấp 4 với tổng chiều dài tuyến trên 17km; đầu tư nâng cấp cải tạo 21 cơng trình đường giao thơng huyện, liên xã với tổng chiều dài trên 55km theo tiêu chuẩn đường nhựa cấp 5, cấp 6 miền núi, đến hết năm 2015 có 85% tổng chiều dài tuyến huyện, liên xã được cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tơng hóa… Ngồi việc quan tâm làm tốt việc huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, 5 năm qua, UBND huyện đã phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Yên Thế chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào đã được các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đơng đảo đóng góp tích cực bằng ngày cơng, kinh phí, hiến đất làm đường giao thơng nông thôn (đặc biệt tại các xã điểm như An Thượng, Đồng Tâm, Hương Vỹ) đã hiến 68.274 m2 đất xây dựng 75,60 km đường trục xã, đường liên xã, liên thơn bản với kinh phí đầu tư 90.440 triệu đồng; kiên cố hóa trên 20,67 km kênh mương, với kinh phí đầu tư là 17.430 triệu đồng.

Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban MTTQ huyện đã hướng dẫn Ủy ban MTTQ các xã, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên... tích cực vận động nhân dân tham gia hiến đất làm đường giao thông nông thôn, khơi thông cống rãnh, nạo vét kênh mương... Kết quả nhân dân các địa phương trong huyện đã hiến gần 39.000m2 đất để làm đường giao thông, đồng thời tham gia sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến đường đã hư hỏng, xuống cấp; đào đắp được gần 14.000m3 đất đá. Bên cạnh đó, nhân dân các xã, thị trấn đã tham gia đóng góp trên 5 tỷ đồng, trên 15.000 ngày cơng lao động và nhiều nguyên vật liệu, qua đó góp phần hoàn thiện các tuyến đường giao thông nông thôn, cứng hóa kênh mương nội đồng, từng bước làm đổi thay diện mạo quê hương.

4.1.2. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế huyện Yên Thế

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đồn TNCS Hồ Chí Minh các cấp, nhiệm kỳ 2012 – 2017, những năm qua, Đoàn thanh niên các cấp tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai thực hiện phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế xã hội”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Để phát huy tính năng động, sáng tạo của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế, xung kích giảm nghèo, làm giàu chính đáng, Đồn thanh niên các cấp đã triển khai thực hiện nhiều chính sách cho thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Triển khai thực hiện Quyết định số 306/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2020. Với mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên, tài năng trẻ được lao động, học tập, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Trong đó có nội dung và giải pháp thực hiện của Chương trình giai đoạn 2013 – 2015: Dạy nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên, xóa dần tỷ lệ nghè mà thanh niên là chủ hộ. Có 5 chỉ tiêu như sau:

- Thanh niên được giải quyết việc làm: 16.000 người/năm. - Thanh niên được tư vấn về giải quyết việc làm: 70%.

- Thanh niên khu vực nông thôn được phổ biến, hướng dẫn, chuyển giao KHKT cần thiết (90%): 200 người/năm.

- Đào tạo nghề cho thanh niên (70%): 13.000 người/năm. - Tỷ lệ xóa hộ nghèo cho thanh niên là chủ hộ: 50%.

Triển khai thực hiện chương trình ký kết Liên tịch giữa Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Bắc Giang với các Tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; trong có tổ chức Đồn thanh niên về thực hiện nhận ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với nội dung ủy thác cho Đoàn thanh niên cấp xã vận động thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV; các trường hợp đủ điều kiện vay vốn theo quy định; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mức vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 lao động được tạo việc làm; đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng; thời hạn cho vay 60 tháng (5 năm); điều kiện bảo đảm tiền vay đối với mức trên 50 triệu đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

Hằng năm, Tỉnh đoàn Bắc Giang đã kiến nghị với Trung ương Đoàn hỗ trợ nguồn vốn vay 120 cho thanh niên vay vốn phát triển kinh tế.

Trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Yên Thế đã quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế thông qua việc giao cho tổ chức

Đoàn thanh niên đảm nhận thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của huyện. Với các đề xuất của Đoàn thanh niên triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như Tháng Thanh niên, Chiến dịch TNTN hè, Chương trình Tình nguyện mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 61)