Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 28)

tại địa phương.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế kinh tế

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của thanh niên vào phát triển kinh tế, song có thể chia thành hai nhóm yếu tố chính, đó là:

2.1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan (nhóm nhân tố thuộc về thanh niên)

a. Thứ nhất, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật

Các xã đặc biệt khó khăn là khu vực phải chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, điều kiện khoa học kỹ thuật, nhất là dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục. Do vậy, người dân miền núi đặc biệt khó khăn thường có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ thấp hơn so với các vùng khác. Mức thu nhập của họ chỉ đảm bảo cho sinh hoạt ở mức tối thiểu vì vậy họ không có khả năng đầu tư để nâng cao trình độ học vấn cũng như bổ sung kiến thức khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Trong các nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, bên cạnh những yếu tố như: tiềm lực tài chính, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực khoa học kỹ thuật… thì nguồn nhân lực được coi là quan trọng nhất, quý báu nhất, có vai trò quyết định. Đề cập đến nguồn nhân lực phải xét đến cả hai góc độ: số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng có vai trò quan trọng hơn cả. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính hạn chế sự tự vươn lên để giảm nghèo của cộng đồng các dân tộc và thanh niên hiện nay.

b. Thứ hai, nhận thức của thanh niên đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế

Với xuất phát điểm thấp từ trình độ dân trí, điều kiện sinh hoạt văn hóa xã hội, các phương tiện truyền thông, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng thanh niên ở vùng khó khăn thiếu thông tin. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc phổ biến thông tin, tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, từ đó cộng đồng các dân tộc không nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của mình trong sự tham gia vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

trình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng thì sự tham gia của thanh niên và cộng đồng dân cư mới thực sự có hiệu quả ở khâu thực hiện, các khâu khác chưa thể hiện rõ nét. Lý do chính là do sự tham gia không đầy đủ vào khâu lập kế hoạch nên chưa chủ động xác định được vai trò của mình (trách nhiệm tham gia, hình thức và khả năng đầu óc thực hiện, trong bảo dưỡng, vận hành), chính điều này đã hạn chế sự tham gia của thanh niên và cộng đồng vào các khâu trong các chương trình, dự án hay các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

C. Thứ ba, phong tục tập quán, đặc điểm riêng của thanh niên trong cộng đồng dân cư

Theo Phạm Bảo Dương (2013) sự tham gia của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong các hoạt động giảm nghèo còn thụ động, hạn chế, tâm lý ỷ lại , nhận thức còn thấp, nhiều người/gia đình còn chưa biết làm ăn.

Thực tế, bên cạnh những tập tục lạc hậu, thanh niên các dân tộc vẫn còn những phong tục mang bản sắc riêng, có lợi cần được giữ gìn và hiện được gắn vào các hương ước của cộng đồng, của thôn bản nơi thanh niên cư trú như cúng rừng, lễ hội xuống đồng, ...

d. Thứ tư, năng lực tham gia của thanh niên vào các hoạt động kinh tế trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế

Năng lực tham gia của thanh niên là khả năng thanh niên tham gia một cách hiệu quả trong các hoạt động chung, là khả năng gây ảnh hưởng đến các quyết định tập thể của các thành viên. Sự hạn chế về kiến thức, kỹ năng của thanh niên là một cản trở cho sự tham gia của thanh niên vào các hoạt động kinh tế nói chung, chương trình XĐGN nói riêng từ khâu xác định nhu cầu, lập kế hoạch, ra quyết định, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá và chia sẻ lợi ích. Bởi vì trong mỗi khâu của chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều yêu cầu người tham gia cần có một số kỹ năng, kiến thức nhất định.

e. Thứ năm, khả năng tiếp cận nguồn lực của thanh niên đối với các hoạt động kinh tế

Trên thực tế, khi tham gia vào bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, bản thân thanh niên, tổ chức thanh niên cũng phải xác định các nguồn lực liên quan đến hoạt động đó bao gồm nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài. Khi nói đến nguồn lực kinh tế dường như là rất khó khăn đối với thanh niên, do thu nhập của thanh niên chỉ đủ và đôi khi là chưa đủ để cung cấp cho họ cuộc sống ổn định ở

mức trung bình. Đối với họ nguồn lực duy nhất khi tham gia vào các hoạt động kinh tế là lao động, song nguồn lực này chỉ đáp ứng được về mặt số lượng mà không đáp ứng được chất lượng, bởi thiếu trình độ chuyên môn, kỹ thuật cần thiết. Điều này là rào cản lớn làm hạn chế tính chủ động, mức độ, khả năng tham gia của thanh niên.

Mặt khác, thanh niên ở vùng khó khăn thường ở những khu vực giao thông khó khăn, vùng sâu, vùng xa dẫn đến trình độ dân trí thấp, thiếu các phương tiện truyền thông. Do vậy khả năng tiếp cận nguồn lực bên ngoài là rất hạn chế bởi thiếu đi các thông tin cần thiết, cơ bản liên quan.

2.1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan (nhóm nhân tố bên ngoài cộng đồng)

a. Cơ chế, chính sách

Chính sách ưu tiên theo hướng bao cấp trong các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước và tính bình quân trong việc phân bổ kinh phí đầu tư sẽ tạo nên sự kém năng động, tâm lý ỷ lại ở các địa phương và cộng đồng dân cư.

Cơ chế, chính sách giảm nghèo hiện nay còn khiếm khuyết nên không khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong xóa đói, giảm nghèo. Hầu hết các chính sách xóa đói, giảm nghèo đều được tiếp cận theo hướng từ trên xuống (top - down) nên đã không huy động được sự tham vấn của cộng đồng. Do đó mà chính sách không phù hợp với điều kiện thực tế, các hỗ trợ không phù hợp với nguyện vọng của người dân, gây lãng phí về tài chính.

b. Giáo dục và đào tạo

Thông qua giáo dục và đào tạo, lực lượng lao động có trình độ không ngừng tăng lên, thúc đẩy đổi mới công nghệ, điều kiện để tăng năng suất lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế. Nhờ giáo dục và đào tạo người lao động nâng cao kiến thức, sẽ có những chuyên gia giỏi, những nhà quản lý có tài, những đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân viên lành nghề góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

Ở nước ta hiện nay, chất lượng đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu đào tạo nghề đơn điệu mà trước hết là do chất lượng giáo dục ở các cấp học, hướng nghiệp không rõ ràng từ cấp học phổ thông, nặng chạy theo đại học, ít chú ý đến các trường nghề nên chất lượng nguồn nhân lực không được chuẩn bị theo yêu cầu của CNH - HĐH, yêu cầu của thị trường lao động đặc biệt là yêu cầu theo xu hướng toàn cầu hóa. Phần lớn nguồn lao động xuất thân từ nền nông nghiệp lạc hậu nên chưa tạo được tác phong công nghiệp hóa (ngay cả trong dây chuyền sản xuất

công nghiệp). Một số cán bộ (kể cả cán bộ quản lý) ý thức trách nhiệm còn thấp, ít sự hiểu biết về pháp luật, kỹ thuật, còn chạy theo lợi ích vật chất trước mắt.

Vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện ở ba khía cạnh sau:

Giáo dục và đào tạo là cách thức tăng tích lũy vốn con người, đặc biệt là tri thức. Nó sẽ giúp cho việc sáng tạo, tiếp thu công nghệ mới, do vậy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Giáo dục và đào tạo tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao, đó là cơ sở để thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững.

Giáo dục và đào tạo giúp cho việc cung cấp kiến thức và thông tin để mọi người đặc biệt là phụ nữ có thể sử dụng kiến thức đó để tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe cho con người, góp phần tăng cường thể lực của người Việt Nam.

c. Y tế chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe làm tăng mọi khả năng của con người và đó cũng là nhu cầu của người lao động. Nhờ có sức khỏe người lao động duy trì và nâng cao được sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao cho công việc. Việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động là yếu tố quan trọng để có nguồn nhân lực tốt. Để có nguồn nhân lực vừa khỏe mạnh về thể chất, lành mạnh về tinh thần sẵn sáng bước vào công cuộc CNH - HĐH đất nước là một việc làm hết sức cần thiết. Mối quan hệ giữa sức khỏe và phát triển là mối quan hệ hai chiều, nền kinh tế có tăng trưởng trở lại là tiền đề, là cơ sở và là điều kiện để nâng cao đời sống mọi mặt của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 28)