Một số chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn hiện nay của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 43)

Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh miền núi vùng trung du Bắc Bộ, là vùng đất có 26 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn 10 huyện, thành phố, với tổng số 230 xã,

phường, thị trấn và 2.455 làng, thôn, bản (trong đó có 43 xã vùng cao, 36 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được Chính phủ hỗ trợ đầu tư). Bắc Giang hiện có hơn 200.000 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số, 369 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm tới đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, 30a/2008/NQ-CP, 135, 134; chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế; ưu đãi về tín dụng cho hộ nghèo… Đời sống của nhân dân khu vực miền núi, vùng cao bớt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 26%. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, địa bàn có điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên hiệu quả giảm nghèo chưa bền vững. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn bình quân 4%/năm.

Nhà nước tiếp tục quan tâm, thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, ứng dụng khoa học kỹ thuật để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có quy mô và chất lượng cao. Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và việc làm, tăng thu nhập cho người lao động với mục tiêu đến năm 2020, nguồn nhân lực có cơ cấu hợp lý, có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có đức, tài. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn khó khăn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Tiếp tục đầu tư xây dựng các trường tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia, các điểm trường lẻ ở bậc tiểu học và mẫu giáo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho con em.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 với Dự án hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình 135, 134… đã mở ra nhiều ưu đãi như vay vốn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục, nhà ở, tiền điện... cho hộ nghèo cơ hội vươn lên. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành một số văn bản triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước và tỉnh Bắc Giang:

- Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015, trong đó quy định thôn đặc biệt khó khăn phải đủ 3 tiêu chí”.

- Kế hoạch số 359/2014/KH-UBND ngày 20/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc thực hiện chương trình 135 năm 2014 – 2015.

- Quyết định số 954/2014/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và vùng ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/TTG, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 495/2014/QĐ-UBND ngày 01/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc Quy định tiêu chí phân nhóm xã, thôn theo mức độ khó khăn và định mức phân bổ vốn Chương trình 135 năm 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định 164/2015/QĐ-UBND ngày 03/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc quy định mức hỗ trợ một số nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chương trình 135 năm 2015.

Năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang đã giao kế hoạch chi tiết hơn 13,6 tỷ đồng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong đó, hỗ trợ 2,7 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng các công trình; gần 9,4 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục đào tạo và dạy nghề tại huyện Sơn Động; 1 tỷ đồng nhân rộng mô hình giảm nghèo ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam; 570 triệu đồng hỗ trợ nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá chương trình này.

Về kinh phí cấp triển khai thực hiện Quyết định 755/QĐ- TTg, do khó khăn về nguồn lực nên trong hai năm 2014, 2015 ngân sách nhà nước mới cấp 952,6 tỷ đồng, đạt 8,1% nhu cầu vốn của các địa phương. Để tháo gỡ khó khăn này, Ủy ban dân tộc Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành chức năng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung ngân sách thực hiện năm 2015 từ nguồn vượt thu ngân sách năm 2014.

Việc thực hiện chính sách theo Quyết định 755/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến nay mới được phân bổ 8 tỷ đồng/tổng nguồn vốn đầu tư của Trung ương là 154 tỷ đồng do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân

chính như: Nguồn vốn cấp chậm; cấp chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu; địa phương rà soát xác định đối tượng được thụ hưởng, xây dựng và phê duyệt đề án triển khai thực hiện chính sách còn chậm. Do định mức thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg (Quyết định 102) của Thủ tướng Chính phủ quá thấp, chủng loại mặt hàng hỗ trợ chưa phù hợp với tình hình thực tế, UBDT đã xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 102 trình Thủ tướng Chính phủ theo hướng nâng định mức, mở rộng danh mục mặt hàng hỗ trợ và giao quyền cho UBND các tỉnh quyết định danh mục các mặt hàng hỗ trợ cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại địa phương. Song, tại văn bản số 132/VPCP-V.III ngày 8-1-2014 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã có ý kiến: Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 102 được thực hiện sau khi Quốc hội có Báo cáo kết quả giám sát chương trình giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong đó có Quyết định 102.

Qua quá trình rà soát các chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 cho thấy, việc triển khai thực hiện Quyết định 102 tại các tỉnh không đạt được hiệu quả như mong muốn do hạn chế nêu trên của chính sách. Căn cứ tình hình khó khăn của ngân sách Nhà nước hiện nay, UBDT đã đề nghị lồng ghép thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân vùng khó khăn theo Quyết định 102 vào các chương trình, chính sách trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó kinh phí thực hiện Quyết định 102 sẽ tập trung cùng các nguồn vốn khác giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo như: Đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, giải quyết việc làm...

Việc tổ chức thực hiện đề án, dự án, chính sách giảm nghèo hằng năm được UBND các cấp triển khai hiệu quả. Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo ước đến 30-6 năm 2015 đạt gần 2,9 nghìn tỷ đồng, giúp hơn 146,2 nghìn lượt người nghèo vay phát triển kinh tế. Cùng đó, 100% người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% học sinh nghèo được miễn giảm học phí, gần 54 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội được nuôi dưỡng tập trung và trợ cấp thường xuyên.

Hộ nghèo khó khăn nhà ở được hỗ trợ cải tạo, xây mới. Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, tiết kiệm vì người nghèo… được cộng đồng quan tâm. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm mỗi năm trung bình hơn 2,4%, ước đến cuối. Mục tiêu giảm nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch nhưng rà soát từ năm 2011 đến 2015, toàn tỉnh vẫn có 23.940 hộ phát sinh và tái nghèo (riêng tái nghèo

chiếm khoảng 30% tổng hộ thoát nghèo). Ngoài nguyên nhân do chính sách hỗ trợ chưa đủ lực; quy định chuẩn nghèo hiện hành thấp so với thực tế; năng lực sản xuất của người nghèo yếu, cơ hội việc làm khó khăn thì một bộ phận có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của cấp trên, của cộng đồng dẫn đến khó khăn, thách thức của thoát nghèo bền vững. MTTQ, tổ chức thành viên các cấp tổ chức tốt hoạt động vì người nghèo, chăm lo đời sống gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa... Các địa phương chủ động biện pháp hỗ trợ người nghèo vay vốn, khuyến nông, lâm, hướng dẫn cách thức sản xuất, kinh doanh… Ngoài ra, việc quản lý, sử dụng quỹ “Vì người nghèo” phải công khai, minh bạch và đúng đối tượng.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu của Chính phủ về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020, các sở, ban ngành tham mưu cho UBND tỉnh một số nhiệm vụ trọng tâm hướng tới giải quyết nghèo đói một cách toàn diện, từng bước để họ đạt mức sống tối thiểu và tiếp cận đa chiều các dịch vụ xã hội cơ bản: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch… Theo đó, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể nhân dân các cấp thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức cán bộ và người dân, xác định trách nhiệm địa phương nghèo, hộ nghèo, người nghèo tự vươn lên thoát nghèo là chính, không trông chờ, ỷ lại. Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động. Xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất ngành nghề, thu hút lao động nghèo vào làm việc. Tạo thuận lợi để doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư vào khu vực miền núi, vùng cao, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới, giúp người dân thuận lợi tiếp cận, hưởng thụ dịch vụ xã hội...

2.2.3. Kinh nghiệm tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế tại vùng khó khăn ở một số địa phương ở Việt Nam

2.2.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc, là tỉnh có tốc độ phát triển khá, thu hút đầu tư tốt; song bên cạnh đó vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình do Trung ương Đoàn phát động và các chương trình đã ký kết, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các

cấp bộ Đoàn toàn tỉnh triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế tập thể như xây dựng các mô hình Tổ hợp tác, HTX do thanh niên làm chủ. Trong những năm qua các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế như: tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp; phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm và triển khai có hiệu quả nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ cho thanh niên trong phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, đã tổ chức 509 lớp tập huấn xây dựng mô hình HTX, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt… cho hơn 12.497 học viên là Phó bí thư Đoàn các xã, thị trấn; Bí thư, Phó Bí thư các chi đoàn; đoàn viên, thanh niên đang tham gia phát triển kinh tế; thành viên của các HTX thanh niên. Xây dựng, củng cố và duy trì 49 câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với 741 đoàn viên, thanh niên tham gia. Tổ chức 393 hoạt động tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn với gần 5.000 thanh niên nông thôn tham gia. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 41 trang trại do thanh niên làm chủ; 52 câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, 50 mô hình hợp tác trong sản xuất kinh doanh của đoàn viên thanh niên và nhiều HTX do thanh niên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX. Các HTX do thanh niên làm chủ như: HTX Miến Việt Cường (xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ); HTX cơ khí thanh niên (Thị trấn Hương Sơn, Huyện Phú Bình); HTX thanh niên Tân Linh (xã Tân Linh, Huyện Đại Từ); HTX Chăn nuôi số 1 Hà Châu (xã Hà Châu, huyện Phú Bình). HTX Chè Tân Trà (xã Hóa Trung, Huyện Đồng Hỷ); HTX Đa ngành nghề Bản Mông (xã Quang Sơn, Huyện Đồng Hỷ)...

Với những kết quả đạt được, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân, sự năng động và quyết tâm cao của các tổ chức cơ sở đoàn và đoàn viên thanh niên, tin tưởng rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên tại các địa phương trong tỉnh.

2.2.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Đoàn Thanh niên của tỉnh là tạo mọi điều kiện tốt nhất để tuổi trẻ phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, cống hiến nhiều hơn nữa cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Biểu hiện cụ thể, sinh động và có ý nghĩa nhất là đến nay các cấp bộ Đoàn Thanh niên đã huy động được tổng nguồn vốn lên đến gần 4 tỷ đồng

cho thanh niên vay vốn phát triển nhiều loại hình kinh tế; trong đó, nguồn từ Trung ương Đoàn 1,4 tỷ đồng, còn lại là vốn xóa đói giảm nghèo và các kênh khác. Các nguồn vốn cơ bản được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả tốt. Phát huy, vận dụng đồng bộ các nguồn, các kênh vốn vay phát triển kinh tế, giải quyết việc làm thanh niên, các cấp bộ Đoàn Thanh niên đã đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho 21 CLB thanh niên làm kinh tế, 75 HTX thanh niên, 720 mô hình kinh tế thanh niên cho thu nhập từ trên 100 triệu đồng mỗi năm; đặc biệt có những mô hình cho thu nhập hàng năm từ 500 triệu - 01 tỷ đồng góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn thanh niên và người lao động. Các mô hình chiếm đa số là “Vườn – Ao – Chuồng” (VAC), “Vườn – Ao – Chuồng – Rừng” (VACR), “Cá - Lúa”, “Cá – Vịt”, trang trại Sản xuất - Dịch vụ tổng hợp, … tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi. Hầu hết các mô hình kinh tế thanh niên đang ở quy mô hộ gia đình, tổ hợp tác và thời gian gần đây phát triển thêm nhiều hợp tác xã thanh niên do một nhóm thanh niên liên kết, góp vốn làm kinh tế.

Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) hướng dẫn cho vay, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với mức vay tối đa cho cơ sở sản xuất, kinh doanh là 01 tỷ đồng và với người lao động tối đa là 50 triệu đồng. Đối tượng cho vay vốn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người lao động. Trong đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 01 dự án tối đa là 01 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm; đối với người lao động, mức vay vốn tối đa là 50 triệu đồng. Đặc biệt, một số đối tượng được vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay vốn như: Người lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 36 - 43)