Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Nông Cống
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất
Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 28.653,3 ha; qua theo dõi 3 năm chúng ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng, tuy nhiên diện tích đất trồng cầy hàng năm lại giảm mạnh. Cụ thể trong năm 2016 như sau:
- Đất trồng cây hàng năm là 13.057,14 ha, chiếm 73,97% tổng diện tích đất nông nghiệp;
- Đất trồng cây lâu năm 1.663,26 ha, chiếm 9,43% tổng diện tích đất nông nghiệp;
- Diện tích đất phi nông nghiệp là 7.525,22 ha, chiếm 26,26% tổng diện tích đất tự nhiên;
- Diện tích đất chưa sử dụng là 3.498,39 ha, chiếm 12,21% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Nông Công năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)
Số lượng (ha) Cơ cấu
(%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ A- Tổng diện tích tự nhiên 28.653,30 100 28.653,30 100 28.653,30 100 100 100 100 I- Đất nông nghiệp 17.500,29 61,08 17.663,16 61,64 17.629,69 61,53 100,93 99,81 100,37 1- Đất cây hàng năm 13.098,69 74,85 13.061,62 73,95 13.057,14 74,06 99,72 99,97 99,84
2- Đất cây lâu năm 1.672,48 9,56 1.665,97 9,43 1.663,26 9,43 99,61 99,84 99,72
3- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 653,36 3,73 643,99 3,65 643,68 3,65 98,57 99,95 99,26
4. Đất lâm nghiệp 2.075,76 11,86 2.291,58 12,97 2.265,61 12,85 110,40 98,87 104,47 II- Đất chuyên dùng 4.371,93 15,26 4.388,75 15,32 4.416,75 15,41 100,38 100,64 100,51 III- Đất thổ cư 3.063,94 10,69 3.069,57 10,71 3.108,47 10,85 100,18 101,27 100,72 IV- Đất chưa sử dụng 3.717,14 12,97 3.531,82 12,33 3.498,39 12,21 95,01 99,05 97,01 B- Một số chỉ tiêu phân tích 1- Đất NN/khẩuNN 0,095 - 0,096 - 0,096 - 101,05 100,00 100,52 2- Đất NN/hộNN 0,387 - 0,389 - 0,386 - 100,52 99,23 99,87 3- Đất canh tác/khẩu NN 0,071 - 0,071 - 0,071 - 100 100 100 4- Đất cánh tác/hộ NN 0,290 - 0,287 - 0,285 - 98,97 99,30 99,13
3.1.2.2. Tình hình dân số - lao động
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2016, dân số huyện Nông Cống có 183.358 người, mật độ dân số khoảng 640 người/km², trong đó xã đông dân nhất là Thăng Long, xã ít dân nhất là Trung Ý.
Tốc độ tăng dân số giữ duy trì ở mức dưới 0,60%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm bình quân mỗi năm 1,7%.
Qua bảng 3.2, ta thấy số khẩu phi nông nghiệp năm 2016 là 45.839 nhân khẩu, chiếm 25% tổng số nhân khẩu. Cơ cấu khẩu phi nông nghiệp tăng lên, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.
Năm 2014 toàn huyện có 44.356 hộ, đến năm 2016 tăng lên 45.358 hộ bình quân 3 năm tăng là 1,11%; trong đó: số hộ phi nông nghiệp tăng bình quân 16,06%/năm, hộ nông nghiệp giảm bình quân 2,68%/năm.
Về lao động, năm 2014 có 110.670 lao động trong độ tuổi, chiếm 61,63% tổng số nhân khẩu, năm 2016 có 118.050 lao động chiếm 64,38% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 3,28%.
Khi nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2014 chiếm 74,62%, năm 2016 chiếm 68.46%, bình quân 3 năm giảm 1,08%. Lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2014 chiếm 25,38% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 15,14%. Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ.
Xét một số chỉ tiêu cho thấy đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng có xu hướng giảm, nguyên nhân giảm dần là do diện tích đất nông nghiệp được đưa vào công nghiệp xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trong khi đó nhân khẩu ngày một tăng. Lao động phi nông nghiệp thường là lao động trẻ tuổi có tay nghề, có trình độ, năng động, làm việc trong các nhà máy xí nghiệp. Để nâng cao thu nhập cho người lao động cần hỗ trợ vốn nâng cao tay nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm giải quyết lao động lúc nông nhàn.
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Nông Cống năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ
I-Tổng số nhân khẩu Người 179.567 100 181.777 100 183.358 100 101,23 100,87 101,05
1-Khẩu nông nghiệp Người 144.049 80,22 142.240 78,25 137.519 75,00 98,74 96,68 97,71
2- Khẩu phi nông nghiệp Người 35.518 19,78 39.537 21,75 45.839 25,00 111,32 115,94 113,60
II- Tổng số hộ Hộ 44.365 100 44.854 100 45.358 100 101,10 101,12 101,11
1- Hộ nông nghiệp Hộ 36.024 81,20 34.946 77,91 34.122 75,23 97,01 97,64 97,32
2- Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.341 18,80 9.908 22,09 11.236 24,77 118,79 113,40 116,06
III- Tổng số lao động Người 110.670 100 113.270 100 118.050 100 102,35 104,22 103,28
1- Lao động nông nghiệp Người 82.585 74,62 82.273 72,63 80.818 68,46 99,62 98,23 98,92
2- Lao động phi nông nghiệp Người 28.085 25,38 30.997 27,37 37.232 31,54 110,37 120,11 115,14
IV- Các chỉ tiêu bình quân
1- Bình quân khẩu/hộ người 4,05 4,05 4,04 100,13 99,75 99,94
2- Bình quân lao động/hộ LĐ 2,49 2,53 2,60 101,23 103,06 102,14
3- Bình quân khẩu NN/hộ NN người 4,00 4,07 4,03 101,79 99,02 100,39
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống đường giao thông * Đường bộ
Huyện Nông Cống có 20,7 km đường quốc lộ 45, trên 40 km đường tỉnh lộ 505, 506, 512, Minh Thọ - Đò Trạp, 28 km đường sắt đi qua với 3 ga Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long, 11 km đường Nghi Sơn - Sao Vàng tạo điều kiện trong giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật với thị trường trong nước cũng như trên thế giới được thuận lợi. Hơn 50 km đường sông, trên 50 km đường liên huyện, trên 105 km đường liên xã và hơn 724 km đường liên thôn, một số rải cấp phối. Tuy nhiên chất lượng còn phải đầu tư nâng cấp nhiều cả về tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp đường để tạo thành mạng lưới giao thông thủy, bộ tương đối liên hoàn. Đường ô tô vào tận trung tâm 32/32 xã ở xa nhất như Tượng Sơn, Tượng Lĩnh (UBND huyện Nông Cống, 2016).
Hiện tại trên địa bàn huyện mới có 1 bến xe ô tô khách tại thị trấn (được xếp bến xe loại 4, có diện tích 4.549,5 m²).
* Đường sắt
Tuyến đường sắt Thống nhất khổ 1,0 m chạy dọc qua huyện với chiều dài 21,0 km và có 3 ga phụ gồm: Yên Thái, Minh Khôi và Thị Long.
Năng lực thông qua trên tuyến 30 đôi tàu/ngày đêm.
* Đường thủy
Trên địa bàn huyện có sông Chu và sông Mực chạy qua. Đã tạo cho huyện Nông Cống thuận lợi về việc vận chuyển hàng hóa qua đường thủy. Đặc biệt là vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, than. Thuyền và sà lan trọng tải lớn có thể đi lại giao thương. Tuy nhiên, do phù sa bồi đắp nên lòng sông có xu hướng cạn dần. Do vậy, phần nào đã hạn chế dận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy vào sâu trong nội địa.
b. Hệ thống mạng lưới điện
Điện đã được đầu tư, 100% số hộ đã dùng và sinh hoạt. Mạng lưới điện trong những năm qua cũng được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Đã và đang phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
c Hệ thống trường học
100% các trường học trên địa bàn huyện đã được kiên cố hóa. 3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
13,1%), nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế trong nước, trong tỉnh còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm, thủy sản 34%; Công nghiệp, xây dựng 32,7%; Dịch vụ 33,3% (KH: 35,4% - 32% - 32,6%).
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước 404,9 tỷ đồng (đạt 99,9% KH, tăng 7,4% so với năm 2014). Nông nghiệp ở Nông Cống là ngành sản xuất chính giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập của đại đa số bộ phận dân cư. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là sau khi giao ruộng đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân cùng với công tác khuyến nông đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư nên năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên và ổn định.
Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 28.341,4 ha (đạt 95,6% KH, bằng 98,6% so với năm 2014). Công tác BVTV được tăng cường, tổ chức điều tra, dự tính, dự báo chính xác thời điểm phát sinh và khả năng gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Hướng dẫn các biện pháp xử lý, cử cán bộ xuống cơ sở, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, qua các hội nghị, gửi thông báo cụ thể đến từng đơn vị; cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc BVTV đảm bảo chất lượng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Chăn nuôi: Sản xuất ngành chăn nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại và gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình giảm dần (toàn huyện có 305 trang trại và gia trại, trong đó 199 trang trại đủ tiêu chí theo quy định).
Phát triển mạnh chăn nuôi trong những năm vừa qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp cơ bản là tích cực là đi đúng hướng. Kết quả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nông dân mà còn nâng cao mức sống chung của toàn xã hội.
Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển, năm 2015 mới chiếm 1,2% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: Sản xuất cung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông. Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp không tính được hết vì thế giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt thấp.
Kinh tế công nghiệp - TTCN - Xây dựng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 530 tỷ đồng (đạt 102,9% KH, tăng 17% so với năm 2014).
Bảng 3.3. Tình hình phát triển sản xuất của huyện Nông Cống năm 2014 – 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)
Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ I -Tổng giá trị sản xuất 1.601.151 100 1.610.816 100 1.622.171 100 100,60 100,70 100,65 1. Nông nghiệp 557.841 34,84 555.893 34,51 504.900 31,12 99,65 90,83 95,14 Trồng trọt 415.871 74,55 416.086 74,85 404.161 80,05 100,05 97,13 98,58 Chăn nuôi 136.113 24,40 133.692 24,05 95.880 18,99 98,22 71,72 83,93 Dịch vụ nông nghiệp 5.857 1,05 6.115 1,10 4.859 0,96 104,40 79,46 91,08
2. Công nghiệp - Xây dựng cơ bản 521.335 32,56 523.515 32,50 530.450 32,70 100,42 101,32 100,87
3. Thương mại - Dịch vụ 521.975 32,60 531.408 32,99 586.821 36,18 101,81 110,43 106,03 II -Một số chỉ tiêu 1. Giá trị sản xuất/khẩu 8,92 8,86 8,85 99,38 99,84 99,61 2. Giá trị sản xuất/lao động 14,47 14,22 13,74 98,29 96,63 97,46 3. Giá trị sản xuất/ hộ 36,09 35,91 35,76 99,51 99,59 99,55 4. GTSX ngành trồng trọt/1ha đất NN 23,76 23,56 22,93 99,13 97,32 98,22
Kinh tế dịch vụ giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước 835 tỷ đồng (đạt 101,8 % KH, tăng 14,2% so với năm 2014). Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước 663 tỷ đồng (tăng 5,2% so với năm 2014).
Tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện năm 2015 là 292,25 tỷ đồng. Trong đó thu trên địa bàn huyện 30,59 tỷ đồng, đạt 148% dự toán tỉnh giao, bằng 74% dự toán HĐND huyện giao, tăng 20% so với CK. Tổng chi NSNN huyện 179,72 tỷ đồng đạt 110% dự toán tỉnh giao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống, đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại 03 xã Tế Thắng, Vạn Hòa và Tượng Lĩnh.
Trong đó:
Xã Tế Thắng là một trong những xã có thế mạnh về phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi.
Xã Vạn Hòa là một trong những xã có lợi thế về các mô hình trồng rau an toàn, mô hình cánh đồng mẫu lớn năng suất, chất lượng cao.
Xã Tượng Lĩnh là một trong những xã có ngành nông nghiệp kém phát triển của huyện.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập và nghiên cứu các tài liệu sẵn có nhằm làm rõ được cơ sở khoa học về tăng trưởng xanh, mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và tăng trưởng xanh, thực trạng sản xuất nông nghiệp từ các báo cáo, các nguồn số liệu có liên quan.
- Báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện tại văn phòng HĐND-UBND huyện.
- Số liệu các mô hình phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2016.
- Số liệu liên quan đến năng suất, sản lượng của hoạt động sản xuất nông nghiệp từ chi cục thống kê huyện Nông Cống.
vệ thực vật huyện Nông Cống.
- Số liệu về việc sử dụng vacxin, thuốc kháng sinh, nguồn cung ứng thức ăn chăn nuôi từ trạm Thú y huyện Nông Cống.
- Công tác quản lý các mô hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Công tác quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp từ phòng Tài nguyên và môi trường.
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra.
STT Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập
Phương pháp thu thập 1 Lãnh đạo địa
phương, phòng nông nghiệp, hội nông dân, công chức nông nghiệp 15 mẫu (Phó chủ tịch huyện, phó phòng nông nghiệp, chủ tịch 3 xã, chủ tịch hội nông dân, công chức nông nghiệp 3 xã) Thông tin về chủ trương, chính sách, những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp Điều tra phỏng vấn trực tiếp 2 Các hộ dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của các hộ phát triển mô hình sản xuất theo định hướng tăng trưởng xanh; và các hộ phát triển sản xuất đơn thuần. 60 mẫu: hỏi thông tin về hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, trong đó 36 hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh, 24 hộ hoạt động phát triển sản xuất đơn thuần Thuận lợi, khó khăn khi phát triển sản xuất theo tăng trưởng xanh, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm So sánh giữa việc áp dụng các mô hình sản xuất theo tăng trưởng xanh so với hoạt động phát triển sản xuất đơn thuần
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn
c. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Vấn đề tăng trưởng xanh đề cập tới nhiều nội dung liên quan tới nhiều chuyên ngành khác nhau như sinh thái, tài nguyên, kinh tế môi trường. Vì vậy sử dụng phương pháp chuyên gia sẽ khắc phục được những hạn chế mà một chuyên ngành không thể thực hiện được.
d. Phương pháp thảo luận nhóm