Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 125 - 134)

tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

4.4.2.1. Tuyên truyền, giáo dục

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu, nhận thức đúng về tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp. Mở các lớp tập huấn, trình diễn các mô hình phát triển nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh một cách dễ hiểu để người dân đưa vào áp dụng trong sản xuất.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân nhận thức được việc sản xuất nông nghiệp theo tư duy cũ như: Lạm dụng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV, chất kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi đã và đang tác động trực tiếp hoặc đến đời sống, sức khỏe, môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thế hệ tương lai. Giúp người dân tự ý thức được việc sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh là hướng đi đúng, là con đường để phát triển bền vững, từ đó nêu cao tinh thần tự giác của mỗi người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương thức sản xuất nông nghiệp mới theo hướng tăng trưởng xanh để đưa vào sản xuất.

Hiện nay, công tác tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống đã nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương và một bộ phận người dân. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh còn nhiều hạn chế, người nông dân chưa hiểu hết được mọi khía cạnh của nền sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh, nguyên nhân một phần là do trong công tác tuyên truyền cho người dân về sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh, những tiêu chí đưa ra chưa thật sự rõ ràng và cụ thể để làm cơ sở cho người dân trong quá trình thực hiện, vận dụng vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ mình hoặc của trang trại hay các mô hình mà họ đang có hiện nay.

4.4.2.2. Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất

năng suất, sản lượng, mức độ tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, thức ăn thời gian chăm sóc và lượng khí thải các bon của sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.

Lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện tự nhiên, vòng đời sinh trưởng ngắn, năng suất cao để rút ngắn thời gian thu hoạch, ít tác động, tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ứng dụng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao để giảm phát thải khí nhà kính.

Áp dụng quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước trong sản xuất lúa và các cây trồng khác, sử dụng giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.

Ứng dụng phân ủ hữu cơ (compost) trong canh tác lúa và các loại cây trồng khác. Tăng cường sử dụng nhiều hơn lượng phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón vô cơ để hạn chế tối đa tác động đến tài nguyên đất, nước.

Nhân rộng các mô hình chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap, mô hình VAC trên địa bàn để phát triển ngành chăn nuôi theo đảm bảo phát triển đi đối với bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Đến thời điểm này, việc nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào trong sản xuất đối với hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống vẫn còn nhiều hạn chế. Số mô hình trang trại sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn không nhiều. Trong những năm qua, tuy đã có nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới được địa phương và hộ sản xuất trên địa bàn đưa vào sản xuất mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao cho hộ, tuy nhiên, việc đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất cần tiếp tục phải được chọn lọc để đảm bảo tính thích nghi với điều kiện sản xuất thực tế tại từng địa phương trên địa bàn huyện Nông Cống.

4.4.2.3. Tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải trong nông nghiệp

Hỗ trợ đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu, thí điểm và phổ biến công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas, than sinh học (biochar), phân bón hữu cơ nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế phụ phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất và giảm phát thải ô nhiễm.

phẩm nông nghiệp. Tái sử dụng phế thải trong chăn nuôi để sản xuất khí biogas ở quy mô rộng, sử dụng làm phân bón hữu cơ thân thiện với môi trường.

Tái sử dụng phụ phẩm trong trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm. Chất thải trong chăn nuôi sẽ được sử dụng đưa vào hầm tạo ra khí biogas để phát điện, phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi. Bên cạnh đó, chất thải sau biogas còn được tận dụng làm phân bón rất tốt cho cây trồng.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi nông hộ các biện pháp xử lý chất thải để không làm ô nhiễm môi trường khu dân cư. Vận động các hộ xử lý chất thải chăn nuôi theo phương pháp truyền thống như ủ phân để làm phân bón cho cây trồng, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi vừa để đảm bảo môi trường chung vừa tạo điều kiện để vật nuôi phát triển tốt.

Thực tế, việc tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế phẩm trong nông nghiệp của các hộ trên địa bàn huyện Nông Cống cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và tính hiệu quả trong chu trình dinh dưỡng của các phế phẩm, phụ phẩm khi được tái sử dụng.

4.4.2.4. Tăng cường đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới

Sản lượng lương thực hàng năm của huyện chiếm tới 90% sản lượng lương thực của tỉnh Thanh Hóa. Chính vì thế, việc tập trung đầu tư xây dựng phát triển ngành nông nghiệp Nông Cống theo hướng chuyên môn hóa, tập trung, ứng dụng các công nghệ cao là chiến lược ổn định về lâu dài cho ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và phù hợp với xu thế ứng phó biển đổi khí hậu toàn cầu.

Ứng dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải tiến các mô hình sản xuất cũ, lạc hậu. Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ về đầu tư và kỹ thuật đối với các trang trại quy mô vừa và lớn để phát triển và sử dụng rộng rãi các trang thiết bị năng lượng có hiệu suất cao, thay thế dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp, loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn tăng trưởng xanh về chất lượng thiết bị năng lượng. Thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ tiết kiệm năng lượng

Xây dựng Khung chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ xanh và Kế hoạch hành động phát triển khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh của nền nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020.

Các giải pháp về khoa học, công nghệ cần tập trung nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân thông qua mạng lưới khuyến nông cơ sở, giúp người dân chủ động trong sản xuất dựa trên những kiến thức của bản thân; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

4.4.2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp

Hạ tầng giao thông.

Tăng cường đầu tư nâng cấp các hệ thống, mạng lưới giao thông vận tải đường bộ trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển các hệ thống giao thông có trọng điểm, kết nối các xã với nhau. Đầu tư xây hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, bê tông hóa các con đường nông thôn để giúp hoạt động cung ứng sản xuất nông nghiệp dễ dàng, thuận lợi và tiết kiệm chi phí tiền bạc, thời gian thông qua đầu tư vào hạ tầng giao thông công cộng với công nghệ, kỹ thuật tiến bộ.

Hạ tầng thủy lợi, nước

Duy trì, bảo dưỡng hệ thống đê điều, tiếp tục các dự án đang triển khai trên địa bàn như: dự án Tiêu thoát lũ Sông Nhơm, các dự án cải tạo, nâng cấp hồ đập; triển khai dự án Tiêu úng vùng III huyện Nông Cống để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát lũ, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng.

Tăng cường đầu tư nâng cấp nâng cao hiệu suất các trạm bơm; triệt để tận dụng khả năng sử dụng các hệ thống thủy lợi tự chảy để tiết kiệm năng lượng bơm nước.

Hàng năm đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên nước, rà soát và đánh giá tính phù hợp của hệ thống thủy lợi hiện hành với yêu cầu của mô hình tăng trưởng xanh.

Tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường trên các dòng sông, kênh đảm bảo không bị ách tắc dòng chảy, vỡ kênh.

4.4.2.6. Tăng cường các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

từ quan điểm phát triển bền vững. Rà soát, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp nhằm bảo đảm phát triển ngành bền vững, bảo đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả.

Ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, trang trại kinh doanh sản xuất nông nghiệp có điều kiện để chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Hỗ trợ về vốn, chuyên gia đào tạo, tư vấn và các kỹ thuật, công nghệ mới cho người nông dân.

Xây dựng Khung chính sách nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 của huyện. Trong đó có 2 chỉ tiêu cơ bản về: Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP và Giảm cường độ phát thải khí nhà kính.

Lồng ghép các hành động tăng trưởng xanh vào quy hoạch phát triển các lĩnh vực ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020.

4.4.2.7. Giải pháp về vốn đầu tư trong nông nghiệp

Vốn là yếu tố quyết định đến việc thu hẹp hay phát triển mở rộng sản xuất của các loại hình/mô hình sản xuất trong nông nghiệp. Thực tế nghiên cứu cho thấy, với những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh cần nhiều vốn đầu tư hơn các mô hình sản xuất nông nghiệp thông thường. Có thể thấy, hầu hết các hộ, dù là với loại hình chăn nuôi nào, quy mô lớn hay nhỏ đều có nhu cầu về vốn để đầu tư và tái đầu tư trong sản xuất. Và thực tế hiện nay, việc hộ vay vốn ngân hàng không khó và các thủ tục trong vay vốn giờ cũng đã đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, người nông dân vẫn khó khăn khi tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho người dân trong vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh cần một số giải pháp cụ thể như sau:

- Cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn với lượng vốn phù hợp với phương án sản xuất, loại hình kinh doanh nông nghiệp của hộ và thời gian vay nên kéo dài hơn, kỳ hạn trả lãi và gốc cần được linh hoạt hơn tùy thuộc thực tế từng loại hình sản xuất nông nghiệp của hộ, tài sản thế chấp có thể chỉ bằng 1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

80% vốn đầu tư theo các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh đã được địa phương định hướng phát triển.

- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể: quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân, quỹ tiết kiệm tại các địa phương để góp vốn cho sản xuất nông nghiệp.

- Tổ chức thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức liên kết trong sản xuất để nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau cùng nhau phát triển sản xuất.

- Tăng cường mối liên kết giữa người sản xuất với các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm như hình thành việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho các đơn vị, tổ chức có nhu cầu: cơ sở/nhà máy sơ chế chế biến nông sản, thu gom nông sản xuất khẩu... nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

- Đặc biệt với các hộ tự huy động vốn (vốn sẵn có và vốn của bà con anh em) kết hợp với các chuyên gia kỹ thuật nhằm sử dụng đồng vốn cho đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra khuyến khích các thành phần kinh tế tìm các nguồn vốn liên doanh, vốn 100% vốn nước ngoài và các dự án tài trợ của nước ngoài.

4.4.2.8. Giải pháp trong việc hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Giải pháp này được dựa trên cơ sở có sự kết hợp 4 nhà đang được ưa chuộng và áp dụng cho mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bất kỳ ngành sản xuất nào thì vai trò của bốn nhà là vô cùng quan trọng, có thể kết hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, liên kết với nhau không thể tách rời. Có Nhà nước tạo hành lang pháp lý thì các tổ chức đoàn thể, các cá nhân mới có thể quy hoạch và xác định được mục tiêu, phương án kinh doanh của mình. Còn lại ba nhà hỗ trợ tích cực cho nhau, có nhà nông mà không có nhà khoa học và nhà kinh doanh thì sản phẩm đó sẽ không thể phát triển lên được.

Bên cạnh việc kết hợp 4 nhà thì việc liên kết hợp tác giữa người sản xuất nông nghiệp với nhau là rất cần thiết để có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, cùng nhau giải quyết những khó khăn trong sản xuất. Một trong những thuận lợi khi người sản xuất có sự liên kết với nhau là họ có thể giảm được một phần những chi phí trong sản xuất như chi phí mua vật tư, phân bón, cây/con giống... vì khi mua nhiều với số lượng lớn sẽ được giảm giá, giảm công lao động, ngoài ra các hộ có thể hợp tác để huy động được nguồn vốn lớn để đầu

tư sản xuất, những hộ có điều kiện dư vốn sẽ ưu tiên các hộ trong nhóm vay với lãi suất ưu đãi hoặc thấp hơn lãi xuất thị trường, hơn nữa có thể huy động được lượng vốn lớn từ các nguồn như ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển, dự án...

Sơ đồ 4.1. Sự kết hợp giữa bốn nhà trong phát triển sản xuất nông nghiệp Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017) Tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ những khó khăn

Cung cấp giống, kỹ thuật, quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản phẩm

Ký kết hợp đồng số lượng, thời gian, giá nông sản

Trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh cần thiết phải hình thành những nhóm, tổ sản xuất theo mô hình nông nghiệp xanh để cùng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và cách thức tổ chức trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 125 - 134)