Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 70)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống, đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại 03 xã Tế Thắng, Vạn Hòa và Tượng Lĩnh.

Trong đó:

Xã Tế Thắng là một trong những xã có thế mạnh về phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi.

Xã Vạn Hòa là một trong những xã có lợi thế về các mô hình trồng rau an toàn, mô hình cánh đồng mẫu lớn năng suất, chất lượng cao.

Xã Tượng Lĩnh là một trong những xã có ngành nông nghiệp kém phát triển của huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập và nghiên cứu các tài liệu sẵn có nhằm làm rõ được cơ sở khoa học về tăng trưởng xanh, mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và tăng trưởng xanh, thực trạng sản xuất nông nghiệp từ các báo cáo, các nguồn số liệu có liên quan.

- Báo cáo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện tại văn phòng HĐND-UBND huyện.

- Số liệu các mô hình phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2016.

- Số liệu liên quan đến năng suất, sản lượng của hoạt động sản xuất nông nghiệp từ chi cục thống kê huyện Nông Cống.

vệ thực vật huyện Nông Cống.

- Số liệu về việc sử dụng vacxin, thuốc kháng sinh, nguồn cung ứng thức ăn chăn nuôi từ trạm Thú y huyện Nông Cống.

- Công tác quản lý các mô hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Công tác quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp từ phòng Tài nguyên và môi trường.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra.

STT Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập

Phương pháp thu thập 1 Lãnh đạo địa

phương, phòng nông nghiệp, hội nông dân, công chức nông nghiệp 15 mẫu (Phó chủ tịch huyện, phó phòng nông nghiệp, chủ tịch 3 xã, chủ tịch hội nông dân, công chức nông nghiệp 3 xã) Thông tin về chủ trương, chính sách, những thuận lợi, khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp Điều tra phỏng vấn trực tiếp 2 Các hộ dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của các hộ phát triển mô hình sản xuất theo định hướng tăng trưởng xanh; và các hộ phát triển sản xuất đơn thuần. 60 mẫu: hỏi thông tin về hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, trong đó 36 hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh, 24 hộ hoạt động phát triển sản xuất đơn thuần Thuận lợi, khó khăn khi phát triển sản xuất theo tăng trưởng xanh, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm So sánh giữa việc áp dụng các mô hình sản xuất theo tăng trưởng xanh so với hoạt động phát triển sản xuất đơn thuần

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn

c. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Vấn đề tăng trưởng xanh đề cập tới nhiều nội dung liên quan tới nhiều chuyên ngành khác nhau như sinh thái, tài nguyên, kinh tế môi trường. Vì vậy sử dụng phương pháp chuyên gia sẽ khắc phục được những hạn chế mà một chuyên ngành không thể thực hiện được.

d. Phương pháp thảo luận nhóm

Để phân tích lựa chọn các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh và đề xuất giải pháp thực hiện: Thảo luận với lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện và cán bộ chuyên môn ngành nông nghiệp.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp: Tất cả các thông tin thu thập

được từ các tài liệu, kết quả điều tra sẽ được hệ thống hóa, thống kê, phân tích để đánh giá hiệu quả của giải pháp khi đề xuất vào quá trình sản xuất trên địa bàn huyện Nông Cống theo hướng tăng trưởng xanh.

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê qua excel và các phần mềm tương tự khác 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

- Năng suất, sản lượng ngành trồng trọt, chăn nuôi.

- Thu nhập bình quân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.

- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện.

+ Mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, vacxin vào quá trình sản xuất theo hướng tăng trưởng xanh.

+ Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm so với mặt bằng chung của thị trường. - Giải quyết việc làm cho người dân địa phương khi phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tổ chức thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

- Số đợt tuyên truyền về tăng trưởng xanh trên địa bàn.

- Số mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.

- Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền.

- Tỷ lệ hộ dân nhận thức đúng về tăng trưởng xanh.

- Hiệu quả xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp khi phát triển sản xuất định hướng tăng trưởng xanh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt có bước tăng trưởng ổn định qua các năng. Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 giảm 194,4 so với các năm 2014, 2015 từ 28.097,7 ha xuống 27.903,3 ha do chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp sang phát triển trang trại, quy hoạch đất ở mới. Diện tích lúa 21.200 ha, năng suất bình quân 63 tạ/ha (vụ Chiêm xuân 71,4 tạ/ha, vụ Thu mùa đạt 54,3 tạ/ha); tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 137.905 tấn, tăng 9.191 tấn so với cùng kỳ và tăng 9.905 tấn so với kế hoạch đề ra.

- Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi hợp lý: Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được mở rộng theo hướng liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ như: Ớt xuất khẩu, lúa giống, Khoai tây, Mía nguyên liệu. Các giống lúa có triển vọng về năng suất, chất lượng được gieo cấy trình diễn và tổng kết ở nhiều địa phương, làm cơ sở để lựa chọn bộ giống đưa vào sản xuất những năm tiếp theo như: Thái xuyên 111, SV181, Lam sơn 8. Các mô hình sản xuất tiếp tục được nhân rộng: mô hình mạ khay, máy cấy, máy gặt đập liên hợp đã góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.

- Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất tiếp tục được cải thiện cả về chất và lượng; giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV có chất lượng được cung ứng kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các HTX dịch vụ nông nghiệp từng bước thể hiện rõ nét hơn trong việc cung ứng các dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và tham gia chỉ đạo sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp như sản xuất Lúa, Ngô, Ớt xuất khẩu, Khoai tây, Bí xanh góp phần quan trọng giúp nông dân sản xuất có hiệu quả.

- Công tác cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, đối với cây lúa, hầu hết diện tích đất lúa đã được làm bằng máy, mô hình mạ khay máy cấy từng bước được áp dụng và mở rộng, diện tích lúa thu hoạch bằng máy đạt trên 75% đã giúp nông dân tiết kiệm thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho nhân dân.

chương trình Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới đã đem lại hiệu quả thiết thực và khuyến khích nông dân sản xuất.

Tuy nhiên ngành trồng trọt của huyện còn chứa đựng yếu tố của nền sản xuất có quy mô nhỏ, nên việc chuyển mạnh sang sản xuất theo quy hoạch gắn với thị trường còn hạn chế. Sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết khắc nghiệt; dịch bệnh trên cây trồng hàng năm phát sinh với tần suất ngày một cao hơn đã làm thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp; giá cả đầu vào như vật tư phân bón, thuốc BVTV, giống mới các loại tăng nhanh, giá hàng hoá nông sản biến động mạnh. Quy hoạch sản xuất trồng trọt tuy đã có chú trọng đến các cơ sở khoa học về các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, nhưng nhìn chung xu hướng phát triển của khoa học công nghệ và dự báo của thị trường có tính lâu dài còn hạn chế, chưa đáp ứng sát yêu cầu phát triển năng động và bền vững trong nền kinh tế thị trường. Cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn thấp kém, nhất là hệ thống tiêu chưa thực sự đảm bảo yêu cầu và khả năng để hạn chế thiệt hại do thiên tai.

Bảng 4.1. Diện tích, sản lượng cây lương thực trên địa bàn huyện Nông Cống giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm ha 28.097,7 28.097,7 27.903,3 100,00 99,31 99,65 - Diện tích trồng lúa ha 13.057,1 13.221,6 13.198,6 101,26 99,83 100,54 - Diện tích trồng cây lương thực khác ha 15.040,6 14.876,1 14.704,7 98,91 98,85 98,88 2. Lao động sử dụng Hộ 34.850 45.540 44.960 130,67 98,73 113,58 3. Giá trị sản xuất Trđ 872,1 931,2 1.094,9 106,78 117,58 112,05 4. Sản lượng cây lương thực chính Tấn 136.933,4 134.625,0 137.904,7 98,31 102,44 100,35 - Thóc Tấn 134.195,9 130.599,7 134.112,8 97,32 102,69 99,97 - Ngô Tấn 2.737,5 4.025,3 3.792,1 147,04 94,21 117,70

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nông Cống (2016) 4.1.2. Khái quát tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

Giai đoạn 2010 - 2015, ngành chăn nuôi đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô và hiệu quả; giá sản phẩm chăn nuôi có chiều hướng tăng có lợi cho người sản xuất, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, gia trại. Năm 2015, tổng số trang trại, gia trại trên địa bàn

huyện đạt 348 cái, tăng 127 cái so với năm 2010: 221 cái; Năm 2016, số trang trại, gia trại trên địa bàn huyện tăng lên 410 cái. Trong đó, có 37 trang trại chăn nuôi tổng hợp đủ tiêu chí theo Thông tư 27/TT-BNNPTNT bao gồm, 10 trang trại chăn nuôi gia súc; 8 trang trại chăn nuôi gia cầm; 19 trang trại chăn nuôi tổng hợp. Hiệu quả sản xuất trang trại hàng năm đạt từ 100 triệu đồng trở lên. Đối với sản xuất gia trại, hàng năm lợi nhuận mang lại đạt trên 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn thấp. Sản xuất ở quy mô hàng hóa còn yếu, chăn nuôi đang còn phát triển tự phát, nhỏ lẻ, tốc độ phát triển còn chậm, chưa hình thành vùng chăn nuôi mang tính hàng hóa. Giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá cả đầu ra của sản phẩm chăn nuôi không ổn định. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi còn hạn chế, nhiều chương trình chỉ dừng lại ở mô hình, khả năng nhân ra diện rộng còn thấp.

Bên cạnh đó, để phát triển ngành chăn nuôi, năm 2017, tập đoàn TH True MILK đang triển khai dự án chăn nuôi bò sữa và xây dựng nhà máy chế biến sữa tại các xã Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính theo mô hình chăn nuôi organic (hữu

cơ) với diện tích 170 ha. Đây là cơ hội mới cho phát triển nông nghiệp và phát

triển kinh tế vùng 3 của huyện Nông Cống.

Bảng 4.2. Số lượng, sản lượng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Nông Cống giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Trđ 549,3 599,6 800,7 109,16 133,54 120,74 2. Số lượng gia súc, gia cầm Con - Trâu Con 4.649 4.553 4.923 97,94 108,13 102,90 - Bò Con 7.721 8.346 11.273 108,09 135,07 120,83

Trong đó: bò lai Con 5.110 5.536 7.453 108,34 134,63 120,77

- Lợn Con 35.925 33.258 39.513 92,58 118,81 104,87

Trong đó: lợn nái Con 10.059 9.335 11.085 92,80 118,75 104,98

- Gia cầm 1000 con 1.415,0 1.408,7 1.530,1 99,55 108,62 103,99

3. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

Tấn 14.125,0 17.311,9 18.465,0 122,56 106,66 114,34 Trong đó: Thịt lợn hơi Tấn 5.450,0 6.035,2 7.250,0 110,74 120,13 115,34

Số liệu bảng 4.2 cho thấy:

- Đàn trâu có sự biến động bất thường và không ổn định, năm 2014 có tổng đàn là 4.649 con, đến năm 2015 giảm xuống còn 4.553 con, giảm 2,06% so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 tổng đàn trâu lại tăng lên 4.923 con, tăng 8,13% so với năm 2015;

- Đàn bò có sự phát triển mạnh cả về tổng đàn và cơ cấu đàn bò lai đã phản ảnh đúng tình hình thực tế công tác chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nâng cao tầm vóc đàn bò do Huyện chỉ đạo. Cụ thể năm 2015 tăng 8,09% so với năm 2014, năm 2016 tăng 35,07% so với năm 2015. Đặc biệt đàn bò lai phát triển nhanh, so với năm 2014, năm 2015 tăng 8,34%, năm 2016 tăng 34,63%;

- Đàn lợn năm 2015 giảm 7,42% so với năm 2014, đến năm 2016 tăng 18,81% so với năm 2015, trong đó đàn lợn nái sinh sản năm 2015 giảm 7,2% so với năm 2014, và năm 2016 tăng 18,75% so với năm 2015. Sự biến động của đàn lợn nái qua các năm làm ảnh hưởng về tổng đàn và cơ cấu đàn lợn nái, bởi vì sự tăng giảm của đàn lợn nái dẫn đến sự thay đổi của đàn lợn con sinh ra, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến số lượng đàn lợn thịt. Việc du nhập con giống từ thị trường bên ngoài vào rất khó kiểm soát về dịch bệnh và nguồn gốc;

- Đàn gia cầm có sự biến động không đồng đều trong 3 năm, so với năm 2014, năm 2015 giảm 0,45%, đến năm 2016 tăng 8,62%, bình quân trong 3 năm tổng đàn gia cầm vẫn tăng 3,99%.

* Nguyên nhân tăng: Những năm gần đây việc đầu tư nuôi bò đang được

nông dân quan tâm, đàn bò có khả năng kết hợp cả nuôi truyền thống và nuôi công nghiệp, lợi ích kinh tế cao, ít dịch bệnh, không tốn công chăn thả như nuôi trâu và có thể tận dụng sản phẩm phụ trồng trọt làm thức ăn như: Rơm, rạ, ngọn mía, cám, ngô.

* Nguyên nhân giảm: Theo quan niệm của người dân đàn trâu không những

chăn nuôi lấy thịt mà chủ yếu phục vụ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng đến nay việc áp dụng khoa học kỹ thuật đã gải phóng hoàn toàn sức lao động từ con trâu. Bên cạnh đó, nuôi trâu chủ yếu vẫn phải chăn thả, trong khi đó phần lớn lao động nông nhàn đều đi làm ăn xa tại các khu công nghiệp. Đàn lợn và đàn gia cầm tuy thời gian sinh trưởng ngắn, song đây là loại con nuôi chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh phát sinh theo mùa. Giá cả con giống và thức ăn cho chăn nuôi có nhiều biến động tăng, trong khi đó giá bán sản phẩm đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 70)