Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh và nông nghiệp, tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 31)

phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

2.1.2.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh và nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp có quan hệ chặt chẽ thông qua ba kênh tác động là kinh tế, xã hội và môi trường. Mối quan hệ này vừa mang tính phối hợp và đánh đổi (Nguyễn Trọng Hoài, 2014).

Về phương diện kinh tế, nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản về an ninh cho tăng trưởng xanh. Trong khi đó, tăng trưởng xanh giúp tăng lợi nhuận cho nông nghiệp thông qua việc sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả và tăng cường quản lý tài nguyên tốt hơn vì uy trì sản xuất nông nghiệp trong giới hạn cho phép của sinh thái.

Về phương diện môi trường, nông nghiệp cung cấp một loạt các dịch vụ môi trường và hệ sinh thái cần thiết cho tăng trưởng xanh, đặc biệt là giảm khí thải nhà kính thông qua hấp thụ carbon. Ngược lại, tăng trưởng xanh sẽ thúc đẩy quản lý nguồn nước, đất, kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp tốt hơn, duy trì đa dạng sinh học trong nông nghiệp sẽ có khả năng làm chậm tăng trưởng nông nghiệp trong ngăn hạn nhưng về lâu dài góp phần duy trì bền vững năng suất và sản lượng nông nghiệp và từ đó có khả năng nâng cao hiệu suất cho khu vực nông nghiệp.

Về phương diện xã hội, tăng trưởng xanh trong ngắn hạn có thể làm giảm nỗ lực cải thiện an ninh lương thực và đòi hỏi các biện pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp vì phải phát triển nông nghiệp theo hướng giữ gìn giới hạn sinh thái và đảm bảo các yếu tố tác động đến môi trường. Xét về dài hạn, việc quản lý tốt các nguồn tài nguyên trong nông nghiệp dựa trên tăng trưởng xanh sẽ cải thiện sinh kế nông thôn và nâng cao phúc lợi xã hội cho nông dân.

Bảng 2.1. Nông nghiệp và tăng trưởng xanh: Phối hợp (+) và đánh đổi (-) Đóng góp về kinh

tế của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh

Đóng góp về môi trường của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh

Đóng góp về xã hội của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh

Đóng góp về kinh tế của tăng trưởng xanh vào nông nghiệp

Nông nghiệp là cơ sở của phát triển kinh tế trong khi tăng trưởng xanh có thể cải thiện hiệu suất nông nghiệp (+) Nhãn xanh (Green Labels) và dịch vụ môi trường (Ecoservices) có thể đóng góp vào lợi ích kinh tế trong nông nghiệp (+) Việc làm và các hoạt động sản xuất xanh có thể đa dạng hóa và góp phần phát triển nông thôn (+) Đóng góp về môi trường của tăng trưởng xanh vào nông nghiệp

Biện pháp môi trường có thể làm chậm tăng trưởng nông nghiệp trong ngắn hạn (-)

Tăng trưởng xanh sẽ mang lại lợi ích về môi trường trong nông nghiệp thông qua bảo tồn tài nguyên và hấp thụ carbon (+) Cải cách các nguồn hỗ trợ để giảm bớt áp lực môi trường có thể thúc đẩy thu nhập nông nghiệp công bằng hơn (+) Đóng góp về xã hội của tăng trưởng xanh vào nông nghiệp

Tăng trưởng xanh có thể làm giảm những nỗ lực để cải thiện an ninh lương thực trong thời gian ngắn (-)

Tăng trưởng xanh sẽ đòi hỏi các biện pháp điều chỉnh cơ cấu trong giai đoạn chuyển đổi (-)

Anh ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn sẽ được tăng cường thông qua tăng trưởng xanh (+)

Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài (2014) 2.1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

Các tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh bao gồm (Phạm Quốc Trí, 2014).

a. Đảm bảo khả năng tăng trưởng ổn định, bền vững của nền nông nghiệp

năng tăng trưởng ổn định, mang tính lâu dài cho ngành nông nghiệp, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tổng GDP của ngành. Hạt nhân của sự phát triển này phải đạt mức cao, liên tục và ổn định trong nhiều năm liên tiếp, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận và có năng suất cao dựa trên sự ứng dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ.

“Khung tiêu chí xác định chương trình, dự án tăng trưởng xanh” là đề án thứ hai trong tổng số danh mục 10 chương trình, dự án ưu tiên trong giai đoạn 2013 – 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và tầm nhìn đến năm 2020” ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, đến nay bộ tiêu chí xác định tăng trưởng xanh của Chính phủ vẫn đang được hoàn thiện.

b. Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm, duy trì đa dạng sinh học

Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động tác động trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.

Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh phải dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hiện có. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế còn phải chú ý đến vấn đề duy trì tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng hiện có vì đó là những nhân tố giúp duy trì sự phát triển bền vững và ổn định của ngành nông nghiệp. Hạn chế việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón vô cơ với nồng độ cao, làm ô nhiễm tài nguyên đất, nước; bài trừ các tập tục đốt rừng làm rẫy, di canh, di cư của các địa phương vùng cao, đồi núi gây xói mòn, bạc màu đất đai và kiệt quệ tài nguyên rừng, mất đi khả năng phòng hộ của các khu vực rừng đầu nguồn. Điều này sẽ dẫn đến sự tác động mạnh đến vấn đề biến đổi khí hậu, gây nên thiên tai ở mức độ ngày càng khó kiểm soát, làm thiệt hại cho ngành nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Chính vì thế, bên cạnh mục tiêu phát triển đạt năng suất cao, sản xuất nông nghiệp buộc phải chú trọng rất nhiều đến vấn đền bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiện có.

Ngoài ra, Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh phải duy trì sự đa dạng sinh học, hệ sinh thái nông thôn, không làm mất đi sự cân bằng sinh học vốn có của tự nhiên, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích

thích tăng trưởng kinh tế nông nghiệp (Phạm Quốc Trí, 2014).

c. Đảm bảo khả năng tái tạo tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch

Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh phải ưu tiên sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối (khí bioga), năng lượng gió. Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch như than, khí đốt dầu mỏ, điện từ các nhà máy nhằm giảm phát thải khí nhà kính – nhân tố chính gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngành nông nghiệp có một lợi thế mạnh và là tiền đề quan trọng để có thể sử dụng năng lượng sạch đó là trong hoạt động chăn nuôi gia súc, chất thải gia súc nếu được sử dụng để làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất khí bioga, là khí vừa có thể làm chất đốt, vừa có thể tạo ra điện thì sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho hoạt động chăn nuôi ở các trang trại, thậm chí có thể thay thế hoàn toàn nguồn năng lượng điện chính quy nếu biết kết hợp thêm sử dụng năng lượng mặt trời từ các tấm pin mặt trời. Và điều này hoàn toàn khả thi vì ở Việt Nam có nguồn nhiệt mặt trời khá dài trong năm do nằm trong vành đai Nhiệt đới, nhất là các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ đến Nam Bộ (Phạm Quốc Trí, 2014).

d. Ứng dụng khoa học công nghệ mới để xây dựng mô hình tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp tăng trưởng xanh phải dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, các mô hình tăng trưởng sạch, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Muốn tăng cường phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh thì điều cần thiết là phải ứng dụng những công nghệ trọng điểm của thời đại như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thủy canh, công nghệ nhà có mái che, công nghệ sau thu hoạch, cơ khí hoá dụng cụ nông nghiệp, ứng dụng quy trình nông nghiệp tốt VietGAP.

Khi phát triển thành công các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; nâng cao giá trị gia tăng cho người sản xuất, hướng tới phát huy tiềm năng lợi thế của sản xuất nông nghiệp, hạn chế thiệt hại và thích ứng với các hình thái thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng.

sản xuất nông nghiệp thì nguồn nhân lực phải được đào tạo với chất lượng cao, phát triển nông nghiệp đồng nghĩa với việc xây dựng cho nông dân một kiến thức cao về khoa học công nghệ để người dân có thể ứng dụng các kỹ thuật mới trong canh tác và sản xuất, đạt được năng suất cao với quy trình sạch. Ngoài ra, ngành nông nghiệp phải kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế để xây dựng một ngành nông nghiệp phát triển theo hướng xanh hóa sản xuất (Phạm Quốc Trí, 2014).

e. Chọn lọc cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị gia tăng, giảm thiểu tác động đến khí hậu

Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh đòi hỏi phải nghiên cứu, chọn lọc cơ cấu vật nuôi cây trồng phù hợp với đặc tính lý hóa học của đất, khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đối với các giống cây trồng được chọn lựa phù hợp sẽ có chu kỳ sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, tiết kiệm tối đa thời gian chăm sóc, các loại phân bón, thuốc trừ sâu nhằm hạn chế khí thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn chiếm 43% khí thải nhà kính của cả nước, ô nhiễm môi trường, nguồn đất, nước do bón phân quá mức, sử dụng thuốc trừ sâu. Đối với các loại vật nuôi lựa chọn phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh sẽ có sức đề kháng tốt, chu kỳ sinh trưởng nhanh, tiết kiệm được thức ăn, thời gian chăm sóc, hạn chế được lượng khí thải các bon và cho năng suất cao.

Chính vì vậy, việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi là một nội dung quan trọng cho chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh cho một địa phương cấp huyện. Việc nghiên cứu, thí điểm các giống cây trồng mới sẽ ngày càng làm năng suất thu hoạch của trồng trọt, chăn nuôi nhưng lại tiết kiệm được nhiều chi phí nguyên vật liệu đầu vào, hạn chế được các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, phát thải khí nhà kính. Ngoài ra còn là nguồn dự trữ cây trồng, vật nuôi làm con giống cho ngành nông nghiệp của địa phương.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các mô hình sinh thái nông nghiệp mới, cải tiến mô hình sản xuất thủ công, thô sơ để ứng dụng các kỹ thuật mới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm tạo điều kiện nuôi trồng các giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với xu thế tăng trưởng xanh (Phạm Quốc Trí, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)