Lý do thay đổi liều lượng thuốc BVTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 114)

Lý do tăng liều lượng thuốc Tỷ lệ (%)

1. Côn trùng kháng thuốc 49

2. Nhà sản xuất khuyến cáo 3

3. Nhiều loại sau bệnh hơn 4. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất 5. Các hộ bên cạnh tăng liều dùng 6. Lý do khác

30 9 8 2

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Địa bàn có tỷ lệ người dân tăng liều lượng cao nhất chiếm 50% là xã Tượng Lĩnh là xã nghèo của huyện có nền nông nghiệp kém phát triển, trên địa bàn xã việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Chính vì vậy, việc thay đổi tư duy sử dụng thuốc BVTV là thách thức lớn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận người dân đã nhận thức được tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV thông qua việc giảm liều lượng thậm chí có diện tích không sử dụng thuốc BVTV.

Cùng với đó lượng lớn phân bón hóa học sử dụng trong canh tác, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân hiệu suất sử dụng phân bón chưa cao, chỉ 45-50% với phân đạm, 25-35% với lân và khoảng 60% với kali (trích từ Nguyễn Văn Bộ, 2014), phần còn lại bị rửa trôi hoạc tích tụ vào đất là một trong những nguyên nhân làm thay đổi tính chất vật lý của đất, tạo nên lượng dư thừa một số chất như kim loại nặng, nitrat được đưa vào đất làm tăng mức độ ô nhiễm đất.

Việc môi trường đất bị ô nhiễm do canh tác theo phương thức truyền thống gây cản trở quá trình thực hiện tăng trưởng xanh. Do đó, cần phải việc thay đổi tư duy sử dụng phân bón, thuốc BVTV của người dân, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất.

b. Môi trường nước

rò rỉ ra sông ngồi theo các mạch nước ngầm hay do quá trình rửa trôi, xói mòn khiến hóa chất BVTV phát tán ra các thành phần môi trường nước. Mặt khác, khi sử dụng thuốc BVTV, nước có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nặng nề do người sử dụng đổ hóa chất dư thừa, chai lọ chứa hóa chất, nước súc rửa xuống thủy vực, điều này có ý nghĩa đặc biệt nghiêm trọng khi các nông trường vườn tược lớn nằm kề sông bị xịt thuốc xuống ao hồ. Hóa chất BVTV vào trong nước bằng nhiều cách: cuốn trôi từ những cánh đồng có phun thuốc xuống ao, hồ, sông, hoặc do đổ hóa chất BVTV thừa sau khi đã sử dụng, phun thuốc trực tiếp xuống những ruộng lúa nước để trừ cỏ, trừ sâu, trừ bệnh. Ô nhiễm nguồn nước do hóa chất BVTV cũng có nhiều hình thức khác nhau, từ rửa trôi thuốc từ các cánh đồng có chứa hóa chất BVTV, người sử dụng đổ hóa chất BVTV thừa, rửa dụng cụ ở các kênh mương hoặc do nuớc mưa chảy tràn từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu.

Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác dụng của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy và lắng đọng trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể phát hiện trong các giếng, ao, hồ, sông, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km. Mặc dù độ hoà tan của hoá chất BVTV tương đối thấp, song chúng cũng bị rửa trôi vào nước tưới tiêu, gây ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm và nước vùng cửa sông ven biển nơi nước tưới tiêu đổ vào.

c. Môi trường không khí

Khi phun thuốc BVTV, không khí bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi. Dưới tác động của ánh sáng, nhiệt, gió và tính chất hóa học, thuốc BVTV có thể lan truyền trong không khí. Lượng tồn trong không khí sẽ khuếch tán, có thể di chuyển xa và lắng đọng vào nguồn nước mặt ở nơi khác gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều loại hoá chất BVTV có khả năng bay hơi và thăng hoa, ngay cả hóa chất có khả năng bay hơi ít như DDT cũng có thể bay hơi vào không khí, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nó có thể vận chuyển đến những khoảng cách xa, đóng góp vào việc ô nhiễm môi trường không khí.

d. Ý thức của người dân trong sử dụng phân bón

Phải thừa nhận rằng, phân bón hóa học đã góp công lớn trong việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, lâu nay hộ nông dân sử dụng phân hóa học với suy nghĩ “bón phân hóa học càng nhiều thì cây trồng càng tốt” thế nên lượng phân bón hóa học đổ xuống đất ngày càng nhiều. Suy nghĩ này của hộ nông dân cần sớm thay đổi, để người nông dân nhận thức đúng và đầy đủ vai trò cũng như những tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học. Với thói quen sử

dụng phân bón hóa học trong quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ diễn ra trong nhiều năm qua đã khiến một bộ phận các hộ sản xuất không đủ kiên định để bỏ thói quen đó và hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp an toàn hơn.

Nghiên cứu khảo sát đánh giá nhận thức của người dân giữa việc sử dụng phân bón hóa học và phân hữu cơ, kết quả được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.25. Ý thức của hộ điều tra trong việc thay đổi lượng và loại phân bón sử dụng trong trồng trọt

Diễn giải Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

1. Thay đổi lượng phân bón hóa học đang sử dụng

- Không thay đổi 37 61,67

- Tăng lượng phân bón hóa học sử dụng 10 16,67

- Giảm lượng phân bón hóa học sử dụng 13 21,67

- Không sử dụng phân bón hóa học 0 0,00

2. Thay đổi loại phân bón sử dụng

- Tiếp tục sử dụng phân bón hóa học 49 81,7

- Kết hợp giữa phân bón hóa học và phân hữu cơ 35 58,3

- Chuyển dần sang sử dụng phân hữu cơ và phân bón có nguồn gốc vi sinh

13 21,7

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) 4.3.1.4. Xu thế thị trường về các sản phẩm nông nghiệp sạch thân thiện với môi trường

Hiện nay, với nguy cơ thực phẩm không an toàn, rất nhiều người dân lo ngại về việc chọn lựa và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Trong khi đó, đối với thị trường sản phẩm an toàn lại chưa có kênh phân phối tiêu thụ rõ ràng khiến người sản xuất những sản phẩm an toàn khó cạnh tranh được trên thị trường do giá thành sản phẩm cao hơn và chính việc kênh phân phối không rõ ràng dẫn đến người có nhu cầu mua sản phẩm cũng không biết chính xác sản phẩm đã mua có an toàn hay không. Đây chính là vấn đề cần xem xét khi hướng đến sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện Nông Cống.

Qua khảo sát trên thị trường, hiện nay cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn trên địa bàn huyện mới có 02 điểm: Cửa hàng cung cấp thực phẩm thịt lợn hữu cơ của Hợp tác xã Nông nghiệp Vạn Hòa, Cửa hàng cung cấp thực phẩm an

toàn bao gồm rau, trứng, sữa tại tiểu khu Bắc Giang thị trấn Nông Cống, ngoài ra có các điểm cung cấp thịt lợn sạch nhỏ lẻ của một số thương lái. Đối với thị trường thịt lợn sạch được người tiêu dùng quan tâm và tiêu thụ với lượng lớn (thường mua để tích trữ sử dụng dần do tâm lý lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường hạn chế, mặc dù giá thành sản phẩm thường cao hơn so với thịt cùng loại từ 20.000 - 30.000đ/kg). Tuy nhiên mặt hàng rau an toàn lại chưa có chỗ đứng trên thịt trường.

Tồn tại lớn nhất trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn huyện Nông Cống hiện nay là chưa quan tâm đúng mức đến mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu và thương hiệu. Để phát triển chuỗi và điểm bán nông sản an toàn, qua đó mở rộng cơ hội cho người dân tiếp cận nông sản, thực phẩm an toàn cần phải coi doanh nghiệp là “hạt nhân” và “đầu tàu”, đóng vai trò quyết định từ liên kết sản xuất gắn với sơ chế, chế biến đến tiêu thụ, phân phối trực tiếp nông sản thực phẩm an toàn trên thị trường.

Theo đó, việc kết nối giữa doanh nghiệp và người nông dân sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuỗi sản xuất nông sản, từ đồng ruộng, chuồng trại đến bàn ăn theo đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và quốc tế, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tăng doanh số bán hàng.

Việc đẩy mạnh kết nối sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân phối tiếp cận gần hơn với các hộ sản xuất nông sản an toàn, hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn khép kín. Khâu yếu nhất hiện nay là việc kết nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tiêu thụ nông sản an toàn.

Xây dựng nông nghiệp an toàn, loại bỏ dần những sản phẩm bẩn ra khỏi xã hội không chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp mà rất cần sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan. Trong đó, quan trọng nhất là lòng tin của người tiêu dùng và những cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông sản sạch. 4.3.2. Yếu tố chủ quan

4.3.2.1. Nhận thức của người dân về tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp

Tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống mới được triển khai thực hiện từ đầu năm 2016. Trong đó phải kể đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn theo mô hình trang trại và gia trại trong những năm vừa qua đã có sự phát triển nhanh. Hiện tại theo con số thống kê,

tổng đàn lợn đã lên tới trên 39 nghìn con.

Một trong những nguyên nhân khiến đàn lợn tăng nhanh như vậy là do giá cả chăn nuôi trong vài năm trở lại đây luôn giữ ổn định, người chăn nuôi có lãi. Chăn nuôi phát triển nóng cũng kéo theo hàng loạt hệ lụy đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, người nuôi sử dụng các chất cấm, giá cả lên xuống thất thường, phụ thuộc nhiều vào thường lái. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, giá thịt lợn hơi xuống thấp, khiến cho người chăn nuôi sau một thời kỳ hưng thịnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Do vậy, để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững đòi hỏi các hộ chăn nuôi cần phải thay đổi tư duy, đầu tư phát triển công nghệ hướng tới những sản phẩm sạch và an toàn, trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap, chăn nuôi hữu cơ đang được nhiều địa phương áp dụng.

Muốn phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường có nghĩa là Nhà nước và nhân dân phải cùng chung sức thực hiện. Nắm rõ chủ trương này, huyện Nông Cống đã tuyên truyền vận động, phát huy tốt các nguồn lực trong cộng đồng nên chỉ trong một thời gian ngắn, bộ mặt nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc; trong đó có gam màu sáng từ những mô hình tăng trưởng sạch, thân thiện với môi trường, các hầm chứa năng lượng sinh học biogas ở các trang trại chăn nuôi ngày càng nhiều. Nền tảng ý thức cộng đồng về phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh đã được bắt đầu từ chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nông Cống vài năm trước. Các chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nông Cống đã thật sự lan tỏa sâu rộng trong các khu dân cư và bước đầu tạo ra sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp nhân dân và đó là tiền đề rất tốt để nâng cao ý thức về phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh của huyện. Bằng chứng dễ nhận biết nhất là sự phát triển và thành công của các mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở 4 xã Vạn Hoà, Vạn Thắng, Thăng Long, Công Liêm, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã Vạn Hòa, Tế Thắng, Tân Khang, Minh Nghĩa, chăn nuôi hữu cơ tại thị trấn Nông Cống,…

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng nông thôn mới việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tiến trình phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ở huyện Nông Cống đã có sự chung tay đóng góp rất lớn

đường bê tông nội đồng, 80% hệ thống kênh mương được kiên cố hóa thuận lợi cho công tác tưới tiêu, vận chuyển nông sản.

Bảng 4.26. Nhận thức của hộ điều tra về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

Diễn giả Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Nghe về phát triển sản xuất nông nghiệp theo

hướng tăng trưởng xanh

- Chưa nghe 49 81,67

- Đã nghe 11 18,33

2. Hiểu về loại hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

- Không hiểu 4 8,16

- Hiểu một phần 22 44,90

- Đã hiểu 23 46,94

3. Mong muốn áp dụng loại hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

- Có (ngay khi điều kiện cho phép) 17 34,69

- Chưa (nhưng sẽ cân nhắc trong tương lai) 24 48,98

- Không áp dụng 8 16,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Không dừng lại ở đó, nhằm giúp phát huy ý thức của cộng đồng về xu hướng phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường, chính quyền địa phương còn tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với môi trường.

4.3.2.2. Phong tục tập quán sản xuất của người dân

Nông Cống là huyện thuần nông với 3/4 số hộ sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện đã và đang phải chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Tình trạng hạn hán, mưa lũ kéo dài, xâm nhập mặn đang diễn biến vô cùng phức tạp, gây thiệt hại nặng cho ngành nông nghiệp.

Đứng trước sự tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng hiện diện rõ nét và nhận thức rõ sự xâm hại ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên do hoạt động canh tác, ngành nông nghiệp cần và phải nhìn nhận, từng bước thay

đổi, lựa chọn phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững nhằm thích nghi để bảo đảm an toàn, phát triển ổn định. Vì vậy cần phải nỗ lực để dần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ việc dựa trên khai thác tài nguyên, tận dụng lao động giá rẻ, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến phát triển ngành nông nghiệp thiếu bền vững sang áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát phải các-bon là yếu tố then chốt để phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Để ứng phó với tình hình thời tiết khắc nghiệt nói trên, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai các giải pháp bằng việc hướng dẫn thời vụ và cơ cấu giống lúa cho từng tiểu vùng, nhằm né tránh và giảm thiệt hại do hạn hán gây ra mà còn hoàn chỉnh gói kỹ thuật canh tác lúa thích ứng với hạn hán. Chủ động ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi như mô hình “lúa - cá”, “2 vụ lúa, 1 vụ màu”, “cánh đồng mẫu lớn”. Các mô hình đã giúp được nông dân sản xuất nông nghiệp bền vững, ổn định sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các phương thức canh tác tiên tiến cũng được triển khai như áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng. Trong đó, ứng dụng các biện pháp “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống, thuốc trừ sâu, phân đạm; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế) hay “1 phải, 5 giảm” hay kỹ thuật canh tác “1 phải, 6 giảm” (phải sử dụng giống xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 114)