Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 47)

hướng tăng trưởng xanh.

2.1.4.1. Các yếu tố khách quan

a. Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bao gồm các tài nguyên thiên nhiên như vị trí địa lý, địa hình thổ nhượng, khí hậu, thời tiết đất đai, sông ngòi, nguồn nước, sự đa dạng sinh học. Trong đó, tài nguyên thiên nhiên là tiền đề quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp, và là nhân tố được chú trọng nhất trong phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.

Các nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Quá trình sản xuất nông nghiệp gắn liền với quá trình sinh học và gắn bó chặt chẽ với nhân tố tự nhiên. Trong quá trình sản xuất, người lao động không thể ngăn cản quy luật sinh vật và không được can thiệp thô bạo vào trong quá trình sinh vật, trái lại phải nghiên cứu và nhận thức được các quy luật của sinh vật đó để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng sinh thái. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên các vùng thổ nhưỡng, vùng khí hậu, vùng sinh

thái và vùng sinh vật, đây là cơ sở tự nhiên tạo nên lợi thế giữa các vùng sản xuất cho từng loại cây, vật nuôi; hình thành những người lao động chuyên môn hóa, ngành chuyên môn hóa.

Chính vì thế, sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh chỉ thực sự có hiệu quả khi thích ứng với các nhân tố tự nhiên. Điều này đòi địa phương phải lựa chọn một tập đoàn cây trồng, vật nuôi thích ứng với nhân tố tự nhiên của từng vùng, từng nơi và phải khai thác lợi thế so sánh của từng nơi để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, trước hết gắn sản xuất với chế biến, hướng tới tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

b. Điều kiện cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật và hệ thống cơ sở hạ tầng là những tiền đề để giúp sản xuất nông nghiệp vận hành tốt hơn, tạo ra những mô hình sản xuất hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường hơn như: trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng, hệ thống hầm chứa khí bioga, hệ thống thủy lợi, thuỷ nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường, ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất; hoàn thiện hệ thống quy trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm; kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện hóa học như phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng vật nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng, vật liệu hóa học xây dựng. Những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghiệp bao gồm: trình độ văn hóa, trình độ quản lý, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình độ tiếp thị; tiến bộ kỹ thuật trong trang bị và sử dụng các phương tiện cơ khí như: Máy công tác hay là công cụ lao động nói chung; hệ thống các công trình thủy lợi; các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như đường sá, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, nhà xưởng, kho bãi,… Các yếu tố này được coi là: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, chính là “giá đỡ vật chất”, là bộ xương sống của sản xuất, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản (Phạm Quốc Trí, 2014).

Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh phải gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại mà trước hết là công nghệ sinh học, tiến bộ kỹ thuật gen, nuôi cấy tế bào. Những thành tựu này, một mặt mở ra khả năng, hướng đi mới, từ ứng dụng và chuyển giao công nghệ tạo ra những giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh; mặt khác đòi hỏi

cách hợp lý với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội trong nước.

c. Nhân tố kinh tế - xã hội

Các nhân tố về kinh tế - xã hội có tác động rất quan trọng đến phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh như: thị trường, tín dụng đối với nông nghiệp, quy mô và chất lượng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư, trình độ lao động sản xuất nông nghiệp.

Mục đích chính của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh nói riêng là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên điều kiện về thị trường giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất và mặt hàng nông sản. Thực tiễn cho thấy rằng, nếu sản xuất ra những nông sản không đạt yêu cầu về chất lượng, sản phẩm có giá thành cao, thì dù công tác tiếp thị được tiến hành hoàn hảo đến mấy cũng là vô ích. Trong nền kinh tế thị trường, ba câu hỏi: Sản xuất cái gì?, Sản xuất như thế nào?, Sản xuất cho ai? Đều do thị trường quyết định. Thị trường không những quyết định về số lượng mà còn về chất lượng, quy mô, mẫu mã hàng hóa sản xuất ra. Do vậy, khi đặt vấn đề giải quyết thị trường cho các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, cần đặt nó trong toàn bộ quá trình kinh doanh để xem xét và giải quyết. Sự phân tích, đánh giá thị trường sản phẩm đầu ra của vùng chuyên môn hoá nông nghiệp cũng cần có sự phân tổ để có thể giải quyết vấn đề mạch lạc. Chẳng hạn, cũng là sản phẩm đầu ra của vùng chuyên môn hoá, nhưng đó là sản phẩm để tiêu dùng trực tiếp của dân cư, hay là sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến. Hoặc đó là sản phẩm dễ vận chuyển đi xa hay khó vận chuyển đi xa. Những phân tích đó giúp cho sự định hướng cho mỗi vùng nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, cũng như trong bảo vệ các tài nguyên nông nghiệp.

Trước hết, để có thể tồn tại trên thị trường thì phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh phải đảm bảo là ngành nông nghiệp hàng hóa. Tín dụng đối với nền nông nghiệp hàng hóa là nguồn vốn bằng tiền mặt do thị trường vốn cung cấp như là các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng. Tín dụng ở đây được xem xét theo nghĩa hẹp, nghĩa là nó được mã hóa thành một lượng tiền mặt nào đó (còn gọi là vốn), nó có thể biến thành một nguồn lực cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó, tín dụng nông nghiệp và việc sử dụng tín dụng nông nghiệp

có ảnh hưởng rất quan trọng đến sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đối với doanh nghiệp, hộ nông dân muốn nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hóa thì không chỉ cần có tín dụng đầu tư lớn mà còn phải nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tín dụng. Việc sử dụng tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng.

Thực tế cho thấy, việc cung cấp tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn; hộ nông dân là những người có ít vốn đầu tư và trình độ sản xuất kinh doanh, quản lý còn thấp. Do vậy, muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển nông nghiệp hàng hóa đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các chính sách huy động tín dụng nông sản khác. Có như vậy mới tạo ra thế mạnh đột phá, đẩy nhanh nông nghiệp hàng hóa.

Lực lượng lao động trong nông nghiệp muốn là chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh thì không thể chỉ dừng lại ở sản xuất các sản phẩm nông sản giản đơn mà phải là những người có trình độ kinh doanh hàng hóa phát triển, phải có tri thức làm giàu. Tri thức làm giàu bao gồm tri thức về khoa học kỹ thuật, về cách mạng sinh học và tri thức về kinh tế, kinh doanh, về thị trường, giá cả, quy hoạch, chiến lược phát triển, thẩm chí còn phải có cảm quan chính trị nhạy bén. Một mặt người lao động nông nghiệp phải tự vươn lên năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm; phải có sự trợ giúp đắc lực của giáo dục và đào tạo, dịch vụ khuyến nông, đặc biệt là vai trò quy hoạch, đầu tư lớn và đồng bộ của Nhà nước.

Mặt khác, lực lượng lao động trong nông nghiệp là yếu tố năng động và cách mạng nhất của lực lượng sản xuất, nó quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trình độ dân trí, khả năng lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tính cần cù, thông minh là những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh (Phạm Quốc Trí, 2014).

d. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh của Nhà nước và địa phương

Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh chịu sự tác động không nhỏ và mang tính định hướng của các chính sách, cơ chế để đổi mới cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương. Chính sách nông nghiệp đúng đắn, thích hợp sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khai thác tốt nhất

mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và ngược lại nếu các chính sách nông nghiệp của Nhà nước không đúng đắn, không thích hợp nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển nông nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua các chính sách để khắc phục những khuyết tật của thị trường, cụ thể như: chính sách đất đai, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách tiêu thụ nông sản; các chính sách này vừa tạo phân công lao động xã hội, vừa tạo điều kiện môi trường để thúc đẩy sự hình thành và phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.

Thực tiễn cho thấy ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù điều kiện tự nhiên không được thuận lợi nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được tốc độ phát triển cao, là do các nước đó có được các chính sách nông nghiệp đứng đắn, Nhà nước đã tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động như: phát triển khoa học - công nghệ, cung cấp dịch vụ thông tin, cung cấp các loại hàng hóa công cộng (hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, hệ thống thông tin liên lạc), cung cấp vốn, tín dụng, điều chỉnh lãi xuất hợp lý có lợi cho người sản xuất nông nghiệp. Những vấn đề này thể hiện sự can thiệp và trợ giúp của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và là nhân tố không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh nói riêng.

e. Hiện trạng môi trường

Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh là phát triển dựa trên các lợi thế về điều kiện tự nhiên. Vì vậy hiện trạng môi trường ảnh hưởng lớn đến quyết định phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh. Nó quyết định hướng tiếp cận phương thức sản xuất hoặc dựa vào lợi thế môi trường để phát triển (môi trường sạch) hoặc phương thức sản xuất để cải tạo môi trường (môi trường ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm).

Đối với các vùng có điều kiện môi trường sạch việc phát triển sản xuất theo hướng tăng trưởng xanh tương đối thuận lợi, sản xuất chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên của khu vực nên việc lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi thuận lợi hơn.

Đối với các vùng có điều kiện môi trường ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm thì nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh cao, tuy nhiên việc lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi phải tính đến khả năng thích

nghi và khả năng cải tạo môi trường mà vẫn đáp ứng được các tiêu chí tăng trưởng xanh là khó khăn và đòi hỏi thời gian dài.

f. Xu thế thị trường về các sản phẩm sạch thân thiện với môi trường

Xu thế thị trường về các sản phẩm nông nghiệp sạch thân thiện với môi trường quyết định trong khâu quy hoạch vùng sản xuất, chủng loại sản phẩm đáp ứng với thị hiếu, nhu cầu thị trường. Việc điều tra xu thế thị trường về sản phẩm nông nghiệp sạch là rất quan trọng để xác định số lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường có khả năng tiêu thụ hết, do hầu hết các sản phẩm này thời gian sử dụng đảm bảo các tiêu chuẩn sạch ngắn đặc biệt yêu cầu độ tươi sản phẩm.

Trong bối cảnh người tiêu dùng hiện đang hoang mang trước vấn nạn thực phẩm bẩn, sản phẩm nông nghiệp có quá nhiều dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thì việc ứng dụng và phát triển một nền nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh chính là niềm hy vọng cho việc xây dựng chất lượng nông sản sạch và bền vững cho tương lai nông nghiệp Việt Nam (Phạm Quốc Trí, 2014).

2.1.4.2. Yếu tố chủ quan

a. Nhận thức của người dân về tăng trưởng xanh

- Nhận thức của người dân về tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện. Khi người dân có nhận thức, hiểu biết về quy trình sản xuất cũng như lợi ích các sản phẩm nông nghiệp xanh thì công tác triển khai thực hiện mới đạt hiệu quả cao. Ngược lại việc triển khai sẽ không đạt hiệu quả và có khả năng người dân sẽ chống đối không thực hiện. Do đó, để phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh cần quan tâm nhiều đến công tác tuyên truyền, vận động cũng như việc vận dụng các chính sách của Nhà nước một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện phát triển của từng vùng.

- Chiến lược Tăng trưởng xanh là một hệ thống các chương trình, kế hoạch hành động và chính sách đa ngành, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, người dân các vùng miền, các doanh nghiệp và tổ chức chính trị xã hội. Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 6-2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã xác định tăng trưởng xanh là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, nhận thức của người dân về tăng trưởng xanh còn hạn chế, chưa thấy được lợi ích và tác động tích cực lâu

dài của tăng trưởng xanh. Vì vậy trong giai đoạn đầu thực hiện tăng trưởng xanh sẽ có khó khăn, nhưng về lâu dài nó có tác động tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy đây là hướng đi thách thức nhưng sẽ bảo đảm nông nghiệp phát triển bền vững và có trách nhiệm với xã hội.

b. Phong tục tập quán sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương

“Văn hóa lúa nước” đã tồn tại từ lâu đời nay ở Việt Nam, người nông dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, phong tục tập quán và đã xây dựng được nét văn hóa truyền thống trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những truyền thống đáng giữ gìn và phát huy, ngành nông nghiệp vẫn phải đối mặt với các các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp như: lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ không theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)