Tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 55)

- Nhật Bản

Là quốc gia thịnh vượng nhất nhì thế giới, với nền công nghiệp nặng phát triển đỉnh cao, Nhật Bản đồng thời cũng được đánh giá cao trong vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này xuất phát từ việc người Nhật đã sớm ý thức được những gì sẽ đến với mình nếu không biết bảo vệ môi trường. Người Nhật hiểu rằng mình là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả

các tài nguyên đang có nguy cơ bị cạn kiệt và tài nguyên có thể phục hồi. Vì thế, họ nhận ra mình có trách nhiệm bảo tồn và bảo vệ môi trường. Chương trình Eco Mark giúp định hướng người dân mua các sản phẩm hàng hoá thân thiện môi trường. Để bảo vệ môi trường tốt, Nhật Bản chú trọng từ khâu giáo dục con người ngay từ “thuở còn thơ” đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, không có cách gì tốt hơn để giáo dục ý thức của người dân bằng cách cho họ thấy những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ môi trường trong từng khía cạnh của cuộc sống. Trong nông nghiệp, nước Nhật đã phát động chiến dịch nổi tiếng mang tên "Một ngôi làng, một sản phẩm nông nghiệp chính" và chiến dịch này hiện nay đã lan rộng khắp Nhật Bản. Hơn 300 sản phẩm nông nghiệp đã được phát triển ở Ohita, tạo doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Đồng thời nước Nhật tăng cường phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường bằng các áp dụng cây trồng che phủ với các tác động qua lại.

GS.TS. Yoshiharu Fujii của Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu về các tác động qua lại trong suốt hơn 3 thập kỷ và phát hiện ra rằng phương pháp cây trồng che phủ với hoạt động cảm nhiễm qua lại là thích hợp nhất cho nông nghiệp xanh và thân thiện với môi trường. Cảm nhiễm qua lại là năng lượng tự nhiên của cây trồng để tự bảo vệ bằng các chất hữu cơ tự nhiên. Một vài giống cây đặc thù ở châu Á, đã được nông dân biết đến là những giống cây che phủ và được sử dụng trong trồng xen vụ, hàng rào, hay nông lâm nghiệp, đã được chứng minh là những giống cây cảm biến qua lại rất quan trọng (Nguyễn Quốc Vọng, 2016).

- Rwanda

Trong bối cảnh tài nguyên dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nhiều quốc gia lựa chọn Kinh tế xanh (KTX) là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn đề trên. Để xây dựng KTX, Rwanda đã có nhiều giải pháp và bước đầu đã đạt được hiệu quả trong việc thoát nghèo bền vững bằng cách ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp.

Tại Rwanda, nông nghiệp đóng vai trò lớn trong nền kinh tế của đất nước, tạo ra 80% việc làm, đáp ứng 90% nhu cầu lương thực quốc gia và đóng góp trên 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, nền nông nghiệp của Rwanda đang phải gánh chịu những áp lực lớn do tình trạng thiếu nước; suy thoái, ô nhiễm đất, dân số gia tăng, khai thác, sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên

và hiện tượng biến đổi khí hậu phức tạp, đe dọa đến cuộc sống người dân. Những thách thức đó đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Rwanda, ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân nghèo, dễ tổn thương và gây khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

Từ năm 2005, Chương trình Sáng kiến Đói nghèo - Môi trường (PEI) của

UNEP và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã hỗ trợ Chính phủ Rwanda giải quyết những thách thức trên và tăng cường các biện pháp quản lý môi trường hiệu quả nhằm giảm đói nghèo và phát triển bền vững. Bước đầu tiên trong Kế hoạch giảm nghèo và cải thiện môi trường của Rwanda là tiến hành nghiên cứu “phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường ở Rwanda”, để đưa ra được số liệu cụ thể về chi phí do suy thoái môi trường. Các phân tích cho thấy, tình trạng môi trường xấu đi đã làm cho hiện tượng nghèo đói gia tăng, sinh kế của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng và ngân sách y tế của địa phương được “thổi phồng” lên. Ước tính, mỗi năm, lượng đất bị xói mòn là 15 triệu tấn, ngân sách nhà nước dành cho việc xử lý chiếm đến 2% GDP, tương đương với số tiền dùng để nuôi 40.000 người/năm.

Dựa vào nghiên cứu đó, Chính phủ Rwanda đã đưa ra chính sách thích hợp, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, vừa giải quyết được tình trạng thoái hóa đất, thúc đẩy hoạt động nông nghiệp bền vững, trong đó vai trò chủ chốt là người dân địa phương.

Năm 2009, Cơ quan Quản lý Môi trường Rwanda (REMA) có sáng kiến

đưa làng Rubaya (nằm ở phía Bắc của Rwanda) trở thành một mô hình phát triển bền vững vì người nghèo, thông qua việc áp dụng công nghệ “sạch” vào sản xuất nông nghiệp bao gồm: hệ thống thu nước mưa; sử dụng dư lượng khí sinh học làm phân bón; trồng cây để chống biến đổi khí hậu; làm ruộng bậc thang. Nhờ những giải pháp đó, năng suất nông nghiệp của dân làng Rubaya gia tăng, không những đáp ứng đủ nhu cầu của địa phương, mà còn cung cấp được lương thực cho các nơi khác, tạo thêm nguồn thu cho các xã viên trong làng đến 26.000 USD/năm. Ngoài ra, hoạt động thu gom nước mưa và áp dụng khí sinh học cũng giúp dân làng có thêm nước sạch, năng lượng, phục vụ cho cuộc sống. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, phụ nữ và trẻ em trong làng không phải đi xa để lấy nước và kiếm củi, trẻ em có thêm thời gian để đi học. Nhờ Chiến lược giảm nghèo và cải thiện môi trường của đất nước, làng Rubaya đã có sự thay đổi tích cực, sinh kế người dân được ổn định. Từ một ngôi làng

nghèo đói, đời sống người dân cơ cực đến nay, Rubaya đã trở thành một mô hình

thành công về xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khác học theo. -

Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, 97% tổng nhu cầu năng lượng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Quốc gia này cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch trong thời gian dài. Để đối phó với sự khắc nghiệt trên, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, Hàn Quốc đã mạnh dạn đi đầu và xây dựng chính sách tăng trưởng xanh trong các ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Tăng trưởng xanh hay tăng trưởng ít các bon đã được Tổng thống Lee Myung Bak chính thức công bố ngày 15 tháng 8 năm 2008 (Nguyễn Thị Thắm, 2012).

Trong hệ thống chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, Luật khung về tăng trưởng xanh là văn bản tổng hợp đầy đủ các nội dung của chính sách tăng trưởng xanh, một chính sách phát triển nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng theo một động lực mới trên cơ sở đối phó nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế quốc tế của Hàn Quốc trên thế giới. Các chính sách tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp xanh được Hàn Quốc áp dụng bao gồm:

Thứ nhất, nhằm thực hiện một cách hệ thống và toàn diện chính sách tăng trưởng xanh, ít cácbon, lập các kế hoạch về phát triển bền vững, phát triển năng lượng, đối phó với biến đổi khí hậu trên cơ sở chiến lược quốc gia về tăng trưởng

xanh trong nông nghiệp. Để thực hiện cụ thể chiến lược quốc gia về tăng trưởng

xanh trong nông nghiệp với từng giai đoạn, 5 năm một lần lên kế hoạch cụ thể về mục tiêu chính sách tăng trưởng xanh, chiến lược thực hiện, dự án trọng điểm và ngân sách đầu tư thực hiện. Các cơ quan hành chính trung ương lập kế hoạch thực hiện cho ngành nông nghiệp của trung ương còn các cơ quan tỉnh thành phố lập kế hoạch tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở các địa phương.

Thứ hai, xây dựng thể chế thực hiện tăng trưởng xanh. Để hoạch định

chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và thực thi một cách hệ thống và hiệu quả, Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban tăng trưởng xanh trực thuộc tổng thống, trong đó thủ tướng và các thành viên dân sự đều cùng tham gia. Các ủy ban nhánh trực thuộc Ủy ban tăng trưởng xanh và Ban kế hoạch tăng trưởng xanh được thiết lập và hoạt động với chức năng xem xét đánh giá chuyên môn. Tại các tỉnh, thành phố cũng thành lập Ủy ban tăng trưởng xanh tỉnh, thành

trực thuộc chủ tịch tỉnh, thành phố.

Thứ ba, xây dựng ngành nông nghiệp và công nghệ xanh thành động lực

phát triển mới để tạo ra các việc làm xanh mới. Hỗ trợ và phát triển ngành nông

nghiệp và công nghệ xanh về mặt chế độ để nâng cao tiềm lực tăng trưởng và sức cạnh tranh, tạo ra các việc làm xanh mới nhưng phải tôn trọng và phát triển tối đa chức năng của thị trường và phát huy tính làm chủ của lĩnh vực tư nhân. Nhằm thực hiện được điều này, nhà nước tạo điều kiện cạnh tranh xanh cho người nông dân như hỗ trợ về mặt kỹ thuật, công khai thành quả kinh doanh xanh. Đồng thời, phát triển nghiên cứu công nghệ xanh và tìm phương pháp thực hiện kinh doanh công nghệ xanh áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Các kỹ thuật xanh đã được phát minh hoặc đang được nghiên cứu cũng như ngành nông nghiệp xanh trong nước sẽ được chính phủ hỗ trợ nâng cấp để đạt chuẩn quốc tế. Nhà nước hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, bồi dưỡng năng lực chuyên môn hoặc hỗ trợ chuyên gia để đào tạo và hướng dẫn phương pháp sản xuất xanh. Đồng thời, hình thành các khu vực sản xuất xanh và công nghệ xanh để tập trung hỗ trợ phát triển (Nguyễn Thị Thắm, 2012).

Thứ tư, khuyến khích mở rộng đầu tư xanh cho ngành nông nghiệp qua việc

tăng cường sử dụng tiền tệ xanh. Thực hiện chế độ kiểm tra các trang trại sản

xuất xanh và cấp chứng chỉ xanh để lựa chọn thương hiệu xanh và công nghệ xanh có triển vọng làm đối tượng đầu tư của chính phủ. Nhằm phát triển công nghệ xanh, xây dựng và hỗ trợ ngành nông nghiệp xanh, nhà nước hỗ trợ ngân sách, thúc đẩy sáng tạo các sản phẩm tín dụng xanh, tăng cường hỗ trợ cho người nông dân và các trang trại áp dụng mô hình sản xuất xanh. Đồng thời, đối với việc đầu tư thiết bị, phát triển công nghệ xanh và nông nghiệp xanh, nhà nước hỗ trợ về mặt tín dụng và trợ cấp kinh phí. Chính phủ thực hiện chính sách thuế quốc gia nhằm giảm thiểu sự kém hiệu quả trong phân phối tài nguyên bằng chế độ thuế thân thiện với môi trường.

Thứ năm, tăng cường tính tự lập về năng lượng và giảm phát thải nhà kính

theo từng giai đoạn. Hạn chế mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng hóa

thạch, đặt mục tiêu dài hạn, ngắn hạn cho từng lĩnh vực cụ thể kể từ năm 2012 như giảm thiểu phát thải nhà kính, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, tự lập về năng lượng, phổ cập năng lượng tái sinh. Đặc biệt, trong phần Lệnh thi hành đã ghi rõ mục tiêu giảm phát thải nhà kính xuống 30% vào năm 2020. Bộ trưởng Bộ Môi trường tổng quản việc giảm thiểu phát thải nhà kính nhưng được

phân công trách nhiệm quản lý cho người đứng đầu các cơ quan đơn vị các lĩnh vực. Ở lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi giao cho Bộ Nông lâm thủy sản, lĩnh vực rác thải giao cho Bộ môi trường. Các trang trại sản xuất nông nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và có lượng phát thải lớn phải trình chính phủ báo cáo định kỳ về mức độ sử dụng năng lượng và mức độ phát thải. Trên cơ sở đó, chính phủ sẽ xây dựng chế độ quản lý thông tin tổng hợp về phát thải nhà kính. Đồng thời, để các trang trại sử dụng nhiều năng lượng và phát thải lớn không ngừng giảm lượng phát thải, chính phủ điều tra khảo sát, cung cấp thông tin tư liệu, thực hiện hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, điều kiện kinh doanh, thuế. Mặt khác, để đối phó với thị trường phát thải ngày càng mở rộng, giảm phát thải nhà kính một cách hiệu quả, chính phủ áp dụng Chế độ mua bán quyền phát thải (Nguyễn Thị Thắm, 2012).

Thứ sáu, chính phủ thực hiện chính sách phát triển bền vững trong nông

nghiệp, chính sách lối sống xanh, quốc thổ xanh. Thúc đẩy phát triển kỹ thuật sản

xuất nông sản thân thiện với môi trường, sản xuất và lưu thông nông sản không dùng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng cửa kính hấp thụ các bon. Các đoàn thể xã hội địa phương, doanh nghiệp, nhân dân cùng xây dựng thể chế hợp tác, triển khai phong trào lối sống xanh, tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt.

Thứ bảy, tăng cường ngoại giao trong đối phó với biến đối khí hậu theo yêu cầu của cộng đồng quốc tế đồng thời với tư cách là người dẫn đầu trong tăng

trưởng xanh ít cácbon, tăng cường hợp tác quốc tế lúc cần thiết. Thu thập thông

tin của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế về tăng trưởng xanh, ít cácbon để có đối ứng thích hợp cũng như tích cực trao đổi thông tin với các nước và tổ chức quốc tế để tăng cường hợp tác trong tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn áp dụng một số chính sách tiến bộ nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh như: Khôi phục 4 dòng sông chính; xây dựng hệ thống giao thông xanh; quản lý nguồn tài nguyên nước; chương trình năng lượng sạch hơn; chương trình tái sinh tài nnguyên; quản lý rừng và chương trình sinh học; nhà xanh, văn phòng xanh và trường học xanh; phong cảnh và cơ sở hạ tầng xanh; triệt để việc không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp; thay đổi lối sống, tập quán canh

tác ảnh hưởng đến môi trường bằng hành động bảo vệ môi trường (Nguyễn Thị

- Cộng Hòa Liên Bang Đức

Ngành nông nghiệp của Cộng Hòa Liên Bang Đức có tổng diện tích đất sử dụng là 18 triệu ha, tương đương với 50% diện tích lãnh thổ của Đức. Một nửa còn lại là đất đô thị, khu công nghiệp và đất rừng. Nhà nước Đức chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao và bền vững. CHLB Đức được biết đến là một trong những nước đi đầu về áp dụng nguồn năng lượng sạch để sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh (Phạm Quang Vinh, 2015).

Bên cạnh các mục tiêu cung cấp lương thực và thực phẩm thì ngành nông nghiệp của Đức được trao thêm các nhiệm vụ, chức năng mới như cung cấp các sản phẩm nguyên vật liệu cho công nghiệp, công tác bảo tồn chăm sóc môi trường, cảnh quan nông nghiệp, phát triển và cung cấp năng lượng mới từ mặt trời và sức gió.

CHLB Đức đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông

nghiệp, nông thôn. Hiện nay có tới hơn 30% diện tích canh tác nông nghiệp

được khai thác, sử dụng theo các phương pháp mà sẽ tổn hại ít nhất cho môi trường. Các phương pháp này là trông trọt sinh thái, sử dụng phân hữu cơ, giảm thiểu phân hoá học và thuốc trừ sâu độc hại, áp dụng các biện pháp bảo vệ cảnh quan, xây dựng các đồng cỏ, bãi chăn thả súc vật. Phần lớn các chính sách nông nghiệp lớn của CHLB Đức đều do Uỷ ban châu Âu quyết định và ban hành. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường nông nghiệp, trong khuôn khổ chung Nhà nước Đức vẫn có những chính sách hỗ trợ cụ thể.

Chính phủ nước này đã thực hiện tám “chính sách xanh” trong các lĩnh vực

năng lượng, nông nghiệp và một số ngành khác, tiêu biểu là các đề xuất nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 47 - 55)