Hiệu quả sản xuất khí Biogas từ các nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 106)

Nguồn nguyên liệu Lượng thải hàng ngày (kg/con) Hàm lượng chất khô (%) Tỷ lệ khối lượng C/N Sản lượng khí hàng ngày (l/kg nguyên liệu tươi) Bò 15 – 20 18 - 20 24 – 25 15 - 32 Trâu 18 – 25 16 - 18 24 – 25 15 - 32 Lợn 1,2 – 4 24 - 33 12 – 13 40 - 60 Gà 0,02 - 0,05 25 - 50 5 – 15 50 - 60 Người 0,18 - 0,34 20 - 34 2,9 – 10 60 - 70

Bèo tây tươi - 4 - 6 12 – 25 0,3 - 0,5

Rơm rạ khô - 80 - 85 48 – 117 1,5 - 2,0

Nguồn:dongcobiogas.com/en/introduction/252-nang-luong-sach-da-nang-2

* Xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Để xử lý vấn đề môi trường trong chăn nuôi nông hộ trên địa bàn huyện, các hộ chăn nuôi được khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải. Đệm lót sinh học được làm từ các loại phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẵn có trên địa bàn như: mùn cưa, vỏ trấu, bã sắn, bã mía, lõi ngô nghiền nhỏ được phối trộn với chế phẩm vi sinh Balasa No.1 để rải lên nền chuồng nuôi với độ dày 60cm dùng cho nuôi lợn, 15-25cm dùng cho chăn nuôi gia cầm. Lớp đệm lót có tác dụng phân hủy phân và nước tiểu hình thành một lớp sinh khối sạch, hạn chế vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng cho vật nuôi, loại bỏ ruồi muỗi và không có mùi hôi. Từ lợi ích của phương pháp xử lý mang lại, trên địa bàn toàn huyện đã sử dụng hơn 19.260m2 đệm lót sinh học trong chăn nuôi, tiêu biểu gồm các xã Vạn Hòa, Trường Sơn, Trường Minh, Thăng Long, Tượng Sơn.

Việc sử dụng đệm lót sinh học không chỉ giúp giảm triệt để mùi phân, mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học còn giúp giảm 60% công lao động và chi phí điện bơm nước rửa chuồng, tắm cho đàn lợn và xây hầm biogas. Hiện một mô hình đệm lót sinh học 20m2 chi phí hết khoảng 2,5 - 3 triệu đồng, song thời gian sử dụng trong vòng 4 - 5 năm và nuôi được 6 con lợn.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả xử lý môi trường trong chăn nuôi nông hộ, ngoài sử dụng đệm lót sinh học, người chăn nuôi được khuyến khích sử dụng cám sinh học trong chăn nuôi. Mô hình này không chỉ giúp giảm cơ bản mùi hôi thối, lợi ích của việc sử dụng thức ăn sinh học còn giúp chất lượng thịt lợn ngon và săn chắc hơn. Mô hình có thể áp dụng trên diện rộng và quy mô đàn lên tới

hàng trăm con lợn. Vì phù hợp nên được trang trại chăn nuôi của ông Trần Nhân Ái tại thị trấn Nông Cống áp dụng với đàn lợn 25 nái, 200 lợn thịt.

Tuy nhiên, việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sử dụng biogas, đệm lót sinh học hay kết hợp với sử dụng cám sinh học trên địa bàn huyện chưa đồng bộ, vì vậy vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ do các hộ gia đình chỉ nuôi khoảng 20 con gà, hoặc 10 con vịt hay 2 con lợn nên việc áp dụng các mô hình trên không phù hợp. Vẫn còn tình trạng xả thải trực tiếp chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra môi trường.

e. Tình hình thu gom phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Phụ phẩm nông nghiệp bao gồm như rơm rạ, thân lá ngô, phần thừa của rau màu sau quá trình thu hoạch, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, nilon che phủ.

Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cũng như tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như một nguồn tài nguyên của địa phương. Phòng Nông nghiệp và phát triến nông thôn đã làm tốt công tác phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường, các hội Nông dân, Phụ nữ trong công tác tuyên truyền xử lý phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

- Đối với bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật là một trong những loại chất thải nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của môi trường nếu không được thu gom, xử lý. Năm 2016 UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng phương án triển khai xây dựng các bể thu gom bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên các trục đường nội đồng chính, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân sau khi phun thuốc xong phải đem bao bì về tại các bể thu gom để bỏ. Hàng năm UBND huyện cho thu gom 02 lần mỗi năm sau các vụ thu hoạch để giao cho đơn vị được cấp giấy phép tiêu hủy chất thải nguy hại để vận chuyển đi xử lý theo quy định. Tuy nhiên, việc triển khai chưa đồng bộ, mới đạt 12/32 các xã bao gồm Vạn Hòa, Minh Nghĩa, Công Liêm, Tế Nông, Tế Tân, Tân Khang, Trường Minh, Hoàng Sơn, Vạn Thắng, Thăng Long, Trường Sơn, Công Bình với 250 thùng thu gom. Vì vậy công tác thu gom, xử lý đồng bộ bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn huyện chưa được triển khai thực hiện, do đó, các xã đang thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt tại bãi rác Hồ Mơ. Đối với các xã đã có thùng thu gom, đa số người dân sau khi phun thuốc đều mang lại thùng thu gom để bỏ theo quy định chiếm 75%, 10% số hộ bỏ ngay tại bờ ruộng, 15% số hộ do thói quen sau khi phun xong, bao bì được

xử lý sơ bộ bằng nước tại ruộng sau đó bỏ vào túi nilon và cầm thẳng về nhà để bỏ cùng rác thải sinh hoạt. Đối với các xã chưa có thùng thu gom, tỷ lệ người dân vứt ngay tại ruộng trung bình chiếm 35%, xử lý cùng với rác thải sinh hoạt trung bình chiếm 65%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)