Đánh giá tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng

THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

4.2.1. Đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh

Thực hiện Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 28/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa V/v phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm giảm phát thải và sử dụng năng lượng tái tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Huyện Nông Cống triển khai xây dựng kế hoạch hành động với các mục tiêu:

- Đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững ngành nông nghiệp huyện nhưng vẫn có thể thích nghi tốt với vấn đề biến đổi khí hậu.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực và dồn sức cho việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đảm bảo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Khai thác tối đa nguồn lực, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh cả bên trong lẫn bên ngoài của huyện để tăng cường thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh hóa sản xuất, tiêu dùng.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Tỷ trọng trong nội bộ ngành nông nghiệp theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Nâng cao sản lượng thu hoạch từ ngành trồng trọt, chăn nuôi thông qua việc gia tăng năng suất từ các giống cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng các mô hình sản xuất công nghệ cao, chuyên môn hóa các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, tăng giá trị sản xuất, trong đó đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, doanh nghiệp. Huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, khuyến khích đầu tư có trọng điểm. Phát triển chăn nuôi gắn liền với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả. Quy hoạch các trang trại mới sản xuất theo hình thức nuôi công nghiệp quy mô vừa và lớn, chăn nuôi lợn nái ngoại - lợn thịt, thủy cầm, chăn nuôi tổng hợp. Đồng thời chuyển đổi những diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch sử dụng đất trên nguyên tắc gắn với phát huy tốt ưu thế đất đai của từng vùng đem lại hiệu quả sản suất tối ưu nhất góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

Bảng 4.3. Phân bố quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống

TT Nội dung Vùng sản xuất Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) 1 Sản xuất rau an

toàn

Vạn Hòa, Thăng Long, Thăng Thọ,

Công Liêm, Vạn Thắng 27 0.10

2 Vùng lúa thâm canh 31/32 đơn vị hành chính 11.350,6 42.54

3

Sản xuất theo mô hình cải tạo vườn tạp

Công Bình, Công Chính, Vạn

Thắng 45,6 0.17

4 Chăn nuôi tập trung

Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính, Công Liêm, Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Nghĩa, Tân Khang, Trường Giang, Tượng Văn

552,3 2.07

5 Cây lương thực

khác 32/32 đơn vị hành chính 14.704,7 55.11

Tổng 26.680,2 100

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nông Cống (2016) Việc xây dựng kế hoạch chiến lực phát triển nông nghiệp là hướng đi đúng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi chất lượng nông sản không đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường có nguy cơ ô nhiễm do canh tác lạm dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, đa dạng sinh học suy giảm. Xây

dựng nền nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh huyện Nông Cống đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội và thành phần không thể thiếu là người nông dân và người tiêu dùng.

4.2.2. Đánh giá công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh theo định hướng tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, thuật ngữ Tăng trưởng xanh mới được nói đến vào năm 2014 khi xây dựng đề cương kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và được hiện thực hóa bằng Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 28/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Để chính sách tăng trưởng xanh trong nông nghiệp đến người dân một cách nhanh và hiệu quả nhất. UBND huyện Nông Cống xác định công tác tuyên truyền là khâu quan trọng để mỗi người đều hiểu lợi ích mà chính sách, mô hình mới mang lại tốt hơn chính sách, mô hình cũ như thể nào từ đó cùng với chính quyền địa phương nổ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của ngành nông nghiệp huyện. Công tác tuyên truyền được chỉ đạo thực hiện thông qua:

- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ khối Nông nghiệp, chuyển giao các tiến bộ khoa học, áp dụng hệ thống máy móc nông nghiệp, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp và cơ giới hoá đồng bộ.

- Xây dựng, hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi trên từng chân đất phù hợp, áp dụng hệ thống quy trình quản lý tổng hợp về chăm sóc và phòng trừ dịch hại.

- Giao cho Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp đến nhân dân trong toàn huyện. Đào tạo, mở các lớp hướng dẫn, tập huấn cho người nông dân tiếp cận với các mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Truyền tải cho người nông dân hiểu được vai trò, ý nghĩa và cái lợi ích trước mắt, lợi ích trong dài hạn mà phương thức sản xuất theo hướng tăng trưởng xanh mang lại cho họ, cho cộng đồng. Tạo động lực cho mỗi hộ gia đình, các trang trại tự giác áp dụng và sáng tạo những mô hình tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh.

- Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, quản lý, sử dụng hiệu quả các loại phân bón, thuốc BVTV, máy nông cụ và kỹ thuật sản xuất cho các cá nhân, tập thể, HTX từ đó hình thành các tổ dịch vụ mang tính chuyên nghiệp phục vụ, dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

- Soạn thảo biên tập chuyên đề phát triển nông nghiệp trên hệ thống Đài truyền thanh huyện 02 chuyên mục/tuần mỗi chuyên mục được phát với thời lượng 10 phút.

- Chỉ đạo triển khai các văn bản của ngành về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và định hướng phát triển Nông nghiệp của huyện xuống các xã, thị trấn để thực hiện. Thông tin đến người dân thông qua hội họp và phát trực tiếp trên hệ thống đài truyền thanh của xã, thị trấn.

Bảng 4.4. Kết quả công tác tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyên Nông Cống năm 2016

Nội dung ĐVT Số

lượng 1. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ 11

- Phòng Nông nghiệp huyện Người 5

- Trạm khuyến nông Người 3

- Trạm bảo vệ thực vật Người 3

2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học

kỹ thuật cho nông dân

- Số lớp Lớp 5

- Số học viên tham gia Người 163

3. Phối hợp với doanh nghiệp trong chuyển giao tiến bộ khoa

học kỹ thuật

- Số Công ty, doanh nghiệp đã phối hợp DN 12

- Số lớp Lớp 4

- Số học viên tham gia Người 147

4. Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh

- Số lượng chuyên đề Chuyên đề 19

- Số lần tuyên truyền Lần 46

- Thời lượng tuyên truyền Giờ 7,67

Bảng 4.5. Đánh giá của hộ điều tra về công tác tuyên truyền tăng cường áp dụng sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

- Rất thường xuyên 11 18,33

- Thường xuyên 31 51,67

- Thỉnh thoảng 14 23,33

- Hiếm khi 4 6,67

- Chưa bao giờ 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) 4.2.3. Đánh giá tình hình xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp cần phải áp dụng thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ và nâng cao trình độ quản lý để giảm phát thải khí nhà kính; tái sử dụng, tái chế phụ phẩm, phế thải nông nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng phổ biến thức ăn giàu dinh dưỡng trong ngành chăn nuôi để tăng khả năng hấp thu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần phải có lộ trình thực hiện dài hơi. Với đặc điểm là huyện thuần nông để phát triển nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh cần phải thực hiện từng bước đảm bảo yêu cầu tăng trưởng nhanh ngành nông nghiệp với đòi hỏi tiết kiệm và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhất là trong thời kỳ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua quá trình: Tập trung phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, cac-bon thấp, xây dựng và thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý chất thải trong nông nghiệp. Vì vậy, huyện Nông Cống đã và đang chỉ đạo phát triển các mô hình sẵn có trên địa bàn đồng thời hướng dẫn người dân hoàn thiện các mô hình đáp ứng yêu cầu tăng trưởng xanh và từng bước áp dụng mô hình sản xuất lúa hữu cơ vào trong sản xuất nông nghiệp.

4.2.3.1. Mô hình trồng rau an toàn

Thực hiện Quyết định số 618/2013/QĐ-UBND ngày 19/02/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập

đồng bằng, 02 ha trở lên đối với các huyện miền núi, nằm trong quy hoạch vùng rau an toàn tập trung của tỉnh, UBND huyện Nông Cống đã chỉ đạo triển khai thực hiện, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng để rau phát triển tốt. Năm 2014 đã triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình trên địa bàn xã Vạn Hòa diện tích 03 ha. Mô hình được UBND tỉnh hỗ trợ kích cầu thông qua: hỗ trợ hệ thống nhà lưới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tưới phun sương, thùng thu gom chất thải. Ngoài ra khi thực hiện đề án, chi hội nông dân các thôn được tham gia tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kết thúc đợt tập huấn các hội viên đều được cấp chứng chỉ chứng nhận đã đào tạo lớp tập huấn sản xuất rau an toàn. Điều này giúp nâng cao trình độ thâm canh trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ các loại cây rau màu, cũng như bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất và môi trường sinh thái ở khu sản xuất.

Sau khi nhân rộng mô hình trên địa bàn xã Vạn Hòa đạt hiệu quả cao đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt tạo ý thức người dân có trách nhiệm đối với xã hội thông qua tạo ra các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay toàn huyện đã có 04 xã áp dụng thành công mô hình rau an toàn là Vạn Hoà, Vạn Thắng, Thăng Long, Công Liêm diện tích 16 ha theo chính sách tỉnh hỗ trợ. Bên cạnh đó, các vùng rau truyền thống của các xã cũng học hỏi kinh nghiệm tự đầu tư hệ thống nhà lưới, mương tưới, tiêu nước, hố thu gom rác thải và áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất ra an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các loại rau an toàn trên chủ yếu được trồng tập trung vào các vụ: thu đông và đông xuân, ngoài ra, vùng rau an toàn trồng chuyên canh cây ớt xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Nếu xét đây là mô hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh thì mô hình sản xuất rau an toàn hiện đang được triển khai ở một số xã (xã Vạn Hoà, xã Vạn Thắng, xã Thăng Long, xã Công Liêm) trên địa bàn huyện Nông Cống mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ trong những tiêu chí sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Cụ thể xét trên một số tiêu chí cho thấy:

- Mô hình rau an toàn là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo được tính ổn định và bền vững trong sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với cây rau màu nói riêng. Với sự phát triển mở rộng quy mô diện tích trồng rau an toàn trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình đem lại đã góp phần tăng thu nhập cho người lao động, thu hút được một bộ phận lao động nông thôn ở những địa bàn trên tham gia sản xuất nông nghiệp;

Bảng 4.6. Các loại rau trồng chính của vùng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Nông Cống giai đoạn 2014 - 2016

Loại cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Sản lượng (tấn)

Năm 2014 3 100 10.021

Cải ngọt 1,8 60,00 7.102

Mồng tơi 0,5 27,78 0,521

Hành hoa 0,3 60,00 0,973

Rau thơm các loại 0,4 133,33 1.425

Năm 2015 8,6 100 26.789 Cải chui 1,2 13,95 3.998 Cải ngọt 2,1 24,42 8.291 Cải HK 1,5 17,44 5.314 Mồng tơi 0,8 9,30 0,800 Rau đay 1,1 12,79 1.100 Hành hoa 0,6 6,98 1.987 Tỏi 0,5 5,81 2.650

Rau thơm các loại 0,8 9,30 2.650

Năm 2016 16 100 96.478 Cải HK 1,6 10,00 5.468 Mồng tơi 1,2 7,50 1.212 Rau đay 0,8 5,00 0,756 Mùi 0,8 5,00 0,775 Xà lách 1,1 6,88 1.812 Rau diếp 0,3 1,88 0,568 Hành hoa 1,6 10,00 5,245 Tỏi 2,1 13,13 5.561 Su hào 2,1 13,13 30.545 Bắp cải 2,4 15,00 34.901

Rau thơm các loại 2 12,50 9.635

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nông Cống (2016) - Mô hình rau an toàn được thực hiện dựa trên cơ cấu mùa vụ của cây trồng: mỗi loại cây trồng được sản xuất ở những mùa vụ nhất định, trong đó năm 2015 và năm 2016 số lượng loại cây rau được trồng nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn về chủng loại hơn (cùng với đó là do việc mở rộng thêm diện tích gieo trồng). Sự đa dạng và phù hợp về cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, cây trồng đúng thời vụ khả năng sinh trưởng phát triển tốt hơn, năng suất cao hơn và tình hình sâu bệnh hại ít hơn so với những cây trồng được trồng trái vụ hoặc sớm/muộn so với thời vụ trồng. Do đó, việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất cũng sẽ hạn chế hơn;

- Áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn, người sản xuất đã dần hình thành thói quen, tập quán sản xuất theo hướng sản xuất có quy trình sản xuất cụ thể áp dụng cho

từng loại cây trồng, có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất như việc làm nhà lưới bao côn trùng, hay lắp đặt hệ thống tưới tự động việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo đúng hướng dẫn về liều lượng, cách dùng;

- Tuy nhiên, trong mô hình sản xuất rau an toàn, hộ sản xuất vẫn còn tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 78)