Bộ thuốc khuyến cáo nông dân sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 104)

trong phòng trừ sâu bệnh Các bệnh thường gặp Các sản phẩm Liều lượng/500m2 Pha chế (lít nước) Thời gian phun Thuốc trừ sâu

Sâu cuốn lá nhỏ Takumi 20SC loại 4ml

1 gói 16-18 lít Clever 150SC

.loại 6ml

1-1,5 gói 18-20 lít Sâu đục thân gói Prevathon 5SC,

15ml, 1 gói 18 lít Voliam Targo 063SC. Chai 20ml. 1 chai/750m2 18- 20 lít/500m2 Rầy nâu, rầy

lưng trắng AC Dinosin 500WP 2 gói 25-30 lít Chess 500WG. Gói 7.5 gam 2 gói 22-25 lít Thuốc trừ bệnh

Bệnh đạo ôn Bump 650WP 2 gói 25-30 lít Filia 525SE; loại

20ml

1-1,5 chai 25 lít

Bệnh khô vằn Anvill 5sc. Loại 20ml.

2 gói 18-20 lit

Vida 5WP 2-3 gói 25-30 lit

Bệnh bạc lá Totan 200WP 1 gói 20 lit Apolits 20WP, 2-3 gói 20- 25 lit Thuốc trừ cỏ

(kg/ha)

Ankill A 40WP gói 25g

1 gói 20 lit Sau cấy 7-10 ngày Fenrim 18.5WP

gói 14g 2 gói trộn cát hoặc 20 lít hoặc phân

Phun hoặc rải sau cấy 5-10 ngày Nguồn: Trạm Bảo vệ thực vật huyện Nông Cống (2016)

Công tác dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng được quan tâm thực hiện thường xuyên, do đó các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng được phát hiện sớm, thông báo và chỉ đạo kịp thời cho nhân dân sử dụng các loại thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách) để phòng trừ nên trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện không có hiện tượng sâu bệnh phát sinh trên diện rộng. Đặc biệt trong vụ Hè -Thu năm 2016 với điều kiện thời tiết thuận lợi kết hợp với các biện pháp kỹ thuật đã không phát sinh dịch bệnh trên cây trồng, do đó không phải sử dụng đến thuốc trừ sâu trong sản xuất góp phần nâng cao chất lượng nông sản và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

c. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi

Thực hiện Quyết định số 624/QĐ-UBND ngày 15/4/2016 của UBND huyện Nông Cống về việc Ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện với mục tiêu: Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản; xử lý dứt điểm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm nông lâm thủy sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 của UBND huyện về việc thành lập Ban chỉ đạo năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống năm 2016. Công văn số 423/UBND - NN ngày 13/4/2016 của UBND huyện về việc triển khai đồng bộ “Phong trào ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” nhằm phát huy tinh thần chủ động và tham gia tích cực của các chủ cơ sở chăn nuôi về việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, sản xuất đưa ra thị trường các sản phẩm chăn nuôi an toàn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn huyện.

UBND huyện thành lập đường dây nóng công bố cho tất cả UBND các xã, thị trấn và trên đài truyền thanh huyện với mục tiêu: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiêm cấm sử dụng các chất tạo màu công nghiệp trong chăn nuôi gia cầm. Nghiêm cấm buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nghiêm việc bơm nước vào gia súc, gia cầm trước khi giết mổ. Nghiêm cấm sử dụng thuốc thú y ngoài danh

mục. Chung tay hành động vì một nền nông nghiệp bền vững và không nhiễm độc. Thông qua sự giám sát chặt chẽ của Ban chỉ đạo năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và sự giám sát trong nhân dân về việc tố cáo hành vi vi phạm trong lĩnh vực chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi đã thực hiện nghiêm quy trình chăn nuôi không sử dụng chất cấm, thuốc thú y ngoài danh mục trong chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi được sử dụng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có ghi rõ hàm lượng, liều lượng sử dụng trên bao bì. Đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không xảy ra tình trạng bơm nước vào gia súc, gia cầm trước khi giết mổ.

Đối với các mô hình chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap, mô hình VAC, việc nhận thức của các hộ trong hoạt động chăn nuôi an toàn từ rất sớm. Cùng với đó, để tạo và duy trì thương hiệu sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các chủ chăn nuôi luôn áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, nói không với thực phẩm bẩn tạo được lòng tin trong nhân dân, người tiêu dùng trong và ngoài huyện.

d. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi

Để đảm bảo hoạt động chăn nuôi không gây ảnh hưởng đến môi trường. UBND huyện Nông Cống giao phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT, các hội Nông dân, Phụ nữ, hội Làm vườn, tăng cường công tác tuyên truyền và mở nhiều lớp tập huấn nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi góp phần giúp người chăn nuôi có ý thức trong bảo vệ môi trường chung. Một số hình thức xử lý môi trường được áp dụng có hiệu quả trên địa bàn huyện góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi như:

* Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm khí sinh học biogas

Tùy từng số lượng vật nuôi, mỗi hộ gia đình, trang trại có thể xây dựng bể biogas hoặc lắp đặt bể biogas với thể tích tương ứng. Việc áp dụng xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu

ích nhằm giảm khí thải methane (Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản

xuất năng lượng sạch. Áp dụng cơ chế hỗ trợ xây dựng hầm biogas theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển chăn nuôi nông hộ đến năm 2016, toàn huyện đã lắp đặt và xây dựng được 677 công trình khí sinh học góp phần làm giảm lượng phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả sử dụng chất đốt và bảo vệ môi trường.

Hình 4.2. Bể biogas áp dụng cho chăn nuôi nông hộ

Hình 4.3. Xử lý nước thải chăn nuôi hầm biogas, công nghệ hầm biogas, nước thải chuồng bò, heo theo mô hình trang trại

Đối với các hộ chăn nuôi nông hộ, nước thải sau biogas tiếp tục được xử lý bằng bể lắng, bể lọc sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Đối với các trang trại, gia trại phân thải rắn của vật nuôi được công nhân thu gom vào bao tải sau đó đưa vào nhà kho chứa phân để cung cấp cho các trang trại nuôi cá hoặc vùng sản xuất rau để làm phân bón, nước thải, nước rửa chuồng được xử lý bằng biogas, tiếp tục được xử lý qua bể lắng, bể lọc cuối cùng được dẫn vào ao sinh học trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, đối với các địa phương có tỷ lệ chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư cao như: Thăng Thọ, Tân Khang, Thăng Bình thì việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas mới chỉ xử lý được lượng phân, nước thải, còn tình trạng ô nhiễm mùi trong hoạt động chăn nuôi gia súc trong khu dân cư đang là vấn đề nhức nhối trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)