Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 107)

4.3.1.1. Chính sách của nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh

* Các cơ chế, chính sách của nhà nước

Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Quyết định nhấn mạnh tính cấp thiết phái tiến hành chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũ sang mô hình tăng trưởng xanh ở các ngành kinh tế, đồng thời có những chính sách ưu đãi rất nhiều đối với hoạt động sản xuất kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở các địa phương về các vấn đề như sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên; thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên; xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường.

Quyết định có nêu rõ: “Khuyến khích các địa phương có chính sách ưu tiên và hỗ trợ các ngành kinh tế xanh phát triển, lồng ghép với các chương trình phát triển và xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cảnh quan và môi trường. Có chính sách ưu đãi đối với nghiên cứu khoa học - công nghệ và phát triển, sản xuất và khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm xanh/sinh thái. Đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt về kinh tế - kỹ thuật và khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao, phù hợp để khuyếch trương và phát triển một số sản phẩm xanh truyền thống chủ lực mà Việt Nam có thế mạnh như dược thảo, nông lâm thủy sản sinh thái, thực phẩm, hàng tiêu dùng và dệt may từ nguyên vật liệu địa phương”.

* Các cơ chế, chính sách của tỉnh Thanh Hóa và huyện Nông Cống

Theo tình thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, ngày 28/01/2016 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 359/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định đã chỉ rõ mục tiêu tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp là xây dựng nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế sử dụng các chất vô cơ nhằm chống thoái hóa đất và giảm sự phát tán khí nhà kính. Đẩy mạnh thu gom và xử lý phế - phụ phẩm trong nông nghiệp và chăn nuôi, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân vi sinh, than hoạt tính, xây dựng các hầm khí sinh học, tạo nguồn chất đốt và bảo vệ môi trường. Chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng ngô, đậu và các loại cây trồng khác có khả năng chịu hạn cao.

Huyện Nông Cống đã và đang tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm hướng tới tăng trưởng xanh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đồng thời thực hiện hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành và lồng ghép thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh như:

- Nghị Quyết số 151/2015/NQ-HĐND về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020 quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung; hỗ trợ

kinh phí thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt: hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản; các cơ sở giết mổ tập trung; các cơ sở sản xuất giống tôm hẹ chân trắng, cá rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh được bàn giao mặt bằng sạch để xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhà kho, hệ thống bể (đối với cơ sở sản xuất giống tôm hẹ chân trắng, cá rô phi đơn tính).

- Quyết định số 1761/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 quy định chi tiết thực hiện một số điều tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Quy định mức hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi như sau: Mỗi hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học từ 6m3 đến dưới 9m3 được hỗ trợ

3.000.000 đồng/công trình/hộ, công trình khí sinh học từ 9m3 trở lên được hỗ trợ

5.000.000 đồng/công trình/hộ đối với bể xây gạch. Mỗi hộ chăn nuôi xây dựng

công trình khí sinh học từ 5m3 đến dưới 7m3 được hỗ trợ 4.000.000 đồng/công

trình/hộ, công trình khí sinh học từ 7m3 trở lên được hỗ trợ 5.000.000 đồng/công

trình/hộ đối với hầm Composite. Đối với hoạt động chăn nuôi gia súc xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học được hỗ trợ 1.500.000 đồng/hộ khi sử dụng đệm lót

sinh học từ 15m2 đến dưới 30m2, hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ khi sử dụng đệm lót

sinh học từ 30m2 đến dưới 50m2, hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ khi sử dụng đệm lót

sinh học trên 50m2. Đối với hoạt động chăn nuôi gia cầm được hỗ trợ 1.000.000

đồng/hộ khi sử dụng đệm lót sinh học từ 15m2 đến dưới 30m2, hỗ trợ 2.000.000

đồng/hộ khi sử dụng đệm lót sinh học từ 30m2 đến dưới 50m2, hỗ trợ 4.000.000

đồng/hộ khi sử dụng đệm lót sinh học trên 50m2. Các tổ chức, cá nhân áp dụng

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP, GMPs) được ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm an toàn; chi phí phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu sản phẩm và các chi phí bảo đảm chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Mặt khác, hỗ trợ một lần chi phí thuê tổ chức tư vấn đánh giá và cấp giấy chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo quy định.

- Nghị quyết 31/2016/NQ-HĐND ngày 29/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Nông Cống về việc khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nông Cống, giai đoạn 2016-2021. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ:

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất, thuê đất lúa trên diện tích khó khăn nước tưới, có năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước tưới ít hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn có quy mô tích tụ, thuê đất từ 3 ha trở lên, thời gian sử dụng 5 năm trở lên, mức hỗ trợ 3.000.000đ/ha (hỗ trợ một lần).

Hỗ trợ UBND các xã, thị trấn cùng với chủ trang trại đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ cho các khu trang trại phù hợp với quy hoạch nông thôn mới. Mỗi khu có từ 3 trang trại trở lên, quy mô mỗi trang trại 20 lợn nái ngoại trở lên hoặc trên 1.000 lợn thịt, 5.000 gia cầm, 20 trâu bò trở lên. Mức hỗ trợ 150.000.000đ/khu được hỗ trợ 1 lần từ nguồn tiền cấp quyền sử dụng đất và ngân sách huyện hàng năm.

Chặng đường phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ở Nông Cống mới đang ở giai đoạn đầu. Phía trước còn nhiều thách thức không nhỏ nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng với những chính sách hỗ trợ của địa phương, sự chung tay góp sức quyết liệt của cả cộng đồng thì mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh chỉ còn yếu tố thời gian. Đó mới thật sự là những mảnh ghép rất cần thiết để hình thành bức tranh phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh của Nông Cống trong giai đoạn hiện nay và mai sau.

4.3.1.2. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Phát triển giao thông nông thôn

Hệ thống đường giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tương đối thuận tiện. Quốc lộ 45 là tuyến đường chính nối với huyện Như Thanh, Thành phố Thanh Hóa chạy qua các xã Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Trung Chính, Trung Thành, Tế Thắng, Tế Lợi, Thị Trấn, Vạn Hòa, Vạn Thắng; tuyến Tỉnh lộ 525, 505, 506 lưu thông với các huyện trong tỉnh như Tỉnh Gia, Triệu Sơn, Như Thanh, Thành phố Thanh Hóa và tỉnh Nghệ An.

Toàn huyện đã cứng hóa được 618,96 km đường giao thông nông thôn,

trong đó: 111,719 km đường trục xã, liên xã; 361,16 km đường trục liên thôn, ngõ xóm; 146,081 km đường trục chính nội đồng; 22/30 xã đạt tiêu chí giao thông, đạt tỷ lệ 73,3 %. Điều kiện giao thông thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Nông Cống khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài.

Bảng 4.20. Kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Nông Cống (2012-2016)

Diễn giải ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tổng số xã xã 33 33 33 33 32

2. Tổng số thôn thôn 332 332 332 332 332

3.Tổng số hộ hộ

4.Số thôn có điện Thôn 332 332 332 332 332

5.Xã có đường ô tô đến UBND xã

33 33 33 33 32

6.Số xã có đường bê tông hóa từ 50% trở lên

33 33 33 33 32

7.Số xã có trường mẫu giáo, tiểu học, THCS xã 33 33 33 33 32 8.Số xã có trường cấp 3 THPT xã 5 5 5 5 5 9.Số xã có nhà văn hóa xã 33 33 33 33 32 10.Số xã có bưu điện xã 30 30 30 30 30 11. Số xã có tủ sách pháp luật xã 33 33 33 33 32 12. Số xã có thư viện xã 33 33 33 33 32 13. Số xã có loa phóng thanh xã 33 33 33 33 32 14.Số xã có công trình cấp

nước sinh hoạt tập trung

2 2 2 2 2

15. Số xã có chợ xã 29 29 29 29 28

16. Số xã có thu gom rác thải tập trung

27 29 31 31 32

Nguồn: UBND huyện Nông Cống (2016)

- Về thủy lợi: 25 công trình thủy lợi được xây mới, 111,648 km kênh mương

được bê tông hóa phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh; 17/30 xã đạt tiêu chí thủy lợi, đạt 56.7%.

Bảng 4.21. Hệ thống công trình thủy lợi và năng lực tưới huyện Nông Cống năm 2016

Công trình Số lượng (cái) Năng lực tưới (ha) Hồ chứa 29 995 Trạm bơm điện 06 2.564 Đê ngăn mặn 03 1.300 Hệ thống nước tự chảy 03 11.200 Hệ thống kênh mương 01 1.900 Tổng cộng 42 17.959

Tổng năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Nông Cống đạt 17.959 ha trên tổng số 27.903,3 ha đất nông nghiệp của huyện, đảm bảo được năng lực tưới tiêu cho 64,4% diện tích đất nông nghiệp được sử dụng trên địa bàn huyện.

Hệ thống thủy lợi chủ yếu của huyện tập trung ở các hồ chứa nước lớn như hồ Đồng Húng, hồ Khe Than xã Tượng Sơn, hồ Đồng Thọ xã Vạn Hòa, Đập Cồn Cát xã Công Chính, Hồ Sen xã Công Liêm và các trạm bơm,… Diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại phải phụ thuộc vào lượng nước tự nhiên, chính vì thế mà vào mùa khô thường xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước. Để khắc phục tình trạng này, một số xã đã đặt các trạm bơm điện tại các con sông lớn như sông Nhơm, sông Yên, Kênh nam sông Chu, kênh N8, N2, Chi giang 8 để bơm nước vào các cánh đồng trong nhiều năm qua.

Bảng 4.22. Đánh giá của hộ điều tra về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp xanh

Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

- Rất tốt 18 30,00

- Tốt 27 45,00

- Trung bình 7 11,67

- Kém 8 13,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) 4.3.1.3. Hiện trạng môi trường

Để phát triển nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh, chất lượng môi trường luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Với đặc điểm là huyện thuần nông, vì vậy để đánh giá hiện trạng môi trường trong sản xuất nông nghiệp cần nghiên cứu các hành vi liên quan đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón và hoạt động xử lý môi trường trong chăn nuôi để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.

a. Môi trường đất

Ngành nông nghiệp huyện Nông Cống sử dụng 13,198.63 ha đất (năm 2016) để phục vụ sản xuất trồng lúa, các loại cây hàng năm. Trong đó tỷ trọng đất trồng lúa chiếm cao nhất là 86.6%, đất trồng cây hàng năm khác chiếm 13.4%.

Hình 4.4. Chu trình của thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng

Với lượng thuốc BVTV sử dụng bình quân 1 ha gieo trồng sử dụng đến 1,65 kg thuốc bảo vệ thực vật. Khi phun thuốc BVTV, các hạt thuốc rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Theo kết quả các công trình khoa học khi phun thuốc cho cây trồng có tới 50% số thuốc rơi xuống đất, ngoài ra còn có một số thuốc rải trực tiếp vào đất. Khi vào trong đất một phần thuốc trong đất được cây hấp thụ, phần còn lại thuốc được keo đất giữ lại. Việc tích tụ thuốc BVTV trong đất lâu dần sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và sẽ là thách thức lớn trong phát triển nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.

Kết quả khảo sát đánh giá việc thay đổi liều lượng thuốc BVTV trong sản xuất ở các xã nghiên cứu cho thấy: 50% các hộ được hỏi cho rằng mình sẽ không thay đổi liều lượng thuốc BVTV sử dụng trong sản xuất, việc hộ sử dụng tăng liều lượng chiếm tỷ lệ 33%, hộ sử dụng giảm liều lượng chiếm tỷ lệ 12% và chỉ khiêm tốn có 5% số hộ sẽ không sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp (bảng 4.23)

Bảng 4.23. Đánh giá việc thay đổi liều lượng thuốc BVTV trong sản xuất

Thay đổi liều lượng thuốc BVTV

Tỷ lệ (%)

Tế Thắng Vạn Hòa Tượng Lĩnh Chung

1. Không thay đổi 55 60 35 50

2. Tăng liều lượng 26 23 50 33

3. Giảm liều lượng 14 8 14 12

4. Không sử dụng 5 9 1 5

Lý do của việc hộ không thay đổi liều lượng sử dụng thuốc BVTV hoặc sử dụng tăng liều lượng thuốc BVTV chủ yếu là do hiện tượng côn trùng kháng thuốc (49%), tình hình sâu bệnh trong sản xuất ngày một nhiều hơn diễn biến phức tạp hơn: 30%, các lý do còn lại như do nhà sản xuất khuyến cáo, hay để đảm bảo hiệu quả sản xuất, tất cả chiếm 22% (bảng 4.24).

Bảng 4.24. Lý do thay đổi liều lượng thuốc BVTV

Lý do tăng liều lượng thuốc Tỷ lệ (%)

1. Côn trùng kháng thuốc 49

2. Nhà sản xuất khuyến cáo 3

3. Nhiều loại sau bệnh hơn 4. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất 5. Các hộ bên cạnh tăng liều dùng 6. Lý do khác

30 9 8 2

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Địa bàn có tỷ lệ người dân tăng liều lượng cao nhất chiếm 50% là xã Tượng Lĩnh là xã nghèo của huyện có nền nông nghiệp kém phát triển, trên địa bàn xã việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Chính vì vậy, việc thay đổi tư duy sử dụng thuốc BVTV là thách thức lớn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận người dân đã nhận thức được tác hại của việc sử dụng thuốc BVTV thông qua việc giảm liều lượng thậm chí có diện tích không sử dụng thuốc BVTV.

Cùng với đó lượng lớn phân bón hóa học sử dụng trong canh tác, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân hiệu suất sử dụng phân bón chưa cao, chỉ 45-50% với phân đạm, 25-35% với lân và khoảng 60% với kali (trích từ Nguyễn Văn Bộ, 2014), phần còn lại bị rửa trôi hoạc tích tụ vào đất là một trong những nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 107)