định hướng tăng trưởng xanh
2.1.3.1. Xây dựng kế hoạch/chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh
Để tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu thế phát triển kinh tế bền vững Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chiến lược nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh.
- Ngày 25/9/2012 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2020, với giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp.
- Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/2013/ QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, nhấn mạnh 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển nông nghiệp. Để triển khai Quyết định này, Chính phủ đã đề ra ba nhóm chính sách:
Nhóm thứ nhất: Quy hoạch và phân vùng sử dụng đất, các yêu cầu về đánh giá môi trường, giám sát và kiểm soát việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các chế tài xử phạt vi phạm môi trường.
Nhóm thứ hai: Các công cụ thị trường để giúp người sản xuất nông nghiệp thực hiện các thực hành nông nghiệp thân thiện với môi trường. Các công cụ của nhóm chính sách này gồm giấy phép khí thải các - bon, trợ cấp hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng các công nghệ xanh, chi trả dịch vụ môi trường, hình thành các quỹ BVMT, áp dụng các loại phí BVMT và thuế sử dụng tài nguyên.
Nhóm thứ ba: Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu về nông nghiệp xanh, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ xanh, công bố các trường hợp gây hại môi trường đối với cộng đồng, giáo dục và nâng cao nhận thức, hình thành các nhãn hiệu sinh thái dựa trên các quy trình thân thiện môi trường (VietGAP, UTZ).
Việt Nam đã thành lập Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững Việt Nam và Văn phòng tăng trưởng bền vững để thực hiện và thúc đẩy tăng trưởng xanh quốc gia. Đối với ngành nông nghiệp, Bộ NN&PTNT cũng đã thành lập Ban chỉ đạo về Phát triển bền vững vào năm 2013 để xây dựng các chương trình/kế hoạch
hành động cho phát triển bền vững trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 và lồng ghép nội dung chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 vào quá trình hoạch định chính sách.
- Ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch Hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai thành lập Ban Điều phối liên ngành về Tăng trưởng xanh trực thuộc Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu do Phó Thủ tướng đứng đầu và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó ban thường trực; triển khai xây dựng hướng dẫn đầu tư tăng trưởng xanh để lồng ghép nội dung tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội.
- Ngày 27/11/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4162/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 359/QĐ- UBND ngày 28/01/2016 về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế sử dụng các chất vô cơ nhằm chống thoái hóa đất và giảm phát tán khí nhà kính. Đẩy mạnh thu gom và xử lý phế - phụ phẩm trong nông nghiệp và chăn nuôi, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân vi sinh, than hoạt tính, xây dựng các hầm khí sinh học, tạo nguồn chất đốt và bảo vệ môi trường. Chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng ngô, đậu tương và các loại cây có khả năng chịu hạn cao.
- Ngày 24/3/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 923/QĐ-BNN-KH về việc phê duyệt kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020.Với các mục tiêu: 1. Thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh; phát triển nền nông nghiệp xanh gắn với đảm bảo các vấn đề xã hội và môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hướng đến nền kinh tế carbon thấp, giảm phát thải và tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, góp phần thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu; 2. Đổi mới kỹ thuật canh tác và hoàn thiện quản lý để giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong sản
xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Theo đó, đến năm 2020 giảm phát thải 20% khí nhà kính (KNK) ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn so với mức phát thải của năm 2010.
2.1.3.2. Quy hoạch vùng sản xuất theo định hướng tăng trưởng xanh
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, vấn đề đặt ra cần phát huy tính đột phá trong khâu quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng miền; đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển xanh và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; loại bỏ các dự án treo, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Từ năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/QĐ- TTg v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch nông nghiệp cả nước đề cập toàn diện đến cơ cấu, điều chỉnh phân bố không gian phát triển và sản xuất ngành, cơ cấu ngành, các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn dựa trên các trụ cột chính là phát triển kinh tế, phát triển xã hội nông thôn, và bảo vệ môi trường sinh thái. Quy hoạch yêu cầu lựa chọn được hướng phát triển các vùng, ngành, loại sản phẩm, lĩnh vực then chốt của sản xuất nông nghiệp với sự điều chỉnh hợp lý về quy mô, về phân bố không gian và phân bố nguồn lực, để tạo ra những thay đổi lớn cơ bản cho sản xuất ở từng thời kỳ, trên cả nước và các vùng.
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cả nước đảm bảo được yêu cầu thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch và phân vùng sử dụng đất thường xuyên xảy ra sai phạm bởi thiếu sự phối hợp và nhất quán giữa các ngành và các tỉnh/thành trong việc lập kế hoạch và phân vùng sử dụng đất, tình trạng canh tác theo tính tự phát của người dân chưa được giải quyết triệt để nên tình trạng "được mùa mất giá" trong sản xuất nông nghiệp vẫn xảy ra.
2.1.3.3. Tổ chức tuyên truyển nhằm nâng cao nhận thức về phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh
Tuyên truyền là một trong những công tác quan trọng trong việc nâng cao nhận thức tới cán bộ, đảng viên, và quần chúng nhân dân, tạo nên sự thống nhất và hành động trong toàn Đảng sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh như:
và phát sóng định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí.
- Lồng ghép vấn đề tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp vào trương trình học tập cho học sinh, sinh viên, đặc biệt trong giảng dạy của các khối chuyên ngành về nông nghiệp.
- Xây dựng các ấn phẩm, pano tuyên truyền về tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển các sản phẩm công nghệ xanh, các quy trình quản lý, sản xuất hiện đại nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.3.4. Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh
a. Tổ chức tập huấn
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”. Lồng ghép kiến thức tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp vào các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ các cấp hoạt động trong ngành nông nghiệp.
- Lồng ghép kiến thức tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp vào các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ các cấp hoạt động trong ngành nông nghiệp.
- Hỗ trợ tập huấn nông dân, xây dựng mô hình sản xuất tiết kiệm nước, hỗ trợ mua giống, phân hữu cơ sinh học để thực hiện hiệu quả phương pháp tưới khô - ướt xen kẻ nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ về tập huấn, xây dựng mô hình và mua phân hữu cơ sinh học cho nông dân để thực hiện hiệu quả chương trình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất nông nghiệp:
+ 3 giảm: lượng giống gieo sạ, thuốc trừ sâu và phân đạm. + 3 tăng: năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
- Hỗ trợ tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân; hỗ trợ xây dựng mô hình, mua giống nấm và thu, mua rơm rạ để tận dụng phụ phẩm làm phân vi sinh, than sinh học.
Hỗ trợ chuyển đổi để chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn như ngô, đậu tương.
- Xây dựng, lắp đặt hầm khí sinh học cho hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi; tập huấn và đào tạo cho người chăn nuôi, phát triển thị trường khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.
b. Mô hình phát triển nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh
Khuyến khích nhân rộng, đưa vào sử dụng các mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất, các chất thải phải được tái chế, tái sử dụng, đưa các loại thức ăn giàu dinh dưỡng vào chăn nuôi để tăng khả năng hấp thu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng chất lượng sản phẩm sạch và nâng cao hiệu quả kinh tế như:
- Mô hình chăn nuôi hữu cơ kết hợp công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M của Nhật Bản: Mô hình chăn nuôi theo quy trình này đảm bảo "3 không" là không thức ăn có nguồn gốc từ động vật, không kháng sinh và không chất cấm trong chăn nuôi. Công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M được đưa vào quá trình sản xuất thức ăn, làm đệm lót sinh học trong chuồng trại, giúp người nuôi quản lý các yếu tố về môi trường, dịch bệnh (Nguyễn Ngọc Hùng, 2004).
- Mô hình trồng rau hữu cơ: Mô hình là sự kết hợp của 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Để tham gia dự án, nông dân phải trải qua đợt tập huấn kéo dài 3 tháng về phương pháp trồng và cách chăm sóc rau hữu cơ. Mô hình không được phép sử dụng các loại hóa chất để bón, tưới cho rau, đồng thời, bón phân chuồng ủ hoai mục thay cho phân hóa học. Để phòng trừ sâu bọ, người dân sử dụng các biện pháp truyền thống như bắt sâu bằng tay hoặc pha chế thuốc bảo vệ thực vật từ nhiều loại thảo mộc như gừng, tỏi, ớt rồi ngâm với rượu để phun xịt (Phạm Bảo Dương, 2013).
- Mô hình lúa hữu cơ: Lúa hữu cơ sản xuất bắt đầu từ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và hạt giống thuần, không sử dụng giống biến đổi gen (GMO). Tiếp theo là tuân thủ cam kết liên tục cải thiện chất lượng đất bằng áp dụng phân hữu cơ được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để giảm thiểu tác động của sâu bệnh và cỏ dại mà không cần đến thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hóa học.
- Ứng dụng các giống lúa ngắn ngày năng suất cao, kháng sâu bệnh để giảm phát thải khí nhà kính. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, áp dụng quy trình tưới
tiêu tiết kiệm nước trong canh tác lúa và các loại cây trồng khác.
- Khuyến khích mô hình trồng rau an toàn, thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV: Mô hình đảm bảo một môi trường sản xuất rau an toàn, sạch sẽ, thực phẩm đảm bảo không chứa các chất gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virut ký sinh trùng) và các hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng Nitrat) đồng thời sản phẩm đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2012).
- Phát triển và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh BĐKH, các mô hình thích ứng BĐKH dựa trên hệ sinh thái để đảm bảo tăng trưởng bền vững và giảm phát thải khí nhà kính như:
Mô hình thủy sản - lúa (xen canh, luân canh): Đây là mô hình nuôi xen hoặc luân canh thủy sản với lúa, ví dụ, cá + lúa, tôm + lúa (hình 1). Hiện, cả nước có khoảng 680.000 ha (2014), tập trung phần lớn ở các tỉnh ĐBSCL. Một số điểm thông minh: Tận dụng được thức ăn/dinh dưỡng tự nhiên; Môi trường nuôi được cải thiện, giảm dịch bệnh; Giảm chi phí thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cho thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho lúa; Sản phẩm tôm, lúa có chất lượng, giá trị cao hơn (Phan Thị Ngọc Diệp, 2015).
Mô hình thủy sản - rừng: Đây là mô hình nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn ưu điểm: Nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên; Không sử dụng hóa chất, thuốc chữa bệnh; Bảo vệ và duy trì các nguồn tài nguyên môi trường và hệ sinh thái; Giảm phát thải khí nhà kính; Thích ứng BĐKH; Tạo sinh kế bền vững cho người dân ven biển (Phan Thị Ngọc Diệp, 2015).
Mô hình VAC: Mô hình này phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và miền núi. Ưu điểm: Hạn chế chất thải trong chăn nuôi, trồng trọt; Tăng nguồn cung cấp đạm; Tạo nhiều việc làm (gồm nhiều loại hình công việc); Hiệu quả kinh tế cao: Tiết kiệm chi phí (50 - 60%); Đa dạng hóa sản phẩm.
2.1.3.5. Sự phát triển các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn thực phẩm
Nhằm giải quyết bài toán “đầu ra” cho nông sản và an toàn thực phẩm, việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi an toàn thực phẩm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt phát triển các hình thức kinh tế hợp tác (Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Liên minh Hợp tác xã) đang trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành nông nghiệp trong thời gian tới (Bùi Duy Ninh, 2017).
Việc tăng cường xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ nông sản là cần thiết nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường và đến gần hơn với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó vấn nạn sản phẩm nông sản thiếu an toàn từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh, nhức nhối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Chính vì vậy, muốn tạo dựng uy tín, tăng tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước và ngoài nước, mấu chốt là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, cung ứng sản phẩm nông sản theo chuỗi an toàn thực phẩm.
Để giới thiệu và cung ứng sản phẩm nông sản an toàn Việt Nam đã thành lập Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn (UCA). HTX xây dựng nên các chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm an toàn và góp phần xây dựng các vùng