Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 60)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Nông Cống 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nông Cống là huyện đồng bằng tiếp giáp với các huyện miền núi, trung du phía Tây, Tây Nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây Nam.

* Có tọa độ địa lý:

- Từ 105068’ - 106063’ kinh độ Đông - Từ 21048’ - 21070’ vĩ độ Bắc.

* Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Triệu Sơn và huyện Đông Sơn; - Phía Nam giáp huyện Như Thanh và huyện Tĩnh Gia; - Phía Đông giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương; - Phía Tây giáp huyện Như Thanh.

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính (31 xã và 1thị trấn). Tổng diện tích tự

nhiên là 28.653,30 ha. Dân số 183.358 người, mật độ dân số 640 người/km2.

Quốc lộ 45 là trục giao thông chính, cùng với hệ thống các đường liên huyện, liên xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ trong huyện, tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Theo tài liệu của Trạm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Thanh Hóa, Nông Cống nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng (Ia) có các đặc trưng sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm: 8.500 - 8.600ºC; Biên độ năm 11-12ºC; Biên độ ngày 6-7ºC.

- Lượng mưa trung bình năm 1.500 - 1.900 mm. Thường thường tháng 9 có lượng mưa lớn nhất, xấp xỉ 400 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm 85 - 86%; Lượng nước bốc hơi trung bình năm khoảng 854 mm.

- Tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/s.

- Thiên tai thường xảy ra bão, lũ, úng, hạn cục bộ.

* Thủy văn

Nông Cống thuộc tiểu vùng thủy văn của hệ thống sông Yên, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các con sông: Sông Nhơm, Sông Mực, Sông Thị Long. Sông Yên có chế độ bán nhật triều, vào những ngày triều cường trong mùa cạn nước mặn có thể xâm nhập vào tận cầu Chuối.

Chế độ thủy văn chia thành 2 vùng:

- Vùng thủy văn đồi núi: Mùa đông khô hanh, gió rét; mùa mưa thường có lũ quét nhỏ xảy ra gây xói mòn ở vùng cao và lũ lụt vùng thấp.

- Vùng thủy văn đồng bằng: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của con sông Nhơm, sông Thị Long và sông Chuối.

Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều nên đồng ruộng ven sông thuộc các xã phía đông bị nhiễm mặn tập trung ở các xã Trường Giang, Tượng Văn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Trường Trung, Trường Minh, Minh Khôi, Tế Nông khoảng 470 ha. 3.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

* Địa hình

Là huyện đồng bằng nhưng địa hình khá đa dạng: Vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn. Địa hình cũng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi tự nhiên. Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở phía Bắc huyện và từ Tây Nam tới Đông Bắc ở phía Nam huyện. Có thể chia thành 2 vùng:

- Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, ở các xã phía Tây Bắc của huyện với đặc trưng là dãy núi Nưa với đỉnh cao nhất 414m. Là mái nhà của huyện hứng nước mưa đổ về các xã đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là cây lâm

nghiệp, cây công nghiệp mía đường và khai thác tài nguyên thiên nhiên như: Quặng crom, secfentin và nguyên liệu làm phân bón, phụ gia xi măng.

- Vùng đồng bằng có diện tích chiếm khoảng 74% diện tích toàn huyện (21.156 ha). Vùng này có những quả đồi độc lập và thỉnh thoảng có núi đá vôi, có thể chia thành các tiểu địa hình:

+ Vùng thềm đồng bằng: Là vùng tiếp giữa miền núi và đồng sâu. + Vùng ven Sông Hoàng, Sông Yên.

+ Vùng có địa hình thấp trũng.

Địa hình đa dạng cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng, nhưng cũng gây ra những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức sản xuất. Cây trồng chủ yếu là cây lúa nước, sau đó là chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình, chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt và nước lợ.

* Thổ nhưỡng

Đất đai được hình thành từ 2 dạng:

- Dạng địa thành, tức đá mẹ phong hóa tại chỗ lâu đời mà thành.

- Dạng thủy thành là do nước sông đem phù sa bồi đắp lâu dài mà thành Đất đai Nông Cống bao gồm các loại: Phù sa không được bồi hàng năm, đất mặn ít và nhóm đất đồi núi. Trong quá trình canh tác, đất cũng được biến đổi thành nhiều loại nhỏ. Nhưng nhìn chung đất đai của Nông Cống phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp hàng năm, lâu năm, tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa canh.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nông Cống 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 28.653,3 ha; qua theo dõi 3 năm chúng ta thấy tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng, tuy nhiên diện tích đất trồng cầy hàng năm lại giảm mạnh. Cụ thể trong năm 2016 như sau:

- Đất trồng cây hàng năm là 13.057,14 ha, chiếm 73,97% tổng diện tích đất nông nghiệp;

- Đất trồng cây lâu năm 1.663,26 ha, chiếm 9,43% tổng diện tích đất nông nghiệp;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là 7.525,22 ha, chiếm 26,26% tổng diện tích đất tự nhiên;

- Diện tích đất chưa sử dụng là 3.498,39 ha, chiếm 12,21% tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Nông Công năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng (ha) Cơ cấu

(%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ A- Tổng diện tích tự nhiên 28.653,30 100 28.653,30 100 28.653,30 100 100 100 100 I- Đất nông nghiệp 17.500,29 61,08 17.663,16 61,64 17.629,69 61,53 100,93 99,81 100,37 1- Đất cây hàng năm 13.098,69 74,85 13.061,62 73,95 13.057,14 74,06 99,72 99,97 99,84

2- Đất cây lâu năm 1.672,48 9,56 1.665,97 9,43 1.663,26 9,43 99,61 99,84 99,72

3- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 653,36 3,73 643,99 3,65 643,68 3,65 98,57 99,95 99,26

4. Đất lâm nghiệp 2.075,76 11,86 2.291,58 12,97 2.265,61 12,85 110,40 98,87 104,47 II- Đất chuyên dùng 4.371,93 15,26 4.388,75 15,32 4.416,75 15,41 100,38 100,64 100,51 III- Đất thổ cư 3.063,94 10,69 3.069,57 10,71 3.108,47 10,85 100,18 101,27 100,72 IV- Đất chưa sử dụng 3.717,14 12,97 3.531,82 12,33 3.498,39 12,21 95,01 99,05 97,01 B- Một số chỉ tiêu phân tích 1- Đất NN/khẩuNN 0,095 - 0,096 - 0,096 - 101,05 100,00 100,52 2- Đất NN/hộNN 0,387 - 0,389 - 0,386 - 100,52 99,23 99,87 3- Đất canh tác/khẩu NN 0,071 - 0,071 - 0,071 - 100 100 100 4- Đất cánh tác/hộ NN 0,290 - 0,287 - 0,285 - 98,97 99,30 99,13

3.1.2.2. Tình hình dân số - lao động

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2016, dân số huyện Nông Cống có 183.358 người, mật độ dân số khoảng 640 người/km², trong đó xã đông dân nhất là Thăng Long, xã ít dân nhất là Trung Ý.

Tốc độ tăng dân số giữ duy trì ở mức dưới 0,60%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm bình quân mỗi năm 1,7%.

Qua bảng 3.2, ta thấy số khẩu phi nông nghiệp năm 2016 là 45.839 nhân khẩu, chiếm 25% tổng số nhân khẩu. Cơ cấu khẩu phi nông nghiệp tăng lên, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Năm 2014 toàn huyện có 44.356 hộ, đến năm 2016 tăng lên 45.358 hộ bình quân 3 năm tăng là 1,11%; trong đó: số hộ phi nông nghiệp tăng bình quân 16,06%/năm, hộ nông nghiệp giảm bình quân 2,68%/năm.

Về lao động, năm 2014 có 110.670 lao động trong độ tuổi, chiếm 61,63% tổng số nhân khẩu, năm 2016 có 118.050 lao động chiếm 64,38% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 3,28%.

Khi nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2014 chiếm 74,62%, năm 2016 chiếm 68.46%, bình quân 3 năm giảm 1,08%. Lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2014 chiếm 25,38% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 15,14%. Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ.

Xét một số chỉ tiêu cho thấy đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng có xu hướng giảm, nguyên nhân giảm dần là do diện tích đất nông nghiệp được đưa vào công nghiệp xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trong khi đó nhân khẩu ngày một tăng. Lao động phi nông nghiệp thường là lao động trẻ tuổi có tay nghề, có trình độ, năng động, làm việc trong các nhà máy xí nghiệp. Để nâng cao thu nhập cho người lao động cần hỗ trợ vốn nâng cao tay nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo việc làm giải quyết lao động lúc nông nhàn.

Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Nông Cống năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ

I-Tổng số nhân khẩu Người 179.567 100 181.777 100 183.358 100 101,23 100,87 101,05

1-Khẩu nông nghiệp Người 144.049 80,22 142.240 78,25 137.519 75,00 98,74 96,68 97,71

2- Khẩu phi nông nghiệp Người 35.518 19,78 39.537 21,75 45.839 25,00 111,32 115,94 113,60

II- Tổng số hộ Hộ 44.365 100 44.854 100 45.358 100 101,10 101,12 101,11

1- Hộ nông nghiệp Hộ 36.024 81,20 34.946 77,91 34.122 75,23 97,01 97,64 97,32

2- Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.341 18,80 9.908 22,09 11.236 24,77 118,79 113,40 116,06

III- Tổng số lao động Người 110.670 100 113.270 100 118.050 100 102,35 104,22 103,28

1- Lao động nông nghiệp Người 82.585 74,62 82.273 72,63 80.818 68,46 99,62 98,23 98,92

2- Lao động phi nông nghiệp Người 28.085 25,38 30.997 27,37 37.232 31,54 110,37 120,11 115,14

IV- Các chỉ tiêu bình quân

1- Bình quân khẩu/hộ người 4,05 4,05 4,04 100,13 99,75 99,94

2- Bình quân lao động/hộ LĐ 2,49 2,53 2,60 101,23 103,06 102,14

3- Bình quân khẩu NN/hộ NN người 4,00 4,07 4,03 101,79 99,02 100,39

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống đường giao thông * Đường bộ

Huyện Nông Cống có 20,7 km đường quốc lộ 45, trên 40 km đường tỉnh lộ 505, 506, 512, Minh Thọ - Đò Trạp, 28 km đường sắt đi qua với 3 ga Yên Thái, Minh Khôi, Thị Long, 11 km đường Nghi Sơn - Sao Vàng tạo điều kiện trong giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật với thị trường trong nước cũng như trên thế giới được thuận lợi. Hơn 50 km đường sông, trên 50 km đường liên huyện, trên 105 km đường liên xã và hơn 724 km đường liên thôn, một số rải cấp phối. Tuy nhiên chất lượng còn phải đầu tư nâng cấp nhiều cả về tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp đường để tạo thành mạng lưới giao thông thủy, bộ tương đối liên hoàn. Đường ô tô vào tận trung tâm 32/32 xã ở xa nhất như Tượng Sơn, Tượng Lĩnh (UBND huyện Nông Cống, 2016).

Hiện tại trên địa bàn huyện mới có 1 bến xe ô tô khách tại thị trấn (được xếp bến xe loại 4, có diện tích 4.549,5 m²).

* Đường sắt

Tuyến đường sắt Thống nhất khổ 1,0 m chạy dọc qua huyện với chiều dài 21,0 km và có 3 ga phụ gồm: Yên Thái, Minh Khôi và Thị Long.

Năng lực thông qua trên tuyến 30 đôi tàu/ngày đêm.

* Đường thủy

Trên địa bàn huyện có sông Chu và sông Mực chạy qua. Đã tạo cho huyện Nông Cống thuận lợi về việc vận chuyển hàng hóa qua đường thủy. Đặc biệt là vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, than. Thuyền và sà lan trọng tải lớn có thể đi lại giao thương. Tuy nhiên, do phù sa bồi đắp nên lòng sông có xu hướng cạn dần. Do vậy, phần nào đã hạn chế dận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy vào sâu trong nội địa.

b. Hệ thống mạng lưới điện

Điện đã được đầu tư, 100% số hộ đã dùng và sinh hoạt. Mạng lưới điện trong những năm qua cũng được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Đã và đang phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

c Hệ thống trường học

100% các trường học trên địa bàn huyện đã được kiên cố hóa. 3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

13,1%), nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế trong nước, trong tỉnh còn nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông, lâm, thủy sản 34%; Công nghiệp, xây dựng 32,7%; Dịch vụ 33,3% (KH: 35,4% - 32% - 32,6%).

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước 404,9 tỷ đồng (đạt 99,9% KH, tăng 7,4% so với năm 2014). Nông nghiệp ở Nông Cống là ngành sản xuất chính giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập của đại đa số bộ phận dân cư. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là sau khi giao ruộng đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân cùng với công tác khuyến nông đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư nên năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên và ổn định.

Trồng trọt: Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 28.341,4 ha (đạt 95,6% KH, bằng 98,6% so với năm 2014). Công tác BVTV được tăng cường, tổ chức điều tra, dự tính, dự báo chính xác thời điểm phát sinh và khả năng gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Hướng dẫn các biện pháp xử lý, cử cán bộ xuống cơ sở, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, qua các hội nghị, gửi thông báo cụ thể đến từng đơn vị; cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc BVTV đảm bảo chất lượng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Chăn nuôi: Sản xuất ngành chăn nuôi chủ yếu theo mô hình trang trại và gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình giảm dần (toàn huyện có 305 trang trại và gia trại, trong đó 199 trang trại đủ tiêu chí theo quy định).

Phát triển mạnh chăn nuôi trong những năm vừa qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp cơ bản là tích cực là đi đúng hướng. Kết quả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nông dân mà còn nâng cao mức sống chung của toàn xã hội.

Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển, năm 2015 mới chiếm 1,2% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp như: Sản xuất cung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông. Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp không tính được hết vì thế giá trị dịch vụ nông nghiệp đạt thấp.

Kinh tế công nghiệp - TTCN - Xây dựng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 530 tỷ đồng (đạt 102,9% KH, tăng 17% so với năm 2014).

Bảng 3.3. Tình hình phát triển sản xuất của huyện Nông Cống năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 60)