Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Khánh

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

- Dân số

Qua bảng số liệu 3.2 về tình hình dân số của huyện Yên Khánh, ta thấy 3 năm trở lại đây tốc độ tăng dân số của huyện đã có chiều hướng ổn định là. Tổng số dân của huyện năm 2016 là 139.029 người, năm 2015 là 138,721 người, năm 2014 là 138,196 người. Sự chênh lệnh giới tính là không đáng kể. Năm 2014 dân số nam là 68,241 người, nữ là 69,955 người; năm 2016 dân số nam là 68.442 người, nữ là 70,587 người. Ngược lại thì sự chênh lệnh giữa tỷ lệ dân số sống giữa thành thị và nông thôn là khá lớn, từ năm 2012 đến nay, mặc dù tỉ lệ dân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng với tốc độ khá chậm. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 125.576 người chiếm tới 90,32% (tính tới năm 2016) trong khi đó dân cư thành thị chỉ chiếm 9,68%.

Bảng 3.2. Tình hình dân số của huyện Yên Khánh

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ Tổng dân số Người 138.196 138.721 139.029 100,38 100,22 100,30 Nam Người 68.241 68.251 68.442 100,01 100,28 100,15 Nữ Người 69.955 70.470 70.587 100,74 100,17 100,45 Thành thị Người 13.013 13.350 13.453 102,59 100,77 101,68 Nông thôn Người 125.183 125.371 125.576 100,15 100,16 100,16

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh (2016)

- Lao động

Tình hình phân bổ lao động của huyện Yên Khánh giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tình hình phân bố lao động trong các ngành của huyện Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ 2014 -2016

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Người 85.682 86.007 86.891 86.193 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang

làm việc trong nền kinh tế quốc dân

Người 84.300 84.620 85.001 84.640 Cơ cấu lao động 100,0 100,0 100,0

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 45,4 44,3 42,9 - Công nghiệp và xây dựng % 36,7 37,5 39,0

- Dịch vụ % 17,9 18,2 18,1

Số lao động được tạo việc làm Người 4.150 4.350 4.947 4.482 Số lao động được đào tạo trong năm Người 2.000 2.150 2.591 2.247 Tỷ lệ số lao động được đào tạo

trên tổng số lao động % 39,0 40,5 43,5 41,0 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh (2016)

Lao động ở Yên Khánh mang các đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp. Trình độ lao động còn ở mức thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và qua các lớp đào tạo ngắn hạn (tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 43,5%). Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đã giải phóng một lực lượng lao động khá lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp; một bộ phận tìm thêm việc làm hoặc chuyển sang hoạt động dịch vụ, một số đi làm ăn xa (có việc làm không ổn định). Tuy vậy lực lượng lao động nông nghiệp vẫn khá lớn, trình độ lao động và thời gian lao động thấp so với yêu cầu phát triển, đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tới.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Cơ cấu hạ tầng của huyện Yên Khánh giai đoạn 2014- 2016 đươc thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cơ sở hạ tầng của huyện Yên Khánh giai đoạn 2014- 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Bình quân 1. Đường ô tô đến trung tâm xã

- Số xã, thị trấn đã có Xã 19 19 19 19

+ Đường nhựa Xã 19 19 19 19

+ Đường đá Xã 0 0 0 0

2. Công trình thủy lợi

- Cống Cái 52 52 64 56

- Trạm bơm điện cố định Cái 54 54 54 54 - Máy bơm vô ống, bơm tràn Cái 40 41 41 40,67

3. Máy phục vụ nông nghiệp

- Máy kéo công suất trên 12 CV Cái 547 554 566 555,67 - Máy kéo công suất dưới 12 CV Cái 238 247 250 245 - Máy bơm nước Cái 479 484 495 486 - Máy tuốt lúa có động cơ Cái 329 331 336 332 -Máy chế biến TAGS (nghiền, trộn) Cái 153 163 170 162 - Máy phun thuốc sâu có động cơ Cái 97 102 109 102,67

3. Công trình phúc lợi

- Mầm non Trường 19 19 19 19 - Tiểu học Trường 20 20 20 20 - Trung học cơ sở Trường 19 19 19 19 - Trung học phổ thông Trường 3 3 3 3 - Trạm y tế Trạm 19 19 19 19

- Bệnh viện Cơ sở 1 1 1 1

- Trung tâm văn hóa Cơ sở 1 1 1 1 - Thư viện, phòng đọc sách Cơ sở 2 2 2 2

4. Số xã đã có điện Xã 19 19 19 19

5.Số xã có đài phát thanh Xã 19 19 19 19

6.Số xã đã phủ sóng truyền hình Xã 19 19 19 19

7.Số máy điện thoại/100 người dân Cái 85 87 89 87

8.Số điểm internet Điểm 36 45 57 46 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh (2016)

Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng những năm qua đã được chú ý, quan tâm đầu tư phát triển. Đầu tư cho các lĩnh vực đều tăng qua các năm, tuy nhiên cơ cấu đầu tư vẫn còn chưa thực sự hợp lý. Với sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như trên thì thuỷ lợi, giao thông, điện về cơ bản đáp ứng khá tốt cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Huyện có tuyến quốc lộ 10 chạy qua với chiều dài 12km, đây là tuyến đường nối Yên Khánh với Thành phố Ninh Bình và huyện Kim Sơn. Ngoài ra huyện còn có nhiều tuyến đường quốc lộ khác chạy qua như: 481C, 481B, 480C, 480B… Các tuyến huyện lộ, liên xã, liên thôn, hệ thống đường giao thông trong khu dân cư cơ bản đã được bê tông hoá và lát gạch tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như giao lưu kinh tế với khu vực bên ngoài.

Huyện Yên Khánh có sông Đáy chảy qua 11 xã nằm ở phía Đông huyện có tổng chiều dài 37,3 km, sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây của huyện với chiều dài 14,6 km, đây là nguồn nước tưới dồi dào cho diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trên địa bàn Yên Khánh, đã có 19/19 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 100%. Năm 2016, máy điện thoại đạt 89 máy/100 người dân và xây dựng 19 điểm bưu điện văn hoá ở các xã. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu giáo dục trên toàn huyện. Về y tế, ngoài bệnh viện của huyện còn có các trạm y tế của các nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn và 100% xã có trạm y tế.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là để đáp ứng tốt những yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp thì điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế (mức đầu tư còn thấp, chưa quan tâm đến việc nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng cao tỷ lệ tưới tiêu cho cây trồng, chưa đẩy mạnh, tăng cường đầu tư cho hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn,…).

3.1.2.3. Kết quả phát triển các ngành kinh tế

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Yên Khánh đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện

cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của huyện Yên Khánh cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.

Bảng 3.5. Cơ cấu các ngành kinh tế

Nhóm ngành

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ 1. Công nghiệp - XD 5.502,92 65,52 6.867,53 69,33 7.545,68 68,83 124,80 109,87 117,34 2. Nông -lâm - thủy sản 1.490,46 17,75 1.530,44 15,45 1.724,56 15,73 102,68 112,68 107,68 3. Thương mại - DV 1.405,45 16,73 1.507,80 15,22 1.692,97 15,44 107,28 112,28 109,78

Tổng 8.398,83 100,00 9.905,77 100,00 10.963,21 100,00 117,94 110,67 114,31

Nguồn: Chi cục thống kế huyện Yên Khánh (2016)

Qua bảng số liệu 3.5 ta thấy tổng giá trị sản xuất của huyện Yên Khánh năm 2016 là 10.963,21 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản đạt 1.724,56 tỷ đồng chiếm 15,73 % tổng giá trị sản xuất. Yên Khánh là huyện có điều kiện về khí hậu và đất đai phù hợp cho cây lúa phát triển nên huyện có năng suất lúa ruộng cao nhất tỉnh (bình quân toàn huyện đạt 60-65 tạ/ha/vụ), có nhiều xã đạt năng suất bình quân vụ xuân từ 70-75 tạ/ha/vụ; là huyện có diện tích lúa chất lượng cao cao nhất tỉnh, sản phẩm gạo Bắc thơm, gạo QR1 có chất lượng thơm ngon, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, huyện đang tích cực triển khai chương trình thâm canh, tăng vụ, tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản năm 2016 đạt 7.545,68 tỷ đồng, chiếm 68,83 % tổng giá trị sản xuất; trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Khánh Phú, cụm công nghiệp Khánh Nhạc đã hoàn thành và dần hoạt động ổn định

đã làm cho giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng lên đáng kể, một số sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng là hàng tiểu thủ công nghiệp như: hàng may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm.

Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Yên Khánh năm 2016 được thể hiện qua biểu đồ 3.1

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Khánh (2016) Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Yên Khánh năm 2016

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ của huyện Yên Khánh năm 2016 đạt 1.692,97 tỷ đồng chiếm 15,44% tổng giá trị sản xuất. Các ngành dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Một số ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá là: dịch vụ vật tư nông nghiệp, tín dụng, ngân hàng…

Với kết quả trên cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và ngành thương mại. Đây là hướng đi đúng đắn trong xu thế CNH - HĐH đất nước.

Cánh đồng mẫu lớn quy mô diện tích từ 50-100 Ha tiếp tục được duy trì. Năm 2015 đã có 24/34 HTX nông nghiệp thực hiện cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 4.112 Ha trong đó (vụ xuân: 1.690 ha, vụ mùa: 2.422 ha), tăng 689 ha so với năm 2014.

Những năm gần đây, việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ. Địa bàn huyện xuất hiện nhiều thành phần kinh doanh, chủng loại hàng hóa đa dạng, thị trường sôi động, hình thành hệ thống mạng lưới, kênh lưu thông phân phối hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Các chợ đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhưng chủ yếu phục vụ buôn bán nhỏ lẻ và trao đổi hàng hóa nông sản, chưa đáp ứng được phát triển thương mại, dịch vụ trong thời kỳ đổi mới. Các khu thương mại trung tâm, khu giao dịch mua bán hàng hóa lớn của huyện chưa phát triển, các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh chưa có nên việc phát triển kinh tế - xã hội và thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn các xã.

Dịch vụ của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp… phát triển mạnh và nhanh hơn giai đoạn trước, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.

3.1.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Khánh đến phát triển xây dựng nông thôn mới

- Thuận lợi

+ Yên Khánh là huyện nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng lân cận, có điều kiện tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sản xuất.

+ Là huyện thuần nông, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp còn khá, tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp dễ hơn.

+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 30,16%, truyền thống sản xuất của người dân vẫn chủ yếu là hoạt động nông nghiệp do đó người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất từ đó năng suất cây trồng, sản lượng vật nuôi luôn tăng qua các năm.

- Khó khăn

+ Là một huyện nông nghiệp, huyện đồng bằng không có đặc thù riêng nên không được sự ưu tiên về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với huyện để tạo sự

bứt phá về kinh tế sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của ngành là tăng trưởng chậm và ảnh hưởng của thiên tai.

+ Thương mại dịch vụ tuy đã phát triển nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của huyện, hệ thống thương mại dịch vụ chỉ mang tính chất phục vụ buôn bán nhỏ lẻ. Các trung tâm thương mại, khu giao dịch mua bán hàng hoá lớn của huyện chưa phát triển nên việc phát triển kinh tế xã hội, thương mại còn gặp nhiều khó khăn.

+ Trình độ dân trí vẫn còn thấp, sản xuất vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, nhỏ lẻ nên rất khó khăn khi tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá.

+ Một số đơn vị xã chưa quan tâm đến triển khai các dự án phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi theo đề án nhằm thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân. Việc hoàn thiện thiết chế văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nhìn chung còn chậm.

+ Công tác quy hoạch, kế hoạch tổ chức đấu giá đất, giao đất có thu tiền, xử lý lấn chiếm đất còn nhiều khó khăn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Qua nghiên cứu tổng thể về công tác xây dựng nông thôn mới tại 18 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, có những phân tích, đánh giá chính xác, tôi lựa chọn điều tra các xã có tính chất đặc trưng và đại diện như sau:

- Xã Khánh Thiện về đích nông thôn mới năm 2013 là một trong những xã về đích sớm nhất của huyện.

- Xã Khánh Hội: xã vừa hoàn thành các tiêu chí trong năm qua, về đích nông thôn mới năm 2016.

- Xã Khánh Vân: xã chưa về đích nông thôn mới.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 47)