Một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 104 - 116)

Phẩn 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho

4.4.2. Một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho

chính cho xây dựng nông thôn mới

4.4.2.1. Giải pháp về tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới

a. Giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

- Đối với nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, tỉnh, huyện

Vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương để xây dựng các chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương. Tăng cường phối hợp với Bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai các công trình đang đầu tư dở dang, bổ sung danh mục và bố trí vốn đầu tư đối với công trình mới từ các chương trình, dự án của Chính phủ.

Vốn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu có vai trò vô cung quan trọng trong nguồn ngân sách xây dựng nông thôn mới. Ngân sách Nhà nước tài trợ cho các chương trình khuyến nông, nâng cao trình độ cho cán bộ xã…và phát triển kinh tế nông thôn. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách có tác động lan tỏa, tạo dựng môi trường để thu hút tư nhân tham gia vào phát triển nông thôn mới.

Để có một nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới được huy động từ ngân sách tỉnh, huyện, UBND xã cần lập kế hoạch, các bản dự án chi tiết mang tính khả thi về các hạng mục xã muốn đầu tư xây dựng, khái toán kinh phí cần thiết và ghi rõ số tiền cần hỗ trợ đối với công trình tương ứng. Bản khái toán phải đảm bảo tính hợp lý, khoa học, có tính khả thi cao như vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ. Xã cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, có kế hoạch bồi dưỡng,

đào tạo, nâng cao năng lực, tri thức về mọi mặt, năng lực chuyên môn, năng lực lý luận. Sắp xếp bộ máy đúng người, đúng việc. Nên có những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới phục vụ cho chương trình xây dựng NTM tại địa phương.

Cán bộ thuộc ban huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới cần năng động, nhạy bén, nắm bắt được cơ hội, được thông tin nguồn vốn từ đó chủ động liên hệ để xin nguồn vốn, không chờ đợi nguồn kinh phí tự rót xuống vì nguồn vốn có hạn, rất nhiều địa phương mong muốn xin hỗ trợ để phục vụ kế hoạch xây dựng, phát triển của địa phương mình.

- Đối với từ ngân sách địa phương

Xã có cái nhìn tổng quát nhất trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân trong xã, trực tiếp chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới chính vì vậy xã cần có kế hoạch thu, chi hàng năm để xác định nguồn ngân sách của xã từ đó đánh giá được khả năng vốn và nguồn vốn cần huy động là bao nhiêu.

Có kế hoạch chi tiêu cụ thể, tránh lãng phí, giảm chi tiêu vào những chương trình chưa thật sự cần thiết. Tăng nguồn thu của xã bằng chú trọng khai thác nguồn thu quyền sử dụng đất, thực hiện khoán thu, tiết kiệm chi hành chính hợp lý để ưu tiên chi trả nguồn vốn xây dựng các công trình thiết yếu xây dựng nông thôn mới.

Huy động nguồn ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác bằng các cơ chế chính sách, nguồn ngân sách tỉnh với vai trò là nguồn vốn “kích cầu” để hỗ trợ triển khai thực hiện.

b. Giải pháp tăng cường, huy động tài chính từ doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn

Doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn. Không chỉ đào tạo nghề mà doanh nghiệp còn cung ứng các đầu vào và đảm bảo đầu ra để người dân yên tâm sản xuất.

Để thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp và tổ chức cần phải phát huy lợi thế vùng, khơi dậy các tiềm năng sẵn có đề thuyết phục được các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng NTM, giúp họ nhìn nhận được các lợi ích khi đầu tư xây dựng đồng thời có những chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư: hỗ trợ chi phi mặt bằng kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ để doanh nghiệp phát triển trên địa bàn.

Cần có cách làm năng động, sáng tạo, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn như đầu tư vào công nghiệp, làm dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Qua đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch lao động trực tiếp làm nông nghiệp sang làm dịch vụ, làm công nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Tạo sự liên kết chặt chẽ, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội (giao thông, điện nước, thuỷ lợi...), chăm lo vấn đề giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.

Khuyến khích dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông lâm, thuỷ sản và dịch vụ nông thôn. Tôn vinh ưu đãi những tập thể, cá nhân có công đầu tư phát triển ngành nghề, phát triển thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp đến tận cơ sở để nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về cơ chế, về thị trường một cách nhanh chóng.

c. Giải pháp về đa dạng hóa các hình thức tín dụng

Cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức tín dụng. Hiện nay chủ yếu là tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng cần đẩy mạnh tín dụng nhà nước và tín dụng thu mua. Cần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian tới, để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, nên có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn. Nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được phân bổ cho các huyện để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng làng nghề nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có); Vốn tín dụng thương mại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Về nhận thức cần làm rõ cho các cấp, các ngành và nông dân trong huyện thấy rõ hơn tín dụng là kênh vốn chủ yếu cho nông dân để phát triển kinh tế xã

d. Giải pháp huy động từ nguồn lực sức dân

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng NTM phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.

- Cải thiện thu nhập cho người dân

Khi người dân có thu nhập cao, ổn định việc huy động sự đóng góp sẽ thuận lợi hơn. Các cấp chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn (tổ chức sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản… theo quy hoạch thế mạnh của từng xã). Triển khai các chương trình hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước (khuyến nông, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình phát triển cánh đồng lớn, sản xuất sản phẩm theo hướng GAP..). Xây dựng những dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phù hợp với nhu cầu của người dân, lợi thế của địa phương, thiết thực có định hướng tới thị trường.

- Nâng cao trình độ, bồi dưỡng trình độ cán bộ cơ sở

Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong suốt quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy nội lực, tự lực, tự cường và trách nhiệm cao của cộng đồng dân cư nông thôn; Chống tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân .

Cán bộ cơ sở là lực lượng tiên phong đi đầu trong quá trình xây dựng và vận động người dân cũng như tìm kiếm các nguồn thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp trên địa bàn. Để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn

vốn hiện có cũng như khai thác thêm các nguồn vốn khác cần phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với nghề.

Trong thời gian tới huyện cùng với ban chỉ đạo chương trình cần thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ cấp xã, tổ chức các lớp tập huấn, các lớp đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới của xã. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo từng nội dung cho cán bộ cơ sở để trang bị những kiến thức cần thiết cho công tác huy động cá nhân, người dân tham gia đóng góp nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân biết, hiểu và tham gia xây dựng nông thôn mới từ công tác tuyên truyền của các cơ quan tỉnh và địa phương nhất là tuyên truyền từ cán bộ, đoàn thể xã, xóm. Chính vì vậy, cần tập trung đào tạo những kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ ở xã. Cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn mới vận động được người dân tham gia tốt. Thực tiễn cho thấy xã nào ngay từ đầu tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân, cán bộ xã thông hiểu, tạo cách làm để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư thì việc huy động nguồn lực cộng đồng dân cư được thuận lợi và đạt kết quả cao.

Chương trình xây dựng nông thôn mới chủ yếu dựa vào người dân thực hiện là chính, vì vậy nội dung tuyên truyền phải hướng đến người dân. Phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua các cuộc họp ở xóm, quá trình tuyên truyền phải khơi gợi sự tham gia thảo luận của người dân, không phải là tuyên truyền một chiều, cán bộ đọc, người dân nghe, qua loa phát thanh, ban chỉ đạo phải xây dựng chuyên mục về xây dựng nông thôn mới và có kế hoạch phát thanh định kỳ trong suốt quá trình thực hiện, biên soạn tờ rơi, áp phích phát cho các hộ dân. Tuyên truyền qua các cuộc thi tìm hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới. Chú trọng tuyên truyền cả về số lượng và chất lượng, thường xuyên nêu tấm gương có thành tích cao.

e. Giải pháp huy động từ các nhà hảo tâm, con em xa quê

Có thể nói, nguồn lực tài chính huy động được từ con em xa quê, các nhà hảo tâm của địa phương chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung xây dựng NTM.

Đây là một nguồn tài chính có tiềm năng và cần được địa phương chú ý, phát triển nhằm huy động sức lực cộng đồng vào xây dựng nông thôn mới. Để có thể huy động được, địa phương cần: Liên lạc với các nhà hảo tâm, doanh nhân thành đạt, con em xa quê, mời họ tới dự hội thảo xây dựng nông thôn mới, mời họ tham gia lấy ý kiến đóng góp về xây dựng nông thôn mới. Các chương trình khởi công, khánh thành các công trình, các dịp kỷ niệm, chúc mừng xã đạt xã văn hóa… Gửi thư mời, giấy mời, thư ngỏ, khơi gợi lòng yêu thương quê hương, đưa ra những lợi ích mà họ nhận được và những gì họ có thể giúp từ những công trình trong đề án, giúp thay đổi bộ mặt xã, nêu ra những khó khăn mà xã đang gặp phải trong quá trình xây dựng nông thôn mới nhất là việc huy động nguồn lực tài chính.

Con em xa quê thành đạt, những nhà hảo tâm họ cũng rất muốn đóng góp công sức của mình trong việc xây dựng nông thôn mới ở quê hương, nhằm xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh hơn.

4.4.2.2. Giải pháp về sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới

a. Giải pháp kế hoạch sử dụng nguồn vốn * Cơ cấu phân bổ

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó, cần phải ưu tiên trong phân bổ nguồn tài chính (dự kiến 50%). Nguồn tài chính thực hiện nội dung này theo kế hoạch về phương thức và hình thức huy động cho từng nội dung công việc cụ thể. Phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính vừa đảm bảo xây dựng hoặc nâng cấp KT - XH ở các xã cho đạt chuẩn, vừa phải dành một phần nguồn tài chính để bảo dưỡng các công trình ở các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, trong xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH cần tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất (hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, đường trục chính của xã, đường liên xã).

- Phát triển sản xuất phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn.

+ Yên Khánh sản xuất vẫn còn thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cần tập trung nguồn tài chính thực hiện phát triển sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

+ Giai đoạn 2011-2016 nguồn tài chính phân bổ, sử dụng chủ yếu cho xây dựng hạ tầng KT - XH (92,13% nguồn vốn), chưa ưu tiên cho phát triển sản xuất. Cơ cấu phân bổ đó chưa phù hợp với nguyện vọng của người dân. Do đó, ưu tiên

phát triển sản xuất với tỷ trọng cao hơn trong giai đoạn 2017-2020 là cần thiết và phù hợp với nguyện vọng người dân nông thôn.

+ Ưu tiên phát triển sản xuất góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là mục tiêu lớn nhất mà chương trình nông thôn mới hướng tới.

Phát triển sản xuất được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn của tư nhân bởi đầu tư đó luôn gắn với lợi ích cụ thể người đầu tư được hưởng. Vì vậy, để thực hiện nội dung phát triển sản xuất trước hết phải xác định nguồn tài chính thực hiện chủ yếu là nguồn tài chính của khu vực tư: đầu tư hộ gia đình, doanh nghiệp. Các hình thức mà huyện Yên Khánh cần tiếp tục triển khai như hỗ trợ trực tiếp người nông dân như mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính, miễn giảm tiền thuê đất, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho vay doanh nghiệp và hộ nông dân.

- Từ thực tế cho thấy, so với thực hiện nội dung phát triển sản xuất và xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 104 - 116)