Nội dung nghiên cứu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 28 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông

2.1.4. Nội dung nghiên cứu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây

xây dựng nông thôn mới

2.1.4.1. Nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn

a. Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn

Theo quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 những nội dung chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:

1. Quy hoạch về xây dựng nông thôn mới gồm quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 35% xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa).

- Hoàn thiện hệ thống các công trình các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 85% xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 50% số xã đạt tiêu chí và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc tiêu chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.

- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến năm 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn.

- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 45% số xã đạt tiêu chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên kiên cố hóa). Đến năm 2020

có77 % số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch).

3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dựng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông – lâm – nghiệp đồng thời bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng mỗi sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

4. Giảm nghèo và an sinh xã hội gồm: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.

6. Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, phấn đấu mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, đến năm 2015 có 45% xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.

7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới và thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,

xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lí rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…

10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh, phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu đồng thời điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

b. Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn

- Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước.

Việc quy định tỷ lệ huy động từ các nguồn vốn như trên cho thấy vai trò của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng nông thôn mới là rất quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong phát triển nông thôn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam đang có nhiều thay đổi (do quá trình thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng).

- Huy động nguồn lực tài chính từ người dân địa phương.

Việc quy định tỷ lệ huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư thấp thể hiện mức độ “khoan thư sức dân” khi đời sống của người dân khu vực nông thôn hiện còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, “chính quyền địa phương không quy định bắt

buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua” (khoản 3, mục VI của Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010). Như vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Tín dụng

Tín dụng là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính thống nhất. Quỹ tín dụng được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức. Sau đó quỹ này được sử dụng để cho vay theo nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống cũng theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và lợi tức. tín dụng có nhiệm vụ là cầu nối giữa những người có khả năng cung ứng và người có nhu cầu sử dụng tạm thời các nguồn tài chính (Hoàng Thị Vân, 2012).

- Huy động nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính Quốc gia. Tài chính doanh nghiệp có các nhiệm vụ:

+ Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh.

+ Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.

+ Phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước.

+ Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó.

2.1.4.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

a. Khái quát cơ chế, phân bổ sử dụng các nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới

- Lập dự toán, xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới.

Nguồn tài chính cho xây dựng nông thôn mới bao gồm nguồn tài chính của cả khu vực công và khu vực tư. Xây dựng nông thôn mới không thể tiến hành trong ngắn hạn, mà bao gồm nhiều năm, chia thành nhiều giai đoạn. Do đó, cơ chế lập dự toán cho Chương trình xây dựng nông thôn mới phải dự toán cả nguồn tài chính của nguồn tài chính của khu vực công, khu vực tư và lập cho nhiều năm trên cơ sở ưu tiên tính hiệu quả trong phân bổ nguồn tài chính

Điều kiện KT – XH và xuất phát quan điểm xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương khác nhau, vì thế cơ chế phân bổ dự toán chi thực hiện chương trình cần phải lựa chọn các tiêu chí phân bổ cho phù hợp.

- Kế toán, quyết toán và theo dõi giám sát, kiểm tra, đánh giá sử dụng nguồn tài chính thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Đây là cơ chế quan trọng trong quản lý tài chính, cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, đánh giá quá trình triển khai thực hiện và kế hoạch tài chính đề ra. Kế toán, quyết toán để cung cấp các thông tin phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá. Theo dõi, giám sát, kiểm tra đánh giá để giúp nâng cao hiệu quả và chống lãng phí trong việc sử dụng các nguồn tài chính cho Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Cơ chế kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá trong việc sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải quy định rõ, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

Để thực hiện tốt kiểm tra, giám sát và đánh giá đòi hỏi phải thực hiện tốt cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp trong việc sử dụng các nguồn tài chính thực hiện Chương trình. Điều đó đảm bảo hiệu quả sử dụng của từng nguồn và cũng tạo niềm tin cho người dân trong việc đóng góp nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Chính quyền cơ sở phải công khai kế hoạch thực hiện các phần việc của xây dựng nông thôn mới; nguồn tài chính đã sử dụng dự toán, quyết toán các công trình. Đây là cơ sở để các chủ thể thực hiện giám sát. Đồng thời, chính quyền cơ sở phải chịu trách nhiệm giải trình với người dân và cơ quan quản lý cấp trên về việc sử dụng các nguồn tài chính. Để thực hiện được điều đó, cơ chế công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình quy định rõ nội dung, thời điểm, các biểu mẫu, hình thức và trách nhiệm công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 28 - 33)