Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 90)

Phẩn 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa

4.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông

nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh

4.2.3.1. Cơ chế hiện tại

Hoạt động kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng NTM tại huyện Yên Khánh được thực hiện như sau:

- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các tiêu chí sử dụng vốn NSNN

Các cơ quan có thẩm quyền ở cấp trên như: ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, thanh tra tài chính, đầu tư, xây dựng, thực hiện kiểm tra, giám sát tài chính đối với các dự án, công trình cơ sở hạ tầng NTM trên địa bàn cấp dưới bằng các hình thức: chế độ báo cáo định kỳ, thường xuyên, thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất.

Chế độ báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Định kỳ hàng quý, hàng năm, Ban quản lý lập báo cáo tình hình thực hiện khối lượng công việc và vốn đầu tư để thanh toán gửi UBND xác nhận trình Ban chỉ đạo cấp trên (làm căn cứ theo dõi, đánh giá và có quyết định chỉ đạo, phân bổ vốn cho phù hợp).

- Hoạt động giám sát cộng đồng đối với các tiêu chí sử dụng vốn cộng đồng Ban giám sát được thành lập ở địa bàn cơ sở để giám sát việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng NTM trên địa bàn. Ở cấp xã, ban giám sát xây dựng xã có tối đa 9 thành viên. Trưởng ban giám sát xây dựng xã do các thành viên của Ban giám sát bầu và được Chủ tịch UBND xã chuẩn y bằng văn bản. Ban giám sát có quyền và trách nhiệm:

+ Yêu cầu nhà thầu phải thực hiện đúng hợp đồng;

+ Xác nhận số liệu tại mẫu biểu quyết toán đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách;

+ Tham gia ký biên bản nghiệm thu (có quyền từ chối ký nếu công trình không đạt chất lượng yêu cầu).

- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các tiêu chí doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.

Hoạt động này thực hiện theo cơ chế quản lý vốn riêng của doanh nghiệp.

4.2.3.2. Thực tế triển khai

- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các tiêu chí sử dụng vốn NSNN

Hoạt động này được thực hiện lồng ghép với công tác chỉ đạo, kiểm tra của các cấp chính quyền từ huyện xuống cơ sở, cụ thể:

Trong 5 năm (2011-2016) đã tổ chức được trên 60 cuộc kiểm tra, làm việc trực tiếp các ban ngành liên quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. HĐND huyện cũng đã tổ chức nhiều cuộc giám sát tại các phòng ban ngành, các địa phương về tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

+ Ở cấp huyện, Ban chỉ đạo cấp huyện thường xuyên họp giao ban, kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế triển khai ở cơ sở và kịp thời tháo gỡ, rút kinh nghiệm; tổ

chức nhiều đợt giám sát việc thực hiện nghị quyết của các phòng, ban chuyên môn và các xã.

+ Ở cấp xã, Ban chỉ đạo được thành lập do Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó ban Thường trực; chỉ đạo UBND xã thành lập Ban quản lý xây dựng NTM do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới để làm căn cứ tổ chức thực hiện.

- Hoạt động giám sát cộng đồng đối với các tiêu chí sử dụng vốn cộng đồng Ở cơ sở, các xã đã thành lập các tổ chức với tên gọi có thể khác nhau như ban huy động, ban xây dựng, ban thanh tra nhân dân... nhưng chung một nội dung hoạt động đó là giám sát các hoạt động đầu tư, xây dựng cơ bản thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Hoạt động của các ban này bước đầu phát huy được vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân đối với chính quyền cấp cơ sở. Đặc biệt giúp cho việc đầu tư công khai minh bạch hơn, chống được đầu tư dàn trải, giảm được lãng phí, thất thoát… Cụ thể, các ban chỉ đạo ở cơ sở đã giám sát được hàng trăm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Quá trình giám sát đã góp phần đảm bảo đầu tư các dự án đúng mục tiêu, đúng tiến độ và có hiệu quả.

Tuy nhiên hoạt động ban chỉ đạo hiện nay còn có những bất cập sau:

- Còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án, công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì tính hình thức càng cao, hiệu lực giám sát không nhiều, một số nhà thầu thiếu hợp tác với ban chỉ đạo trong việc thực hiện giám sát và khắc phục những kiến nghị của Ban.

- Các ban chỉ đạo hoạt động còn đơn lẻ, thiếu sự phối hợp hoạt động của hệ

thống các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở như mặt trận tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, thôn, xóm vào hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 88 - 90)