Chủ trương, cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 91 - 95)

Phẩn 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây

4.3.1. Chủ trương, cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng

dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh

4.3.1.1. Chủ trương chính sách của Trung ương

Trong những năm qua, Nhà nước đã chủ trương huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, có trọng tâm. Điều này được thực hiện tốt là do xã đã kết hợp các ban ngành liên quan ban hành nhiều văn bản chủ đạo cụ thể bám sát vào nội dung đã quy hoạch. Những chủ trương, chính sách này tương đối đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của xã trong huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới là chương trình nhằm đổi mới nông thôn theo hướng CNH - HĐH, là bước đi mang tính đột phá của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông thôn. Đây là một chương trình yêu cầu vốn đầu tư lớn nhằm phát triển nông thôn toàn diện, nếu không có các chính sách và một phần vốn hỗ trợ từ Chính phủ các địa phương khó thực hiện được.

Không những hỗ trợ trực tiếp về vốn Chính phủ đã có văn bản chính sách để hướng dẫn thực hiện, đánh giá quá trình thực hiện đặc biệt là cho ra bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới để cụ thể hóa mục tiêu.

Bảng 4.15. Chủ trương, chính sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

STT Số hiệu văn bản Nội dung chính

1 491/2009/QĐ-TTg Quy định bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

2 800/2010/QĐ- TTg Phê duyệt chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020

3 1600/ QĐ- TTg Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 4 1980/ QĐ- TTg Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 5 558/ QĐ-TTg QĐ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và

quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả (2017)

Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao như tập trung phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao nhằm mở rộng sản xuất, nâng cáo thu nhập người dân; hỗ trợ xi măng

làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn xóm làm điểm nhấn để tạo phong trào rộng khắp trong xây dựng nông thôn mới.

4.3.1.2. Cơ chế, chính sách trong huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh

Để thu hút được nguồn lực tài chính xây dựng NTM, huyện Yên Khánh đã tập trung vào thực hiện các cơ chế sau:

a. Đối với nguồn ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Khánh hiện được huy động theo cơ chế:

- Chính quyền chủ động tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới.

Để tạo cơ chế điều tiết vốn NSNN cho chương trình xây dựng NTM ngay từ

chủ trương chung, các cấp chính quyền ở tỉnh Ninh Bình đã thống nhất “Ngân sách

Nhà nước các cấp hàng năm dành tối thiểu 35% đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp

và xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 03/NQ-TU ngày

16/01/2012 về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, định hướng

hướng năm 2020”, “UBND các cấp bố trí ngân sách hàng năm để hỗ trợ, khuyến

khích các doanh nghiệp, cá nhânđầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông

sản hàng hóa khu vực nông thôn, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, phát

triển các làng nghề, các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc lam tại

chỗ, tăng thu nhập cho nông dân”.

Tỉnh tiếp tục ban hành các văn bản để cụ thể hóa. Ngày 23/4/2013, UBND tỉnh ra Công văn số 1292/UBND-NNNT về việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông .

b. Đối với nguồn vốn cộng đồng

- Thực hiện các cách thức động viên, khuyến khích.

- Chính quyền thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động, tác động tới nhận thức của cộng đồng.

Các cấp chính quyền huyện Yên Khánh đẩy mạnh thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân về chương trình, mục tiêu, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới, về vai trò chủ thể của nhân dân trong chương trình này.

+ Ở cấp huyện

Tổ chức phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, huyện

đã có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú như: tuyên truyền trên các

phương tiện thông tin đại chúng; nói chuyện chuyên đề, lồng ghép công tác chuyên môn gắn với xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền lưu động, tổ chức các cuộc tọa

đàm chuyên đề về nông thôn mới, phát tờ rơi tuyên truyền, đài truyền thanh của

huyện, khẩu hiệu, pano, áp phích. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xâydựng nông

thôn mới trong sinh hoạt cộng đồng khu dân cư; thông qua cuộc thi đã lựa chọn được rất nhiều bài thơ, bài hát có tác dụng tuyên truyền thiết thực cho thực hiện chương trình.

+ Ở cấp xã

Với mục tiêu tuyên truyền đến tất cả người dân hiểu về Chương trình các xã

đã tích cực tổ chức phong trào “Toàn dânchung sức xây dựng nông thôn mới” đồng

thời tổ chức các cuộc họp chuyên đề đến chi bộ các thôn và người dân về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ đó nhân dân hiểu về vai trò, trách nhiệm của mình và tích cực tham gia.

Ngoài ra, các xã cũng đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới, đài phát thanh xã đã thường xuyên, kịp thời tuyên dương những điển hình tiên tiến, những cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã khi người dân không nhận thức được rõ về chương trình xây dựng NTM, về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM thì điều này sẽ ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng tham gia đóng góp nguồn lực tài chính để xây dựng NTM.

- Sử dụng cách thức động viên bắt buộc

Song song với việc vận động, thuyết phục, chính quyền cũng thực hiện cách thức động viên bắt buộc để huy động vốn góp trong dân vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Cách thức thực hiện của chính quyền xã là phân bổ theo đầu người số tiền phải nộp khi có một công trình nông thôn mới cần sự tham gia của các nguồn vốn ngoài nhà nước.

- Áp dụng các cơ chế hỗ trợ

Hiện nay, tỉnh, huyện đã có những chính sách cụ thể để hỗ trợ cộng đồng ở nông thôn tham gia xây dựng nông thôn mới. Nội dung hỗ trợ tập trung chủ yếu vào

xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi và giao thông thôn, xóm, chợ, cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.16. Chính sách hỗ trợ người dân nông thôn đầu tư xây dựng NTM ĐVT: % STT Nội dung Mức hỗ trợ Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện

1 Hỗ trợ nông dân xây dựng CHHT khi dồn điển đổi thửa

Hỗ trợ 70% kinh phí đào đắp giao thông thủy lợi

nội đồng khi dồn điền đổi thửa 50 20 Hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư khi thực

hiện kiên cố hóa đường giao thông, nội đồng 80 20 2 Hỗ trợ đầu tư 90% các công trình cấp nước sạch

và vệ sinh môi trường nông thôn 70 20 Nguồn: Văn phòng điều phối NTM huyện Yên Khánh (2016)

Qua kết quả nghiên cứu bảng 4.10 phản ánh cơ chế khuyến khích cộng đồng đầu tư xây dựng NTM của chính quyền đối với người dân. Đối với hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng cơ sở hạ tầng khi dồn điền đổi thửa, chính quyền hỗ trợ 70% kinh phí đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng khi dồn điền đổi thửa, hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư khi thực hiện kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Đối với hoạt động khuyến khích xây dựng kiên cố hóa đương giao thông thôn, xóm đạt chuẩn NTM, chính quyền hỗ trợ tiền mua vật tư (ngân sách tỉnh và huyện hỗ trợ), các khoản chi còn lại do ngân sách cấp xã thực hiện, huy động vốn nhân dân và ngày công lao động.

- Khuyến khích sự tham gia của người dân

Để tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng đã quan tâm đến việc khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự được triển khai sâu rộng trong thực tế.

c. Đối với nguồn vốn doanh nghiệp

nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ 50% giải phóng mặt bằng, thuê đất, thuê mặt nước theo mức giá thấp nhất tương ứng trong bảng giá đất. Ngoài ra còn hỗ trợ lãi suất, chuyển giao đổi mới khoa học công nghệ, hỗ trợ 80% san lấp mặt bằng những không quá 5 tỷ đồng/ dự án.

Hiện nay, huyện Yên Khánh thông qua phương thức vận động, thuyết phục để huy động các nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp xây dựng các công trình xây dựng nông thôn. Mặt khác, huyện Yên Khánh thực hiện cơ chế huy động và có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp đầu tư xây dựng ở nông thôn. Các hình thức đầu tư trực tiếp khá đa dạng như hình thức PPP (hợp tác công tư), đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (hợp đồng BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Các chính sách do tỉnh và huyện ban hành đã bám sát vào các hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với đặc điểm và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, tạo động lực quan trọng thúc đấy phong trào xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)