Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 54)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Qua nghiên cứu tổng thể về công tác xây dựng nông thôn mới tại 18 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Yên Khánh. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, có những phân tích, đánh giá chính xác, tôi lựa chọn điều tra các xã có tính chất đặc trưng và đại diện như sau:

- Xã Khánh Thiện về đích nông thôn mới năm 2013 là một trong những xã về đích sớm nhất của huyện.

- Xã Khánh Hội: xã vừa hoàn thành các tiêu chí trong năm qua, về đích nông thôn mới năm 2016.

- Xã Khánh Vân: xã chưa về đích nông thôn mới.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 3.6. Thu thập số liệu thứ cấp

STT Nguồn thu thập Thông tin thu thập

1

Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM.

2

Phòng Nông nghiệp, UBND huyện, xã; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu; Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM ở các xã được chọn làm điểm nghiên cứu.

Các thông tin liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại các điểm nghiên cứu và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua.

3

Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn… các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện Yên Khánh.

Thông tin về các quyết định, thông tư, các vấn đề có liên quan đến đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng NLTC cho xây dựng NTM tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu: Tiến hành lựa chọn 90 đơn vị mẫu. Điều tra,

phỏng vấn các nhóm đối tượng chính là người dân tại ba xã đồng thời phỏng vấn cán bộ địa phương thông qua các câu hỏi đóng, mở trong phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để lấy thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Đối với hộ gia đình lựa chọn 60 phiếu điều tra, mỗi xã tôi điều tra 20 hộ được lựa chọn theo phương pháp ngẫn nhiên phân tầng. Trong đó tôi tiến hành phân loại hộ theo 3 nhóm hộ: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Hộ nghèo là những hộ có thu nhập đầu người/tháng là dưới 700.000đồng; hộ trung bình có thu nhập BQ đầu người/tháng từ 700.000 – 1,5 triệu đồng; hộ khá có thu nhập trên 1,5triệu đồng/tháng.

Bảng 3.7. Kết quả phân loại các nhóm hộ gia đình ĐVT: Hộ STT Xã Nhóm hộ Khá Trung bình Nghèo 1 Khánh Thiện 6 13 1 2 Khánh Hội 3 15 2 3 Khánh Vân 3 14 3

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016) Cùng với đó, phỏng vấn 10 cán bộ địa phương tại mỗi xã thuộc ban quản lý xây dựng NTM gồm 01 Chủ tịch xã, 01 Phó chủ tịch xã,01 cán bộ Tài chính-kế toán xã, 01 cán bộ Địa chính-xây dựng xã, 01cán bộ Hội nông dân, 01 cán bộ Hội phụ nữ, 01 cán bộ Tư pháp, 01 cán bộ Đoàn thanh niên và 02 trưởng thôn, xóm là những người đứng đầu và hiểu rõ công tác huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trên địa bàn của xã sẽ có được đánh giá chính xác về thuận lợi, khó khăn cũng như kết quả đạt được của quá trình huy động nguồn lực tài chính tại địa phương của mình.

- Phương pháp quan sát Thu thập thông tin thông qua quan sát, ghi chép. Quan sát thực tế tình hình tiến hành, kết quả thực hiện của quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Khánh Thiện, Khánh Hội và Khánh Vân. Bên cạnh đó, tiếp cận các cán bộ địa phương: cán bộ cán bộ xã, thôn, cán bộ tuyên truyền … để nắm bắt tình hình thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành điều tra 90 phiếu nhằm thu thập các thông tin mang tính định lượng và định tính. Các thông tin liên quan đến điều tra bằng bảng hỏi bao gồm mức độ đóng góp tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng góp tài chính của người dân, những khó khăn trong việc đóng góp tài chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu…

3.2.3. Phương pháp tổng hợp phân tích, thông tin

a. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin.

Công cụ xử lý: Số liệu sau khi thu thập về được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Exel, SPSS.

b. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả

Ở phương pháp này sẽ dùng các số liệu tương đối và tuyệt đối để thống kê, mô tả và phản ánh quy mô, tỷ lệ đóng góp, tỷ trọng các nguồn tài chính được hỗ trợ trong huy động nguồn lực tài chính để xây dựng NTM tại địa phương.

- Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng đối với các khoản tài chính được hỗ trợ, các khoản đóng góp trong dân địa phương và các chỉ tiêu phân tích so sánh. So sánh giữa các thôn được nghiên cứu, các nguồn tài chính được huy động, các cách huy động nguồn lực tài chính, khoản đóng góp giữa các gia đình, giữa các công trình, hạng mục… trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về huy động nguồn lực tài chính

+ Nhu cầu huy động tài chính trong xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch. + Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện, địa phương, vốn của người dân và vốn của doanh nghiệp

+ Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn nhu cầu.

+ Tỷ lệ hộ dân tham gia đóng góp tài chính trong xây dựng NTM. - Nhóm chỉ tiêu về sử dụng nguồn lực tài chính.

+ Chỉ tiêu nguồn lực tài chính cho xây dựng cơ bản. + Tổng số tiền đầu tư cho xây dựng giao thông nông thôn. + Tổng số tiền đầu tư cho các công trình phúc lợi xã.

+ Tổng số tiền đầu tư cho các công trình thôn: nhà văn hóa thôn, nghĩa trang. - Chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân.

+ Số tiền đóng góp trên một hộ gia đình.

+ Tỷ lệ hộ dân tham gia đóng góp tài chính trong xây dựng NTM tại địa phương.

PHẨN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh Khánh

Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Chương trình đồng bộ, toàn diện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của toàn dân. Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển KT - XH, chính trị và an ninh quốc phòng.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, từ tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh đã đạt được một số kết quả sau:

- Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới

Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đúng quy trình, quy định. 18/18 xã đã hoàn thành phê duyệt và công bố quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất, quy hoạch chi tiết sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; Thường xuyên rà soát, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy hoạch chung của huyện, tỉnh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quan tâm, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính huyện, khu phụ trợ khu công nghiệp Khánh Cư, cụm công nghiệp Khánh Nhạc, đang triển khai quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Khánh Hồng, Khánh Thành, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy trên địa bàn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.

- Về công tác vận động chung tay xây dựng nông thôn mới

Huyện Ủy, UBND huyện Yên Khánh đã chỉ đạo các Ban ngành đoàn thể huyện lồng ghép các chương trình, các nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới như: Phát động phong trào thi đua: “Yên Khánh chung sức xây dựng

nông thôn mới”. Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ban Dân vận Huyện ủy xây dựng mô hình: “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới… để tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới, từ đó vận động nhân dân đóng góp tiền, sức lực và đất đai vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân được đặc biệt chú trọng trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất, tăng cường liên kết, đưa các giống mới phù hợp với điều kiện từng vùng, tỷ lệ giống lúa lai vụ đông xuân, vụ mùa, sản xuất vụ đông tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị, đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây có giá trị cao tập trung, có hợp đồng, phương án tiêu thụ sản phẩm. Theo báo cáo của UBND huyện Yên Khánh năm 2016 đến nay toàn huyện có 80% diện tích lúa được gieo trồng bằng lúa chất lượng cao, thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn đạt 1700 ha, khâu làm đất được cơ giới hóa 100%, 80-90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy, 70% diện tích lúa gieo sạ, góp phần giải quyết lao động thiếu hụt trong nông nghiệp, đưa giá trị/ha đất canh tác lên 127 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nấm có giá trị cao được nhân rộng… Sản xuất Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ phát triển giúp đời sống nhân dân nông thôn trong huyện đã có sự chuyển biến tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,82% (năm 2013) xuống còn 5,6% (năm 2016).

- Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và môi trường - giáo dục

Chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên rõ rệt kể cả về chất lượng học và số lượng theo học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 91,5%. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của các trường từng bước được bổ sung, đáp ứng nhu cầu dạy và học; 58/62 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Về y tế

Trên địa bàn huyện Yên Khánh có 19/19 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn (2000-2010), có 68% số người dân nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

Đã được các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm, nhất là phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở các vùng miền. Tỷ lệ hộ gia đình ở khu dân cư đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 79,5%, thôn, bản đạt danh hiệu làng văn hóa đạt 81,75%.

- Tiêu chí môi trường

Xây dựng 34 điểm tập kết rác thải, có xã thành lập tổ thu gom rác, 148 xe vận chuyển rác tập trung tại các thôn. Hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh ước đạt 95%, 14/18 xã có nhà máy nước sạch (UBND huyện Yên Khánh - VPĐP nông thôn mới, 2016).

- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và an ninh trật tự xã hội Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường, công tác cán bộ được quan tâm cao, từng bước được trẻ hóa, chuẩn hóa. Đến nay có 90% số cán bộ chuyên trách, công chức chuyên môn cấp xã đạt chuẩn theo quy định, có 18/19 xã, thị trấn có chính quyền đạt trong sạch vững mạnh, 18/19 xã, thị trấn có tổ chức đoàn thể chính trị đạt từ tiên tiến trở lên; 17/19 đảng bộ xã, thị trấn đạt tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Tình hình an ninh trật tự xã hội nông thôn cơ bản ổn định, không xảy ra vụ việc lớn; các phong trào, mô hình bảo vệ an ninh tiếp tục được củng cố. Đến nay 18/18 xã đạt chuẩn về an ninh trật tự xã hội được giữ vững (Theo báo cáo UBND huyện Yên Khánh - VPĐP nông thôn mới, 2016).

4.1.2. Nhu cầu huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia mang tính toàn diện, thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng dân cư và để hoàn thành xây dựng nông thôn mới cần rất nhiều yếu tố đặc biệt là nguồn tài chính. Theo báo cáo đề án xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh qua các giai đoạn, tổng số nguồn vốn cần để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2016 là 2.633.296 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 là 1.438.739 triệu đồng.

Bảng 4.1. Nhu cầu huy động tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh qua các giai đoạn

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung chỉ tiêu

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1/Giai đoạn 2 2011- 2016 2017- 2020 Nhu cầu Tỷ lệ (%) Nhu cầu Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Nguồn vốn từ NSNN 977.221 37,11 499.624 34,73 51,13 2 Nguồn vốn tín dụng 582.290 22,11 240.110 17,00 41,24 3 Nguồn huy động từ doanh nghiệp 138.290 5,25 158.090 10,99 114,32 4 Nguồn do dân đóng góp 890.188 33,81 495.080 34,00 55,62 5 Vốn khác 45.307 1,72 45.835 3,19 101,17

Tổng 2.633.296 100,00 1.438.739 100,00 54,64

Nguồn: UBND huyện Yên Khánh (2016)

Qua kết quả nghiên cứu bảng 4.1, ta thấy nhu cầu huy động từ các nguồn giai đoạn 2016-2020 giảm so với giai đoạn 2011-2016 vì đến giai đoạn này phần lớn các xã hoàn thành về đích nông thôn mới nguồn vốn chỉ là duy trì, củng cố, hoàn thiện nâng cao chất lượng tiêu chí, thực hiện các giải pháp giảm nghèo, phấn đấu đạt xã nông thôn mới tiên tiến bền vững, sau năm năm công nhận lại các tiêu chí đạt mức độ cao hơn. Đối với các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, dân đóng góp có nhu cầu huy động giảm đi so với giai đoạn trước, nguồn ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm 477.597 triệu đồng nhưng đây vẫn là một trong những nguồn chính để thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Khánh. Tại địa bàn huyện số lượng doanh nghiệp ít và quy mô chưa lớn nhưng theo đề án kế hoạch nhu cầu huy động từ doanh nghiệp tăng so với giai đoạn trước 19.800 triệu đồng, tăng cường có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Huy động từ cộng đồng dân cư là hạn chế bởi phần lớn là các hộ dân làm nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, do đó việc huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 54)