Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 60)

Phẩn 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa

4.1.1. Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh

DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Khái quát tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh Khánh

Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện Chương trình đồng bộ, toàn diện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và của toàn dân. Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển KT - XH, chính trị và an ninh quốc phòng.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, từ tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh đã đạt được một số kết quả sau:

- Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới

Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đúng quy trình, quy định. 18/18 xã đã hoàn thành phê duyệt và công bố quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất, quy hoạch chi tiết sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; Thường xuyên rà soát, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy hoạch chung của huyện, tỉnh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quan tâm, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính huyện, khu phụ trợ khu công nghiệp Khánh Cư, cụm công nghiệp Khánh Nhạc, đang triển khai quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Khánh Hồng, Khánh Thành, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy trên địa bàn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương.

- Về công tác vận động chung tay xây dựng nông thôn mới

Huyện Ủy, UBND huyện Yên Khánh đã chỉ đạo các Ban ngành đoàn thể huyện lồng ghép các chương trình, các nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới như: Phát động phong trào thi đua: “Yên Khánh chung sức xây dựng

nông thôn mới”. Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ban Dân vận Huyện ủy xây dựng mô hình: “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới… để tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới, từ đó vận động nhân dân đóng góp tiền, sức lực và đất đai vào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân được đặc biệt chú trọng trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất, tăng cường liên kết, đưa các giống mới phù hợp với điều kiện từng vùng, tỷ lệ giống lúa lai vụ đông xuân, vụ mùa, sản xuất vụ đông tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị, đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây có giá trị cao tập trung, có hợp đồng, phương án tiêu thụ sản phẩm. Theo báo cáo của UBND huyện Yên Khánh năm 2016 đến nay toàn huyện có 80% diện tích lúa được gieo trồng bằng lúa chất lượng cao, thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn đạt 1700 ha, khâu làm đất được cơ giới hóa 100%, 80-90% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy, 70% diện tích lúa gieo sạ, góp phần giải quyết lao động thiếu hụt trong nông nghiệp, đưa giá trị/ha đất canh tác lên 127 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều mô hình kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nấm có giá trị cao được nhân rộng… Sản xuất Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ phát triển giúp đời sống nhân dân nông thôn trong huyện đã có sự chuyển biến tích cực, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,82% (năm 2013) xuống còn 5,6% (năm 2016).

- Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và môi trường - giáo dục

Chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên rõ rệt kể cả về chất lượng học và số lượng theo học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 91,5%. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của các trường từng bước được bổ sung, đáp ứng nhu cầu dạy và học; 58/62 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Về y tế

Trên địa bàn huyện Yên Khánh có 19/19 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn (2000-2010), có 68% số người dân nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

Đã được các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm, nhất là phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở các vùng miền. Tỷ lệ hộ gia đình ở khu dân cư đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 79,5%, thôn, bản đạt danh hiệu làng văn hóa đạt 81,75%.

- Tiêu chí môi trường

Xây dựng 34 điểm tập kết rác thải, có xã thành lập tổ thu gom rác, 148 xe vận chuyển rác tập trung tại các thôn. Hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh ước đạt 95%, 14/18 xã có nhà máy nước sạch (UBND huyện Yên Khánh - VPĐP nông thôn mới, 2016).

- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và an ninh trật tự xã hội Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường, công tác cán bộ được quan tâm cao, từng bước được trẻ hóa, chuẩn hóa. Đến nay có 90% số cán bộ chuyên trách, công chức chuyên môn cấp xã đạt chuẩn theo quy định, có 18/19 xã, thị trấn có chính quyền đạt trong sạch vững mạnh, 18/19 xã, thị trấn có tổ chức đoàn thể chính trị đạt từ tiên tiến trở lên; 17/19 đảng bộ xã, thị trấn đạt tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Tình hình an ninh trật tự xã hội nông thôn cơ bản ổn định, không xảy ra vụ việc lớn; các phong trào, mô hình bảo vệ an ninh tiếp tục được củng cố. Đến nay 18/18 xã đạt chuẩn về an ninh trật tự xã hội được giữ vững (Theo báo cáo UBND huyện Yên Khánh - VPĐP nông thôn mới, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 60)