Khái quát cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính cho xây dựng nông thôn mới tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 88)

Phẩn 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa

4.2.1. Khái quát cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính cho xây dựng nông thôn mới tạ

NÔNG THÔN MỚI TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.2.1. Khái quát cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh mới tại địa bàn huyện Yên Khánh

Trên cơ sở huy động tài chính, Ủy ban huyện Yên Khánh xây dựng kế hoạch phân bổ, sử dụng nguồn tài chính nhằm thực hiện nhóm tiêu chí nông thôn mới như sau:

- Công tác dồn điển, đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng:

Dồn điền đổi thửa: Hỗ trợ mỗi xã 100 triệu đồng từ nguồn tài chính ngân sách huyện.

- Xây dựng công trình hạ tầng

Nhóm công trình nhà nước đầu tư 100% gồm: Đường trục xã, đường liên xã, trường học các cấp, trạm y tế, trung tâm văn hóa, thể thao xã.

Nhóm công trình nhà nước hỗ trợ đầu tư: Kiên cố kênh mương cấp I, trạm cấp nước sạch, xây dựng bãi thu gom, xử lý rác thải, đường trục thôn, xóm. Nhà văn hóa thôn; khu thể thao thôn; xây dựng nâng cấp nghĩa trang, trục chính giao thông nội đồng; cải tạo nâng cấp chợ, nhà ở của các hộ nghèo, hộ chính sách.

Nhóm công trình nhân dân đóng góp 100%: đường ngõ, xóm, nhà ở dân cư - Hỗ trợ phát triển sản xuất:

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiết bị các kho lạnh bảo quản giống và thiết bị sấy phục vụ bảo quản sau thu hoạch tại các vùng sản xuất tập trung.

NSNN hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng trang trại ở vùng chuyển đối cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng các trang trại lớn, chăn nuôi gia công.

Hỗ trợ hạ tầng xây dựng cụm công nghiệp.

Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn: thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009

Với định hướng hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn; Trong kế hoạch, ưu tiên phân bổ, sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hai nhóm tiêu chí này.

4.2.2. Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh giai đoạn 2011-2016

Căn cứ vào mức huy động tài chính xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và xác định thứ tự ưu tiên nguồn lực theo nhóm xã hoặc tiêu chí nông thôn mới, UBND huyện Yên Khánh phân bổ và thông báo kế hoạch sử dụng hàng năm cho các xã. Trên cơ sở đó, các xã tiến hành huy động, sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch đăng ký. Nguồn tài chính được phân bổ, sử dụng để thực hiện tất cả các nhóm tiêu chí, trong đó hỗ trợ phát triển sản xuất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được ưu tiên hơn.

Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh được thể hiện ở các nội dung sau:

Bảng 4.12. Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng NTM tại huyện Yên Khánh giai đoạn 2011-2016 STT Nội dung Tổng số (triệu đồng) Cơ cấu (%) I Quy hoạch 6.100 0,21

II Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội 2.674.210 92,13

1 Hệ thống thủy lợi 576.290 21,55 2 Hệ thống giao thông 508.100 19,00

3 Hệ thống điện 159.650 5,97

4 Trường học 556.240 20,80

5 Trạm y tế 163.130 6,10

6 Cơ sở vật chất, văn hóa 482.160 18,03

7 Nhà ở dân cư 224.630 8,40

8 Bưu điện 4.010 0,15

III Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất 130.330 4,49

1 Đào tạo nghề cho người lao động 81.160 62,27 2 Hỗ trợ, trồng trọt, chăn nuôi TTCN- xây dựng 49.170 37,73

IV Văn hóa- xã hôi môi trường 89.110 3,07

1 Giáo dục 13.990 15,70

2 Hỗ trợ tuyên truyền về công tác y tế 2.670 3,00

3 Văn hóa 7.490 8,40 4 Môi trường 64.960 72,90 V Hệ thống chính trị 2.900 0,10 1 Hỗ trợ hệ thống chính trị 1.600 55,31 2 Hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự 350 12,00 3 Hỗ trợ cho các hoạt động khác 950 32,69 Tổng 2.902.650 100,00

Qua kết quả nghiên cứu bảng 4.12, ta thấy xây dựng các hạng mục phát triển sản xuất và đầu tư xây dựng hạ tầng theo kế hoạch, thực hiện khâu đột phá của huyện bê tông hóa đường nông thôn, làm bước đệm thực hiện các tiêu chí khác. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng khó khăn là một chủ trương đúng đắn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trên toàn huyện đặc biệt những xã có nền kinh tế thấp hơn. Trong những năm qua, hệ thống thủy lợi được tập trung đầu tư, mở rộng, đã làm mới, cải tạo và nâng cấp 315 công trình với trên 200km đường bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm. Đến nay, 88,79% đường trục xã, đường liên xã được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải; 73,3% đường trục liên thôn được cúng hóa, 35,2% đường ngõ xóm có cống rãnh thoát nước, không lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi được tập trung cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân, nhiều trạm bơm được đầu tư xây mới, sữa chữa.

Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn, xây mới trạm biến áp, cải tạo và nâng cấp 151km đường điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn đạt trên 98%, hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt 89,8%. Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp hiện đại: 100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, có mạng truy cáp internet đến trung tâm xã. Đầu tư nâng cấp sữa chữa 170 phòng học trên toàn địa bàn huyện. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, đã xây dựng mới được chín trạm y tế, sửa chữa và nâng cấp bảy trạm y tế. Trên địa bàn toàn huyện đã xây dựng xong nhà văn hóa xã đạt tiêu chuẩn. Nước sạch và vệ sinh môi trường được quan tâm đầu tư, đã xây dựng mới được 8 công trình cấp nước tập trung, xây dựng mới 2 khu xử lý rác thải.

Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy hình thức tổ chức sản xuất được đầu tư với tổng số vốn là 130.330 triệu đồng chiếm 4,49%, ủy ban huyện đã có những hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình mẫu, mô hình khuyến nông, khuyến công. Ngoài ra hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất như hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp, máy làm đất công suất lớn. Tiếp theo đó là sử dụng nguồn lực tài chính cho văn hóa, xã hội, môi trường, quy hoạch và hệ thống chính trị với các con số lần lượt 89.110, 6.100, 2.900 triệu đồng tương ứng

với 3,07%, 0,21%, 0,1%. Trên địa bàn huyện 100% số xã đều đã hoàn thành và phê duyệt đồ ánquy hoạch xây dựng nông thôn mới. Hệ thống chính trị được tăng cường, củng cố thông qua hoạt động xây dựng NTM đã được nâng cao năng lực vận động quần chúng, tổ chức quản lý điều hành thực tiễn cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

4.2.2.1. Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới đối với các xã nghiên cứu giai đoạn 2011-2016

Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới đối với các xã Khánh Thiện, Khánh Hội và Khánh Vân được thể hiện qua các nội dung sau:

Bảng 4.13. Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới đối với các xã nghiên cứu giai đoạn 2011- 2016

ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung Xã Khánh Thiện Xã Khánh Hội Xã Khánh Vân Tổng CC (%) Tổng CC (%) Tổng CC (%) I Quy hoạch 932,6 0,50 693,5 0,33 1.051,1 0,68 II Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội 162.461,5 87,10 170.219,1 81,00 119.326,5 77,20 III Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất 4.644,4 2,49 20.804,6 9,90 7.836,6 5,07 IV Văn hóa- xã hôi

môi trường 16.712,5 8,96 10.738,5 5,11 22.582,4 14,61 V Hệ thống chính trị 1.772,0 0,95 7.691,4 3,66 3.771,5 2,44

Tổng 186.523 100,00 210.147 100,00 154.568 100,00

Nguồn: Theo báo cáo UBND 3 xã (2016)

Qua kết quả nghiên cứu bảng 4.13 ta thấy nguồn tài chính huy động xây dựng nông thôn mới của ba xã được sử dụng nhiều vào lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, văn hóa xã hội môi trường và phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất. Đối với lĩnh vực quy hoạch và hệ thống chính trị sử dụng một phần trong ngân sách.

Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho xây dựng nông thôn được xác định là khâu đột phá, đáp ứng yêu cầu thiết thực của người dân nên được chú trọng

đầu tư, người dân đồng tình và tự nguyện thực hiện. Xã Khánh Thiện có mức sử dụng cao nhất so với hai xã còn lại đạt 87,10% tương đương 162.461,5 triệu đồng so tổng nguồn tài chính của xã huy động được, sau đó đến xã Khánh Hội 81,00%, Khánh Vân 77,20%. Qua nghiên cứu, chợ nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa nông sản của người dân. Các trường học và trạm y tế trong những năm qua có nhiều nỗ lực để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ. Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn xây dựng nâng cấp công trình, phục vụ nước sinh hoạt cho bà con nhân dân, 100,00% người dân tại ba xã được sử dụng nước hợp vệ sinh. Các xã tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo, chỉnh trang nhà ở cho nhân dân. Tại xã Khánh Thiện sữa chữa năm căn nhà, xây mới ba ngôi nhà khang trang, sạch đẹp. Khánh Hội là xã đầu tiên trong huyện đạt tiêu chí về điện cải tạo, nâng cấp hệ thống đường dây lưới điện, đảm bảo an toàn cho người dân.

Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế và cách hình thức tổ chức, xã Khánh Hội có mức đầu tư 9,90%, Khánh Vân 5,07%, Khánh Thiện 2,49%. Xã Khánh Hội đã tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn ưu đãi hỗ trợ lãi suất để mua máy cày, máy bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường xã Khánh Vân có mức đầu tư, sử dụng 14,61% so với tổng mức huy động tài chính của xã, xã Khánh Vân đã xây dựng bãi xử lý rác thải, xe thu gom rác sinh hoạt và có lò đốt rác.

Hệ thống chính trị được tăng cường và củng cố, nâng cao năng lực vận động quần chúng, tổ chức quản lý điều hành cho đội ngũ cán bộ địa phương, cả ba xã đều đạt chuẩn tiêu chí tổ chức chính trị.

Việc huy động, sử dụng tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại ba xã nói riêng và toàn huyện nói chung.

4.2.2.2. Khảo sát ý kiến về tính công khai minh bạch và mong muốn nguyện vọng của người dân

Để đánh giá về tính công khai, minh bạch trong phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM. Tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 60 hộ dân tại ba xã nghiên cứu, kết quả như sau:

Bảng 4.14. Khảo sát ý kiến tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính cho xây dựng nông thôn mới

ĐVT:% Nội dung Đối công trình cấp thôn/ xóm quản lý Đối công trình cấp xã quản lý Có Không Có Không

Ông (bà) có tham gia bàn bạc và quyết định các vấn đề về sử dụng NLTC cho NTM không?

95,00 5,00 26,67 73,33 Chính quyền thôn/ xã có công khai và giải

trình về huy động, sử dụng NLTC không? 83,33 16,67 16,67 83,33 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua kết quả nghiên cứu tại ba xã Khánh Thiện, Khánh Hội, Khánh Vân về tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới, ta thấy vấn đề này mới chỉ thực hiện tốt ở cấp thôn, xóm. Tại đây việc sử dụng được công khai, bàn bạc lấy ý kiến của các hộ dân, người quản lý (tổ trưởng xóm, thôn) chịu trách nhiệm giải trình. Qua khảo sát, 95,00% các hộ dân cho rằng chính quyền thôn, xóm đều thực hiện tốt vấn đề công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với các công trình do cấp thôn, xóm quản lý. Công khai, minh bạch đối với các công trình do cấp xã quản lý cũng được thực hiện thông qua các báo cáo của chính quyền xã thông qua các kỳ họp. Tuy nhiên, do chưa thực hiện tốt vai trò của ban chỉ đạo nên chưa được sự tin tưởng của nhân dân đối với các công trình thuộc cấp quản lý xã. Qua điều tra, bác Đinh Văn Ngọc xóm Tây Phú, xã Khánh Vân cho rằng không nắm được kế hoạch sử dụng nguồn lực tài chính đối với các công trình cấp xã quản lý, chính quyền xã không tham khảo ý kiến của người dân trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới.

Tôi đã tiến hành khảo sát tính hợp lý của người dân trong việc sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới đối với 60 hộ dân ở các xã nghiên cứu, nội dung được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.3. Khảo sát mong muốn, nguyện vọng của người dân trong việc sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ 4.3 tổng hợp kết quả khảo sát về mong muốn, nguyện vọng của người dân đã đúng ý mình hay chưa, mặc dù tính công khai, minh bạch chưa làm tốt với người dân với công trình cấp xã. Nhưng để đánh giá khách quan đối với những gì đã đạt được thì 86,67% người dân tại ba xã cho là hợp lý, chiếm 52 người. 13,33% đánh giá là chưa hợp lý với kết quả xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 88)