Năng lực cán bộ địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 101 - 103)

Phẩn 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây

4.3.5. Năng lực cán bộ địa phương

Xây dựng nông thôn mới là HĐH - CNH nông thôn dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ. Do đó, năng lực quản lý cấp cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Vì là cấp cơ sở nên mọi chủ trương, chính sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có đi được vào cuộc sống hay không là do yếu tố này. Tầm quan trọng đó đòi hỏi trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương những người trực tiếp quản lý, điều hành. Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ địa phương được thể hiện qua đáp ứng huy động và sử dụng các nguồn vồn đầu tư. Sau khi đề án được phê duyệt, cán bộ có các kế hoạch huy động nguồn lực tài chính để thực hiện đề án. Đối với nhân dân, có các kế hoạch tuyên truyền để huy động đóng góp từ người dân địa phương, phát huy được vai trò chủ đạo của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Đối với doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, cán bộ lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với địa phương đồng thời đưa ra các ưu tiên, ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Ngoài ra cán bộ có năng lực để đa dạng hóa các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, cán bộ cũng phải đi đầu làm gương trong các chương trình dự án kêu gọi đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.18. Trình độ học vấn của cán bộ xã trong ban huy động, sử dụng nguồn lực tài chính Nội dung Xã Khánh Thiện Xã Khánh Hội Xã Khánh Vân SL Người CC % SL Người CC % SL Người CC % Sơ cấp/ ngắn hạn 1 4,30 2 8,00 2 8,00 Trung cấp/ Cao đẳng 12 52,30 14 56,00 15 60,00 Đại học trở lên 10 43,40 9 36,00 8 32,00 Tổng 23 100,00 25 100,00 25 100,00 Nguồn: UBND các xã (2016)

Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy 100% các cán bộ của cả 3 xã đều qua đào tạo. Đối với trình độ đại học trở lên xã Khánh Thiện chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43,4%, Khánh Hội 36%, Khánh Vân 32%. Đội ngũ cán bộ được đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng của các xã đều chiếm tỷ lệ cao nhất xã Khánh Vân đạt tỷ lệ cao nhất 60%. Các cán bộ qua lớp sơ cấp, hạn chiếm tỷ lệ nhỏ mỗi xã chỉ đạt từ 1-2 người. Qua nghiên cứu, ta biết được các chuyên ngành phổ biến mà các cán bộ đã được đào tạo là luật, quản lý đất đai, kinh tế. Trình độ học vấn là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng năng lực cán bộ, công việc tại địa phương chủ yếu được thực hiện theo kinh nghiệm. Tuy nhiên ngày nay nếu chỉ có kinh nghiệm vẫn chưa đủ. Do đó, đòi hỏi mỗi cán bộ phải có một kiến thức chuyên môn và sự hiểu biết nhất định mới có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt liên quan đến huy động và sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.19. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ trong ban huy động, sử dụng nguồn lực tài chính

Nội dung

Xã Khánh Thiện Xã Khánh Hội Xã Khánh Vân SL

Người CC % Người SL CC % Người SL CC %

Sơ cấp 9 39,10 8 32,00 9 36,00 Trung cấp 11 47,80 13 52,00 13 52,00 Cao cấp 3 13,10 4 16,00 3 12,00

Tổng 23 100,00 25 100,00 25 100,00

Qua kết quả nghiên cứu, ta thấy đối với trình độ lý luận chính trị thì các cán bộ trong ban huy động nguồn lực tài chính của xã đều được đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ trình độ các cấp của cán bộ tại các xã khác nhau. Cụ thể, trình độ lý luận của cán bộ ở mức cao cấp mỗi xã từ 3-4 người, phần lớn ở mỗi xã cán bộ có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ nhiều hơn xã Khánh Hội, Khánh Vân đạt 52%, Khánh Thiện 47,8%. Mỗi xã có từ 8-9 cán bộ đã qua các lớp sơ cấp.

Để hoàn thành các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới là một khối lượng rất lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, khả năng nhìn nhận vấn đề đúng để phân công đúng người, đúng việc rất quan trọng. Điều này giúp cho công việc được thực hiện nhanh và kết quả cao góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, cần có đội ngũ kế thừa có khả năng chuyên môn quản lý đánh giá. Cần có những kế hoạch đào tạo nhân lực phục vụ cho việc quản lý và nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng nguồn vốn là rất cần thiết.

Đối với xã Khánh Vân, là xã chưa về đích NTM, cũng không phải là xã điểm nên vì vậy ban chỉ đạo của xã phải tự vận động, có các tố chất, kỹ năng riêng để có thể vận động, tranh thủ tốt các nguồn lưc hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)