Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển nông thôn

nông thôn ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Đối với Nhật Bản

Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong

trào 'Mỗi làng, một sản phẩm' (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn

của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Người khởi xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra- mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP. Đó là, địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Sochu lúa mạch, chanh Kabosu... cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại. Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thương lái. Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào OVOP “Mỗi làng, một sản phẩm” của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre... được sản xuất với chất lượng và giá bán rất cao.

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình (Lê Thị Phương Liên, 2015).

2.2.1.2. Đối với Trung Quốc

Việc huy động tài chính trong xây dựng nông thôn mới tại Trung Quốc rất phong phú và đa dạng được thực hiện thông qua việc tạo lập cơ chế chính sách là chủ yếu. Nhà nước tập trung hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và

nhỏ trong khu vực nông thôn, đặc biệt tập trung vào thủ tục vay và lãi suất. Tuy nhiên việc hỗ trợ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nòng cốt. Hình thức hỗ trợ được tiến hành theo mô hình tín dụng nhỏ (mô hình Gramy Bank) cho các vùng khó khăn. Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích các địa phương phát triển các quỹ phát triển xã hội, lãi suất được để lại địa phương để sử dụng. Khuyến khích các ngân hàng tư nhân, hộ kinh doanh tín dụng phát triển. Các cá nhân có hơn 10 vạn nhân dân tệ được Nhà nước cấp phép kinh doanh tín dụng (không được phép huy động vốn). Qua các loại hình này để chính thức hóa kinh doanh tiền tệ, giảm tình trạng cho vay nặng lãi trong khu vực nông thôn (Nguyễn Xuân Cường, 2006).

Cùng với chính sách huy động vốn, Trung Quốc chủ chương miễn thuế nhằm giảm các khoản đóng góp cho nhà nước của người dân, tập trung nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, Nhà nước không thu thuế nông nghiệp và một số loại thuế khác (khoảng 100 tỷ nhân dân tệ). Thêm vào đó, trong các nguồn thu cho Nhà nước, việc phân bổ được thực hiện theo hướng tăng tỷ trọng cho các địa phương (Nguyễn Xuân Cường, 2006).

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của Nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.2.1.3. Đối với Hàn Quốc

Vào những năm 1970, Hàn Quốc là một quốc gia xây dựng công nghiệp hóa với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, tương tự như Việt Nam, thậm chí một số điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn khi đó còn vô cùng thiếu thốn, nhưng phong trào Làng mới ở Hàn Quốc đã tạo nên làn sóng lan tỏa rộng khắp, tinh thần của phong trào Làng mới còn tác động đến cả các vùng đô thị. Đó thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của Hàn Quốc (Phạm Xuân Liêm, 2011).

Với Hàn Quốc, nguồn lực xây dựng nông thôn mới chủ yếu dựa vào cộng đồng. Theo báo cáo của chuyên gia kinh tế Hàn Quốc, trong vòng 10 năm triển khai “Làng mới” từ 1971-1980, tổng kinh phí đầu tư cho các dự án là 3.425 tỷ

won (tương đương khoảng 3 tỷ USD). Trong số đó đóng góp của người dân chiếm phần lớn 49,4%; hỗ trợ của chính phủ chỉ 27,8%; phần còn lại là các khoản nông dân vay của các tổ chức tín dụng. Nếu tính cả phần vốn vay, sự đóng góp của người dân là 72,2%. Bài thuyết trình về mô hình “Nông thôn mới” của Hàn Quốc việc huy động nguồn lực tài chính theo cách này của Hàn Quốc được cho là thành công và đặc biệt là tạo ra cho người dân chủ động trong việc xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ thói quen ý lại của người dân (Phạm Xuân Liêm, 2011).

2.2.2. Kinh nghiệm huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho phát triển nông thôn ở một số địa phương ở Việt Nam nông thôn ở một số địa phương ở Việt Nam

Đối với huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội trong năm năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của thành phố Hà Nội. Đạt được thành công này là do huyện đã huy động được đa dạng các nguồn lực đầu tư.

Đan Phượng xác định xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đã phát huy dân chủ cơ sở, vận dụng sáng tạo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân hưởng lợi, trong đó mạnh dạn đặt mục tiêu huy động vốn từ cộng đồng là nhân tố quan trọng để đầu tư xây dựng NTM. Ngay từ trước khi thành phố có chính sách hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, Đan Phượng đã hỗ trợ gần một phần ba giá trị nguyên vật liệu xây dựng, còn người dân tự đứng ra đóng góp và làm đường làng, ngõ xóm. Cách làm này đã mang lại hiệu quả rõ nét tại những xã có đời sống kinh tế khá, đông dân cư, hình thành nên nhiều tuyến đường khang trang, sạch đẹp. Nhưng đối với những xã vùng bãi xa trung tâm, đời sống người dân còn khó khăn thì chưa thực hiện được. Đến khi thành phố có chủ trương hỗ trợ các địa phương nguyên vật liệu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, huyện đã nhanh chóng “chớp” thời cơ này. Tuy nhiên, thay vì hỗ trợ sau đầu tư, khi công trình hoàn thành, Đan Phượng đã mạnh dạn đứng ra “mua chịu” nguyên vật liệu để cung cấp sớm cho người dân. Lãnh đạo huyện đã vận động các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu xây dựng cung cấp hàng theo hình thức trả chậm để ứng trước cho các xã làm đường giao thông. Khi đã có nguyên vật liệu, Ban chỉ đạo huyện kiểm tra thực tế và duyệt thiết kế từng tuyến đường để bảo đảm các công trình bảo đảm chất lượng. Các doanh nghiệp tư vấn miễn phí, còn các đơn vị thi công ủng hộ một phần giá trị nhân công và máy móc. Đáng chú ý,

người dân đã tự nguyện đóng góp ngày công, nhiều hộ dân hiến đất mở rộng đường tại các khúc cua. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện theo hình thức này đã có hàng chục ki-lô-mét đường trục, đường xóm ngõ... hoàn thành. Cách làm này không chỉ tiết kiệm ngân sách Nhà nước, huy động nguồn lực của người dân mà còn tạo ra không khí đoàn kết, phấn khởi trong nhân dân. Trong tổng số hơn 450 tỷ đồng đầu tư giao thông nông thôn, người dân đã tự nguyện đóng góp gần 130 tỷ đồng Thành công trong huy động vốn xây dựng đường giao thông đã góp phần quan trọng giúp Đan Phượng thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp được thuận lợi. Huyện đã chuyển đổi hơn 950 ha đất canh tác sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, trong đó có gần 400 ha trồng cây ăn quả lâu năm như bưởi, cam, hơn 310 ha trồng hoa, hơn 110 ha trồng rau... Giá trị sản xuất từ 160 đến 250 triệu đồng/ha/năm. Chuyển dịch chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Quy hoạch và xây dựng sáu cụm công nghiệp làng nghề và phát triển gần 550 doanh nghiệp, thu hút hơn 6.200 lao động… Nhờ đó, đời sống người dân ngày càng được nâng cao (Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng, 2015).

Theo báo cáo của Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng, bằng việc huy động đa dạng các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, cho nên trong gần năm năm qua huyện đã huy động được gần 2.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố cấp hơn 540 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 880 tỷ đồng, ngân sách xã hơn 122 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, hợp tác xã gần 100 tỷ đồng và người dân đóng góp hơn 200 tỷ đồng... góp phần xây dựng thành công huyện NTM (Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Đan Phượng, 2015).

Đối với huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, những năm qua, huyện Tam Dương triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung các nguồn vốn; lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới với các chương trình mục tiêu quốc gia khác; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp… Năm 2010, trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới, qua rà soát đối chiếu với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Tam Dương chỉ có 8 xã đạt từ 5-8 tiêu chí; 4 xã đạt từ 3-5 tiêu chí. Với xuất phát điểm còn nhiều khó

khăn, huyện xác định, để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu bước vào xây dựng nông thôn mới, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm huy động các nguồn lực thực hiện chương trình (Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Tam Dương, 2016).

Huyện Tam Dương đã vận dụng linh hoạt, lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới với các chương trình mục tiêu quốc gia khác; thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn để tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí theo lộ trình. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã; đảm bảo việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo kế hoạch đề ra. Huyện tạo điều kiện thuận lợi để các xã chủ động phát huy nguồn lực tổng hợp; chỉ đạo các xã rà soát, chọn lọc các công trình thật sự cần thiết để đầu tư và đầu tư theo thứ tự ưu tiên, có lộ trình cụ thể, tránh nợ đọng khi đã đạt chuẩn sau này.

Cùng với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, Tam Dương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa trong xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền được triển khai dưới nhiều hình thức giúp người dân nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM. Ngoài ra, huyện chú trọng thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình thu - chi, nghiệm thu, thanh, quyết toán các công trình. Đồng thời, thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng, biểu dương, khuyến khích kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến, những mô hình, cách làm hay trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM. Nhờ đó, nhân dân và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện tích cực tham gia, ủng hộ, đóng góp xây dựng NTM dưới nhiều hình thức như: Đóng góp kinh phí, ủng hộ ngày công lao động, hiến đất…

Theo báo cáo Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện Tam Dương, giai đoạn 2011-2016, huyện huy động được gần 1.950 tỷ đồng đầu tư xây dựng

NTM. Trong đó, nhân dân đóng góp trên 470 tỷ đồng, hiến gần 69 nghìn m2 đất,

ủng hộ hơn 65 nghìn ngày công lao động; vốn huy động từ các doanh nghiệp trên 16 tỷ đồng… Qua đó, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của và công sức xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng theo tiêu chí NTM. (Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện Tam Dương, 2016).

Điểm nổi bật là các hình thức huy động được thực hiện khá đa dạng. Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm các nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ (Bao gồm hỗ trợ trực tiếp từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tại xã để xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã xây dựng nông thôn mới…); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vốn huy động từ doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của doanh nghiệp (như xi măng, sắt thép, gạch, ngói...), tham gia đầu tư trực tiếp. Các hình thức huy động từ cộng đồng bao gồm tiền mặt; Hiện vật (như đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất…) ngày công lao động, và các hình thức xã hội hoá khác. Cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực. Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách của Trung ương để ban hành thêm nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương như chính sách cấp xi măng để dân tự làm đường, chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi cơ cấu sản xuất hoặc mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chính sách phát triển mỗi làng một sản phẩm hay xây dựng cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả tích cực kể trên, công tác huy động vốn xây dựng NTM còn nhiều khó khăn thách thức như: Nguồn huy động từ doanh nghiệp còn hạn chế và có khoảng cách lớn nhất so với mục tiêu đề ra. Nguồn ngân sách trực tiếp cho Chương trình cũng đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa rõ ràng và chưa quan tâm tới đặc thù từng địa phương. Tại nhiều địa phương hiện mới chỉ tiến hành ghép vốn đối với các công việc, mục tiêu có cùng nội dung, trong khi điều này lại gây khó khăn trong tổng hợp kết quả đạt được của từng dự án, chương trình từ việc ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn. Một điểm đáng quan tâm nữa là nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng tăng trong những năm đầu thực hiện nhưng sau đó giảm mạnh. Trong những năm đầu thực hiện, đóng góp của dân cư chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất, nhưng những năm sau đó

huy động từ dân cư sẽ giảm tương đối và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 37 - 43)