Một số bài học về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Một số bài học về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông

dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Qua quá trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm trong nước về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM, có thể rút ra những bài học sau đây cho huyện Yên Khánh:

- Thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới cho người dân tại địa phương.

Đây được coi là nội dung quan trọng nhằm thu hút người dân tham gia xây dựng NTM. Bởi vì người dân có hiểu nội dung, mục tiêu, ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng NTM mới sẵn sàng góp phần nguồn lực thực hiện Chương trình. Để làm được điều đó, cần sự tích cực của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền người dân tham gia xây dựng NTM.

- Nghiên cứu và cụ thể hóa các chính sách huy động, sử dụng các nguồn tài chính phù hợp với điều kiện địa phương.

Trên cơ sở các chính sách đã ban hành cần cụ thể hóa phù hợp với điều kiện địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính. Các chính sách huy động, sử dụng nguồn lực thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, song không quá huy động sức dân.

- Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới, phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân.

Việc xây dựng NTM phải đảm bảo dân chủ từ khâu triển khai chủ trương, nghị quyết của Đảng đến tổ chức thực hiện và đánh giá. Thực hiện tốt vấn đề dân chủ, công khai, minh bạch sẽ tạo được niềm tin và khuyến khích người dân tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện chương trình. Chính quyền cấp xã cần mạnh dạn phân cấp triển khai thực hiện xây dựng NTM cho trưởng thôn và cụ thể hóa quy chế dân chủ trong xây dựng NTM ở cấp thôn; thông qua đó, chính quyền cấp xã vừa phát huy được tính chủ động sáng tạo của mỗi thôn, vừa có điều kiện phát huy được tính chủ động sáng tạo của mỗi thôn, vừa có điều kiện phát huy được vai trò quản lý chung đối với quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Địa phương cần ban hành chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như: hỗ trợ mạnh hơn vào hạ tầng cơ bản cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ một phần phí bảo hiểm nông nghiệp cho doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có thêm một số chính sách hỗ trợ cho đầu tư ứng dụng khoa học – kỹ thuật, xúc tiến thương mại.

- Ưu tiên phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính thực hiện nhóm tiêu chí phát triển sản xuất.

Tập trung phát triển sản xuất góp phần thực hiện được mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, mục tiêu lớn mà Chương trình xây dựng NTM hướng tới. Do vậy, với nguồn tài chính huy động được cần ưu tiên phân bổ thực hiện nhóm tiêu chí này. Phát triển sản xuất cần cân nhắc đến lợi thế so sánh của vùng, địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 43 - 45)