Những nhân tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 33 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông

2.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây

- Phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính phải tuân thủ theo các văn bản quy định pháp luật do Nhà nước ban hành. Cụ thể, ngân sách Nhà nước khi phân bổ hoặc sử dụng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định, phân bổ, sử dụng các nguồn vốn từ tín dụng nhà nước phải đúng theo mục đích sử dụng vốn đã cam kết trong các hợp đồng tín dụng.

- Phân bổ, sử dụng nguồn tài chính phải nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt, phù hợp với nguyện vọng của người dân địa phương. Không phân bổ nguồn tài chính một cách tràn lan, dàn trải cho tất cả các công trình. Mà trước hết ưu tiên những công trình có khả năng thu hồi vốn nhanh, tỷ suất sinh lời cao, thời hạn thi công ngắn.

- Dựa trên năng lực quản lý điều hành, sử dụng vốn của các chủ thể được giao vốn, trình độ của các khu vực, chủ đầu tư để có cơ chế phân bổ các nguồn một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn cao nhất có thể.

2.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới chính cho xây dựng nông thôn mới

2.1.5.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Các cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp luật cho việc thực hiện các hoạt động huy động và sử dụng tài chính đầu tư xây dựng NTM. Trong huy động tài chính, đó là hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến việc phân bổ, điều tiết nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho xây dựng nông thôn mới, các cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động các nguồn vốn ngoài NSNN, các nguồn vốn của cộng đồng, doanh nghiệp vào xây dựng nông thôn mới, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư. Hệ thống cơ chế, chính sách càng đồng bộ, đầy đủ, có tính đến yếu tố đặc thù của chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng tài chính đầu tư nông thôn. Trong đó, chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước đối với các vùng còn có nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội là vô cùng cần thiết. Chính sách mở rộng phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong phê duyệt và thực hiện các dự án sẽ góp phần phát huy được tính chủ động, năng động và sáng tạo của các địa phương trong phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đồng thời cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN.

Để đưa các cơ chế, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn và hợp lý người dân, các cấp chính quyền địa phương cần phải có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương trong phát triển.

2.1.5.2. Cơ chế huy động nguồn lực tài chính của Nhà nước và pháp luật trong

xâydựng nông thôn mới

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình này. hực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình MTQG, các chương trình, các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn bao gồm:

Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, các dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo bao gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng chống một số loại bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa, chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã, hỗ trợ chia tách huyện xã, hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi, đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học, kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề, vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này bao gồm cả trái phiếu chính phủ (nếu có). Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỉ lệ vốn thu được từ quyền đấu giá sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được NSNN hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Các khoản đóng góp tự nguyện theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua. Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.

2.1.5.3. Nhận thức, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ

Phải có nguồn lực thì mới xây dựng triển khai và thực hiện được các bước trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó vấn đề huy động tài chính đầu tư để thực hiện chương trình phải được đặt lên hàng đầu. Để nâng cao được năng lực và trình độ đối với vấn đề huy động tài chính đầu tư, Bộ Tài chính đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính dự án đầu tư đối với các xã thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại khu vực phía Bắc và phía Nam cho cán bộ một số bộ, ngành liên quan. Hội nghị tập huấn nhằm giúp các cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới của cơ quan Trung ương và địa phương nắm bắt được cơ chế tài chính thực hiện chương trình, đồng thời lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm giúp các cơ quan hoàn thiện cơ chế tài chính cho chương trình trong thời gian tới, đặc biệt là cơ chế tài chính thực hiện chương trình quy định về nguồn vốn, cơ chế quản lý, thanh toán, quyết toán vốn thực hiện chương trình… Bên cạnh đó Bộ Tài chính đã hướng dẫn các địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng, ban hành các cơ chế ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, tiếp tục triển khai ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại các vùng khó khăn và hàng năm ngân sách Trung ương cũng bố trí kinh phí để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, nhiệm vụ, dự án quan trọng, trong đó có nhiệm vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Để huy động được tài chính đầu tư cho quá trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi cán bộ cán bộ xã, thôn phải có năng lực và trình độ nhất định. Hiện nay ở nhiều địa phương trình độ cán bộ quản lý còn thấp, hạn chế về khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, các cán bộ triển khai chương trình chủ yếu là kiêm nhiệm (cấp huyện, cấp xã, cấp thôn) do đó công tác triển khai thực hiện, giám sát, chưa kịp thời, nhiều vướng mắc phát sinh chưa được tháo gỡ. Một bộ phận cán bộ ở cơ quan chuyên môn của huyện chưa nắm chắc đầu việc, vấn đề để tham mưu đúng cho chính quyền trong việc tổ chức thực hiện. Nhiều cán bộ tham mưu không nắm rõ tình hình của địa phương do đó có thể đưa ra những phương án không hợp lý với địa phương đó.

2.1.5.4. Trình độ nhận thức của người dân nông thôn

Trình độ nhận thức của người dân nông thôn nhìn chung là kém hơn thành thị do thiếu các điều kiện để tiếp cận thông tin, những hạn chế của hệ thống giáo dục tại nông thôn. Nét văn hóa của nền văn minh nông nghiệp lúa nước có nhiều điểm tích cực nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế ảnh hưởng xấu tới xây dựng nông thôn mới cũng như việc sử dụng các giải pháp tài chính thực hiện chương trình, cụ thể: nhận thức của người dân nông thôn về chương trình xây dựng nông thôn mới nếu đầy đủ thì họ sẽ ý thức được rõ ràng vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, từ đó sẽ chủ động, tự giác trong việc đóng góp nguồn lực cho chương trình, việc huy động vốn đối với họ sẽ thuận lợi hơn. Khi nhận thức của người dân nông thôn không đầy đủ, họ sẽ không hiểu xây dựng nông thôn mới là gì, không ý thức được vai trò, trách nhiệm đầy đủ của mình mà chỉ coi đây là một chương trình của nhà nước, do nhà nước đầu tư, họ sẽ ỷ lại vào Nhà nước.

2.1.5.5. Điều kiện kinh tế hộ và tình hình phát triển kinh tế của địa phương

Theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992; Luật doanh nghiệp (2005) đã khẳng định: Chủ hộ có trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả kinh doanh của mình, mặt khác Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn phù hợp với quy mô để hộ gia đình có thể chuyển thành doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và các hoạt động theo pháp luật. Theo đó kinh tế hộ gia đình thích ứng với cơ chế thị trường ngày càng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn. Xuất hiện nhiều hộ gia đình sản xuất theo phương thức trang trại gia đình, trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Kinh tế hộ gia đình đang có cơ hội, điều kiện phát triển mạnh mẽ khi chúng ta thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 491 ban hành bộ tiêu chí về nông thôn mới. Bộ tiêu chí quy định việc thực hiện nông thôn mới ở nước ta gồm 7 vùng, với 5 nội dung, 19 tiêu chí. Trong đó, phát triển kinh tế hộ gia đình, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn là những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Trong xây dựng nông thôn mới, kinh tế hộ có vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới khả năng đóng góp của người

dân. Với điều kiện kinh tế khác nhau, khả năng tài chính khác nhau nên mức đóng góp cũng khác nhau (Quốc hội, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 33 - 37)