Nhu cầu huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)

Phẩn 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa

4.1.2. Nhu cầu huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn

địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia mang tính toàn diện, thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng dân cư và để hoàn thành xây dựng nông thôn mới cần rất nhiều yếu tố đặc biệt là nguồn tài chính. Theo báo cáo đề án xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Khánh qua các giai đoạn, tổng số nguồn vốn cần để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2016 là 2.633.296 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 là 1.438.739 triệu đồng.

Bảng 4.1. Nhu cầu huy động tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Khánh qua các giai đoạn

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung chỉ tiêu

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1/Giai đoạn 2 2011- 2016 2017- 2020 Nhu cầu Tỷ lệ (%) Nhu cầu Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 Nguồn vốn từ NSNN 977.221 37,11 499.624 34,73 51,13 2 Nguồn vốn tín dụng 582.290 22,11 240.110 17,00 41,24 3 Nguồn huy động từ doanh nghiệp 138.290 5,25 158.090 10,99 114,32 4 Nguồn do dân đóng góp 890.188 33,81 495.080 34,00 55,62 5 Vốn khác 45.307 1,72 45.835 3,19 101,17

Tổng 2.633.296 100,00 1.438.739 100,00 54,64

Nguồn: UBND huyện Yên Khánh (2016)

Qua kết quả nghiên cứu bảng 4.1, ta thấy nhu cầu huy động từ các nguồn giai đoạn 2016-2020 giảm so với giai đoạn 2011-2016 vì đến giai đoạn này phần lớn các xã hoàn thành về đích nông thôn mới nguồn vốn chỉ là duy trì, củng cố, hoàn thiện nâng cao chất lượng tiêu chí, thực hiện các giải pháp giảm nghèo, phấn đấu đạt xã nông thôn mới tiên tiến bền vững, sau năm năm công nhận lại các tiêu chí đạt mức độ cao hơn. Đối với các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, dân đóng góp có nhu cầu huy động giảm đi so với giai đoạn trước, nguồn ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm 477.597 triệu đồng nhưng đây vẫn là một trong những nguồn chính để thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Khánh. Tại địa bàn huyện số lượng doanh nghiệp ít và quy mô chưa lớn nhưng theo đề án kế hoạch nhu cầu huy động từ doanh nghiệp tăng so với giai đoạn trước 19.800 triệu đồng, tăng cường có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Huy động từ cộng đồng dân cư là hạn chế bởi phần lớn là các hộ dân làm nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, do đó việc huy động nguồn tài chính từ từ cộng đồng dân cư sẽ ở mức thấp vừa với khả năng đóng góp của người dân, phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới không tạo gánh nặng lớn cho dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)