Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 54 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Bảng 3.6. Thu thập số liệu thứ cấp

STT Nguồn thu thập Thông tin thu thập

1

Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM.

2

Phòng Nông nghiệp, UBND huyện, xã; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu; Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM ở các xã được chọn làm điểm nghiên cứu.

Các thông tin liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng NTM tại các điểm nghiên cứu và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua.

3

Các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn… các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện Yên Khánh.

Thông tin về các quyết định, thông tư, các vấn đề có liên quan đến đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng NLTC cho xây dựng NTM tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian tới.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu: Tiến hành lựa chọn 90 đơn vị mẫu. Điều tra,

phỏng vấn các nhóm đối tượng chính là người dân tại ba xã đồng thời phỏng vấn cán bộ địa phương thông qua các câu hỏi đóng, mở trong phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để lấy thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Đối với hộ gia đình lựa chọn 60 phiếu điều tra, mỗi xã tôi điều tra 20 hộ được lựa chọn theo phương pháp ngẫn nhiên phân tầng. Trong đó tôi tiến hành phân loại hộ theo 3 nhóm hộ: hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo. Hộ nghèo là những hộ có thu nhập đầu người/tháng là dưới 700.000đồng; hộ trung bình có thu nhập BQ đầu người/tháng từ 700.000 – 1,5 triệu đồng; hộ khá có thu nhập trên 1,5triệu đồng/tháng.

Bảng 3.7. Kết quả phân loại các nhóm hộ gia đình ĐVT: Hộ ĐVT: Hộ STT Xã Nhóm hộ Khá Trung bình Nghèo 1 Khánh Thiện 6 13 1 2 Khánh Hội 3 15 2 3 Khánh Vân 3 14 3

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016) Cùng với đó, phỏng vấn 10 cán bộ địa phương tại mỗi xã thuộc ban quản lý xây dựng NTM gồm 01 Chủ tịch xã, 01 Phó chủ tịch xã,01 cán bộ Tài chính-kế toán xã, 01 cán bộ Địa chính-xây dựng xã, 01cán bộ Hội nông dân, 01 cán bộ Hội phụ nữ, 01 cán bộ Tư pháp, 01 cán bộ Đoàn thanh niên và 02 trưởng thôn, xóm là những người đứng đầu và hiểu rõ công tác huy động và sử dụng nguồn lực tài chính trên địa bàn của xã sẽ có được đánh giá chính xác về thuận lợi, khó khăn cũng như kết quả đạt được của quá trình huy động nguồn lực tài chính tại địa phương của mình.

- Phương pháp quan sát Thu thập thông tin thông qua quan sát, ghi chép. Quan sát thực tế tình hình tiến hành, kết quả thực hiện của quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Khánh Thiện, Khánh Hội và Khánh Vân. Bên cạnh đó, tiếp cận các cán bộ địa phương: cán bộ cán bộ xã, thôn, cán bộ tuyên truyền … để nắm bắt tình hình thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành điều tra 90 phiếu nhằm thu thập các thông tin mang tính định lượng và định tính. Các thông tin liên quan đến điều tra bằng bảng hỏi bao gồm mức độ đóng góp tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng góp tài chính của người dân, những khó khăn trong việc đóng góp tài chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 54 - 56)