Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 63 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối địa bàn

4.1.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn

bàn huyện gia lâm

4.1.2.1. Liên kết trong sản xuất chuối

a. Hình thức liên kết trong sản xuất chuối

* Liên kết ngang

Đây là hình thức liên kết đơn giản giữa người nông dân và người nông dân trong sản xuất và tiêu thụ chuối ở huyện Gia Lâm. Các hộ nông dân tham gia là các hộ sống trong cùng một thôn, xã và giữa họ thường không có ký kết hợp đồng kinh tế. Với hình thức liên kết này luôn thiếu tính định hướng trong sản xuất, người nông dân cùng nhìn nhau bắt chước nhau sản xuất. Và để có thể dễ dàng trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc cũng như tạo thuận lợi cho tiêu thụ chuối các hộ trồng chuối liên kết để thành lập các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ.

Sơ đồ 4.2. Liên kết giữa người sản xuất và người sản xuất trong sản xuất và tiêu thụ chuối

Hợp tác xã Người SX Người SX

Liên kết ngang trong sản xuất chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm chủ yếu là mối liên kết giữa các hộ và nhóm hộ sản xuất chuối với nhau. Qua kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ sản xuất chuối có liên kết với nhau trong tiêu thụ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các hộ sản xuất chuối là rất tốt, họ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và liên kết với nhau trong vấn đề tiêu thụ nhằm giảm thiểu các rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phương thức liên kết hầu hết là thỏa thuận miệng, liên kết tự do nên không có ràng buộc lẫn nhau giữa các hộ liên kết.

Bảng 4.4. Hình thức liên kết giữa các hộ sản xuất chuối tại huyện Gia Lâm

TT Nội dung liên kết

Hình thức liên kết Thời gian liên kết Người sản xuất Thỏa thuận miệng (%) Hợp đồng VB (%) Dài hạn (>1 năm) (%) Ngắn hạn (<1 năm) (%) Số hộ tham gia lk (%) Số hộ không tham gia lk (%)

1 Trao đổi thông tin, học

hỏi kinh nghiệm sản xuất 100 0 0 100 100 0 2 Đầu vào trong sản xuất 78 0 0 78 78 22 - Đổi công lao động 78 0 11 67 78 22 - Đổi, vay vốn, vật tư

nông nghiệp 78 0 0 78 78 22 - Mua chung đầu vào 78 0 0 78 78 22 - Dùng chung phương

tiện sản xuất 78 0 78 0 78 22 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Qua bảng trên cũng cho thấy ngoài việc liên kết với nhau trong trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, các hộ nông dân còn liên kết thông qua các hoạt động trong sản xuất như liên kết đổi công lao động gia đình; đổi, vay vốn, vật tư nông nghiệp, mua chung đầu vào và dùng chung phương tiện sản xuất. Việc liên kết giữa các hộ diễn ra thường xuyên, tuy nhiên chủ yếu là liên kết trong thời gian ngắn, thông thường là dưới 1 năm.

* Liên kết dọc

* Liên kết trong cung ứng giống

Lâm có nhiều nguồn cung cấp giống như các đại lý cung cấp giống, Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm, các hộ sản xuất khác, hoặc mua tại các chợ. Tuy nhiên với loại chuối tiêu có nguồn gốc từ Nam Mỹ, các loại chuối tây thái, tây địa phương, các hộ sản xuất chủ yếu mua tại Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm. Còn có một số nhỏ các hộ mua giống tại các cửa hàng cung cấp giống cây trồng.

Qua tìm hiểu thực tế tại huyện Gia Lâm thì hiện nay các hộ sản xuất liên kết với người cung cấp giống chủ yếu theo phương thức ký sổ và thỏa thuận miệng.

Bảng 4.5 Tình hình liên kết trong cung ứng giống chuối của hộ sản xuất Chỉ tiêu Liên kết với Viện NC Chỉ tiêu Liên kết với Viện NC

rau quả Gia Lâm

Liên kết với đại lý giống Không liên kết Số hộ mua chuối giống (hộ) 60 (66,67%) 19 (21,11%) 11 (12,22%) Số hộ liên kết (hộ) 39 (86,67%) 6 (13,33%) 0 Hình thức liên kết - Ký sổ - Thỏa thuận miệng - Tự do Nội dung liên kết - Đăng ký số lượng chuối

giống trước

- Ký sổ số lượng đã mua - Thanh toán sau khi thu hoạch, không tính lãi suất.

- Số lượng chuối giống

- Thanh toán khi mua hàng

- Giá bán thỏa thuận

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Như vậy ta thấy rằng mua giống từ Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm các hộ sản xuất không phải thanh toán tiền ngay mà sau khi thu hoạch xong mới phải thanh toán. Do đó 45 hộ liên kết được điều tra có tới 39 hộ mua giống tại Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm dưới hình thức ký sổ, còn 6 hộ mua tại các đại lý giống dưới hình thức thỏa thuận miệng. Khi mua giống tại các đại lý giống, các hộ sản xuất phải thanh toán ngay.

Nhìn chung các hình thức liên kết trong cung ứng giống chuối đều ở mức độ lỏng lẻo, chưa có văn bản hợp đồng cụ thể mà chỉ ở mức các hộ sản xuất ký sổ hoặc thỏa thuận bằng miệng với nhà cung cấp chuối giống.

* Liên kết trong cung ứng phân bón và thuốc BVTV

Về phân bón và thuốc BVTV, các hộ sản xuất chuối ở huyện Gia Lâm cũng mua tại các nhà cung cấp như các công ty, các đại lý vật tư nông nghiệp hoặc mua tại chợ.

Bảng 4.6. Tình hình liên kết trong cung ứng phân bón trong sản xuất chuốiChỉ tiêu Công ty cung cấp vật tư Chỉ tiêu Công ty cung cấp vật tư

nông nghiệp Hà Anh

Đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp

Không liên kết Số hộ mua phân bón và thuốc BVTV (hộ) 12 (13,33%) 64 (71,11%) 14 (15,56%) Số hộ liên kết (hộ) 12 (22,67%) 33 (73,33%) 0 Hình thức liên kết - Ký sổ - Thỏa thuận miệng - Tự do Nội dung liên kết - Số lượng, chủng loại

phân bón và thuốc BVTV - Có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật

- Thanh toán sau khi thu hoạch, không tính lãi suất.

- Số lượng, chủng loại phân bón và thuốc BVTV - Thanh toán khi mua hàng

- Giá bán theo thỏa thuận

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Đa phần các hộ sản xuất chuối liên kết với các đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp với hình thức thỏa thuận bằng miệng, một số ít liên kết với công ty cung cấp vật tư nông nghiệp bằng hình thức ký sổ. Theo số liệu khảo sát 90 hộ sản xuất chuối có đến 64 hộ mua phân bón và thuốc BVTV tại các đại lý, trong đó số hộ liên kết mua ở đây là 33/45 hộ. Khi mua ở các đại lý cung cấp thì các hộ chỉ thỏa thuận bằng miệng với các đại lý về số lượng, chủng loại phân bón và thuốc BVTV và phải thanh toán ngay khi mua hàng. Toàn bộ 12 hộ mua vật tư tại công ty cung cấp vật tư nông nghiệp đều là các hộ liên kết. Các hộ liên kết với công ty cung cấp vật tư nông nghiệp bằng hính thức ký sổ về số lượng, chủng loại, giá phân bón và thuốc BVTV, Công ty còn cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn các hộ trong quá trình chăm bón cũng như sử dụng thuốc BVTV. Hơn nữa các hộ liên kết với công ty cung cấp vật tư nông nghiệp được phép thanh toán sau khi thu hoạch mà không bị tính lãi. Một số hộ thì mua phân bón và thuốc BVTV ở chợ, họ cho rằng hình thức này thuận tiện, giá thỏa thuận.

Như vậy các hình thức liên kết trong cung ứng phân bón và thuốc BVTV giữa các hộ sản xuất và công ty cung cấp vật tư nông nghiệp hay các đại lý cung cấp đều lỏng lẻo, mới chỉ dừng lại ở hình thức ký sổ và thỏa thuận bằng miệng chứ chưa có hợp đồng chính thức cho việc liên kết này, điều này dẫn đến quyền lợi của người sản xuất chuối không được đảm bảo bẳng một văn bản nào.

* Liên kết trong cung ứng vốn

Vốn là đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với các doanh nghiệp. Vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vốn không những dùng cho việc mua sắm máy móc, trang thiết bị công nghệ để phục vụ sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục. Vì thế, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là rất lớn.

Bảng 4.7. Tình hình liên kết trong cung ứng vốn

Chỉ tiêu Ngân hàng Tổ chức tín dụng

Hộ không liên kết 12 (13,33%) 64 (71,11%) Hộ liên kết 12 (22,67%) 33 (73,33%) Hộ thu gom - Ký sổ - Thỏa thuận miệng Nội dung liên kết - Số lượng, chủng loại phân bón và

thuốc BVTV

- Có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật - Thanh toán sau khi thu hoạch, không tính lãi suất.

- Số lượng, chủng loại phân bón và thuốc BVTV - Thanh toán khi mua hàng

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Để sản xuất các hộ phải thuê đất và mua giống, các vật tư nông nghiệp do vậy nhu cầu vốn cũng tương đối lớn. Tương tự như các hộ sản xuất, các hộ thu gom, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay vốn cao.

Thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng thuận tiện hơn, số lượng vốn vay đôi khi nhiều hơn nên các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp thường có xu hướng vay vốn từ các tổ chức này. Tuy nhiên lãi suất vay cao hơn và thường xuyên bị điều chỉnh theo biến động của lãi suất ngân hàng khiến cho các doanh nghiệp khó ổn định lượng vốn sản xuất.

Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi về vốn vay cho các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV) cho nông dân. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ trồng chuối có hoàn cảnh khó khăn để mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp được bền vững (nông dân có vốn để đầu tư sản xuất, doanh nghiệp có vốn để đầu tư kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ nông dân).

b. Nội dung liên kết trong sản xuất chuối

Nông dân (người trồng chuối) là một trong những mắt xích quan trọng, đứng đầu trong kênh với vai trò là người sản xuất, nhà cung ứng chuối cho các thành viên khác trong chuỗi cung ứng, người sản xuất là người quyết định đến chất lượng và số lượng của sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Bảng 4.8. Thông tin chung về người sản xuất

Chỉ tiêu ĐVT Hộ liên kết Hộ không liên kết

Tổng số hộ điều tra Hộ 45 45 Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 42,6 47,3

Số khẩu/hộ Khẩu 5,3 4,8 LĐ/hộ Lao động 3,4 2,6 Trình độ học vấn của chủ hộ: - Cấp I % 15,56 35,56 - Cấp II % 51,11 53,33 - Cấp III % 26,67 11,11 - ĐH/CĐ/trường dạy nghề % 6,67 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Tiến hành điều tra 90 hộ trồng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm, chủ yếu là các hộ chuyên trồng chuối, được phân thành hai nhóm: hộ tham gia liên kết và hộ không tham gia liên kết để làm cơ sở so sánh hiệu quả của các hộ tham gia và không tham gia trước và sau liên kết. Một số đặc điểm của người sản xuất được thể hiện qua bảng dưới đây.

Theo số liệu điều tra được tổng hợp ở bảng trên ta thấy, chủ hộ có độ tuổi bình quân trên 40 tuổi, đây là độ tuổi mà người trồng chuối có kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc chuối, có cơ sở vật chất tốt để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình của chủ hộ tham gia liên kết lại thấp hơn độ tuổi trung bình của chủ hộ không tham gia liên kết.

Bình quân nhân khẩu của nhóm hộ nông dân tham gia liên kết là 5,3 người/ hộ, của nhóm hộ không liên kết là 4,8 người/ hộ. Trong đó bình quân lao động/ hộ ở nhóm hộ tham gia liên kết là 3,4lao động/ hộ, của nhóm hộ không liên kết là 2,6lao động/ hộ, điều đó cho thấy việc đầu tư lao động cho sản xuất chuối của hộ liên kết là phù hợp. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của

các hộ được điều tra là tương đối ổn định và đảm bảo.

Trình độ văn hóa của các chủ hộ điều tra nhìn chung là thấp, đa số mới tốt nghiệp cấp 2. Chủ hộ của nhóm hộ tham gia liên kết có trình độ cao hơn chủ hộ của nhóm hộ không tham gia liên kết. Tỷ lệ chủ hộ ở nhóm tham gia liên kết tốt nghiệp cấp 3 và trường nghề là 33,34%, còn ở nhóm hộ không tham gia liên kết thì tỷ lệ này chỉ là 11,11%. Điều này ảnh hưởng nhiều tới kết quả sản xuất kinh doanh, gây khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hóa của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Nội dung liên kết của các hộ sản xuất tham gia hợp tác xã chủ yếu tập trung vào quá trình sản xuất với mục tiêu trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất như kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, giúp đỡ nhau trong sản xuất như tham gia đổi công và trao đổi về giá bán hay giới thiệu cho nhau người mua tốt (mua giá cao, thanh toán nhanh và giá bán sòng phẳng). Tuy nhiên cuộc trao đổi này không diễn ra tại cuộc họp hay trên văn bản giấy tờ nào mà ngay trên các vườn chuối chủ yếu là theo phương thức thoả thuận miệng.

Bảng 4.9 Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất Nội dung Nội dung Liên kết NSX-NSX Số lượng (n=45) Tỷ lệ (%)

- Trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thông tin 28 62,22 - Thống nhất thời điểm bón phân, chăm sóc, tỉa gốc 33 73,33 - Thống nhất thời điểm phun thuốc BVTV 35 77,78

- Giá bán 38 84,44

- Giới thiệu người mua 12 26,67 - Trao đổi, thống nhất quy trình kỹ thuật sản xuất 8 17,78

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

Trong 45 hộ tham gia liên kết được điều tra, có 62,22% số hộ được phỏng vấn trả lời có trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau, 73.33% các hộ thống nhất thời điểm bón phân, 77,78% các hộ thống nhất thời điểm phun thuốc BVTV, trao đổi thông tin về giá bán có tới 84,44% số hộ thực hiện, giới thiệu người mua cho hộ khác chỉ có 26,67% số hộ thực hiện và ít nhất là làm đổi công chỉ có 17,78% số hộ thực hiện. Những mối liên kết này chủ yếu là thoả thuận miệng dựa trên quan hệ quen biết lẫn nhau mà không thông qua hợp đồng.

Như vậy, trong các nội dung liên kết giữa người sản xuất với nhau thì trao đổi thông tin giá cả, bón phân và phun thuốc BVTV là yếu tố được quan tâm nhất, đổi công ít được quan tâm và việc trao đổi này thường thông qua thảo thuận miệng. Việc liên kết đã giảm bớt được chi phí đầu vào như, phân bón, thuốc BVTV và tiền thuê lao động và làm cho thu nhập của nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết.

c. Vai trò của HTX và chính quyền địa phương trong sản xuất chuối

Bảng 4.10. Tình hình liên kết với các đơn vị cung ứng dịch vụ kỹ thuật của các hộ sản xuất chối trên địa bàn huyện Gia Lâm

Liên kết với Khuyến nông Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm Tỷ lệ số hộ liên kết 64,44 % 86,67%

Hình thức liên kết - Thảo luận và nghe cán bộ khuyến

nông truyền đạt thông tin. - Nghe tư vấn

Nội dung liên kết

- Cán bộ khuyến nông huyện và xã tổ chức lớp học phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối. Ngoài ra, các hộ tham gia tập huấn còn được chia nhóm và thảo luận các vấn đề liên quan đến sản xuất chuối.

- Các hộ có khúc mắc trong việc phòng chữa sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 63 - 84)