Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại nông sản trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 37)

trên thế giới

2.2.1.1. Liên kết sản xuất và tiêu thụ chè ở Trung quốc

Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này đã khuyến khích các thành phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị

trường nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hoá sản xuất - chế biến- tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hoá, chuyên môn hoá và thâm canh hoá.

Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hoá:

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình thức ký hợp đồng, khế ước, cổ phần... rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản định hướng sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất.

Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân.

Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ... Giữa các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.

Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các chợ công ty này tác động hướng dân nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình (Trần Hoàng Hiếu, 2016).

2.2.1.2. Liên kết sản xuất và tiêu thụ rau quả ở Thái Lan

Là một đất nước trồng cả rau nhiệt đới va ôn đới nên có thể nói chủng loại rau của Thái Lan rất phong phú. Hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái Lan, trong đó có 45 loại được trồng phổ biến.

Mức tiêu dùng rau bình quân tại Thái Lan là 53kg/người/năm với các kênh tiêu thụ rau chủ yếu trên thị trường là:

Loại kênh thứ nhất: người sản xuất- nhóm nông dân tự thành lập- người bán buôn/người chế biến/xuất khẩu- người bán buôn- người bán lẻ- người tiêu dùng.

Loại kênh thứ hai: người sản xuất- người thu gom trên địa bàn trồng rau- thị trường bán buôn trung tâm- người bán buôn tại Băng Cốc- người bán lẻ- người tiêu dùng.

Thông thường phần lớn các thương lái thu gom rau trực tiếp tại các nông hộ và chở rau bằng xe tải, một số nông hộ cũng có thể bán trực tiếp rau ra chợ bằng cách chuyên chở bằng xe tải riêng của gia đình. Rau thường được vận chuyển vào buổi chiều và được tiêu thụ chủ yếu ở các chợ bán buôn lớn ở Băng Cốc. khoảng hơn 20% lượng rau ở các chợ bán buôn được đưa đến siêu thị và khuynh hướng nay đang tăng dần trong cách tiêu thụ rau an toàn ở Thái Lan.

Đối với thị trường giao dịch theo hợp đồng: cục nội thương trực thuộc Bộ Thương mại thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng hóa, đề ra mẫu họp đồng tiêu chuẩn, văn phòng thương mại của cục nội thương đặt tại các tỉnh để điều tiết các hoạt động ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với bên trọng tài và các bên ký kết, giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp, người bán và người mua nhà máy chế biến công nghiệp, nhà xuất khẩu… mong muốn được ký kết hợp đồng để mua bán các nông sản sẽ phải thông báo ý định đó cho cục nội thương hoặc văn phòng thương mại ở các tỉnh để họ xem xét. Nếu được chấp nhận các bên phải đến văn phòng thương mại làm hợp đồng theo sự quản lý và quy chế của văn phòng thay cho việc trước đây người mua thiết kế hợp đồng. Do kiến thức của nông dân hạn chế nên Bộ Thương mại phải thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức liên quan đến việc ký kết hợp đồng thỏa thuận va phân loại chất lượng nông sản. Để khuyến khích việc ký kết hợp đồng mua bán nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp, cục nội thương tổ chức hợi nghị với sự tham gia của người mua, người bán và các đối tượng có liên quan đến việc ký hợp đồng, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc chấp hành hợp đồng, hỗ trợ tài chính cho người mua đã ký hợp đồng thỏa thuận trong trường hợp đặc biệt. Những loại nông sản có khả năng ký kết hợp đồng được xác định là cà chua, gừng, ngũ cốc non, măng tây, măng tre, dưa, đu đủ, đậu tương…. (Trần Hoàng Hiếu, 2016).

2.2.1.3. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa tại Malaysia

Theo Trần Hoàng Hiếu (2016), chính phủ Malaysia chủ trương khuyến khích phát triển các cánh đồng lớn sản xuất lúa nhằm tăng năng suất, lợi nhuận,

giảm chi phí, còn làm giảm áp lực do thiếu lao động nông nghiệp cũng như giảm xu hướng đất lúa bị chuyển đổi mục đích sang cây trồng có lợi nhuận lớn hơn. Điều này được thể hiện rất rõ nét ở quy mô và trình độ phát triển rất cao ở cánh đồng lớn, điển hình tại huyện Sekinchan thuộc bang Selangor, bang trù phú nhất của Malaysia, cách Kuala Lumpur khoảng 100 km.

Về quy mô, cánh đồng lớn này có diện tích 3.000 ha nhưng được chia thành hơn 2.000 thửa, mỗi thửa có chiều dài trong khoảng 200 – 250 m, chiều rộng 45 – 60 m và diện tích là 1,2 ha. Ngăn cách giữa hai thửa ruộng về chiều rộng là một mương tiêu nhỏ rộng một mét và ngăn cách về chiều dài là một mương nổi cấp nước được xây dựng bằng bê tông, phía mỗi đầu bờ ruộng là mương tiêu chung rộng 4m. Hai bên mương tiêu chung là đường giao thông. Trong đó, một đường bê tông nhựa, còn một đường cấp phối dành cho xe nông cơ các loại.

Malaysia thực hiện liên kết với mục đích tăng quy mô các cánh đồng lớn qua 3 hình thức:

1) Doanh nghiệp thuê những mảnh đất nhỏ của nông dân và tổ chức sản xuất; 2) Nông dân tập hợp lại thành HTX và tổ chức sản xuất trên cánh đồng lớn từ những mảnh ruộng của xã viên;

3) Doanh nghiệp thu mua tích tụ ruộng đất từ các mảnh ruộng liền kề phát triển thành những cánh đồng lớn.

Về trình độ canh tác, hầu như toàn bộ công việc chính như cày bừa, trang đất đã được cơ giới hóa bằng máy nông cơ gắn theo máy cày công suất 90 sức ngựa, còn khâu cấy thì hoàn toàn sử dụng máy cấy công suất 4 ha/ca của hãng Kobuta Nhật Bản.

Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. Hệ thống tưới vận hành dễ dàng. Việc tiêu nước được tiến hành tự động nhờ van đặt ở vị trí cố định.

Việc bón phân được cơ giới hóa một phần bằng việc sử dụng máy cao áp ở đầu bờ, chỉ việc kéo dây để phun; phun thuốc trừ sâu còn dùng máy đeo lưng nên hiệu suất chưa cao. Hai công việc này, một số nông dân đã thuê lao động từ Indonesia, Ấn Độ.

Khâu thu hoạch đã sử dụng máy gặt đập liên hợp công suất lớn (hàm cắt rộng 3,8 m) của hãng New Holland, lúa hạt sau đó được bơm lên ô tô chở về kho của công ty mua lúa.

Về máy móc, thiết bị canh tác, không phải nông dân trồng lúa nào ở đây cũng tự trang bị, mà chỉ có những người có 10 ha trở lên mới sắm máy riêng, còn phần lớn thuê dịch vụ của các công ty tư nhân. Đây là những công ty nhỏ có văn phòng, trụ sở, kho tàng, bến bãi ngay tại cánh đồng và kinh doanh theo kiểu khép kín, từ cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến dịch vụ canh tác, thu hoạch – mua bán lúa gạo, một số còn mở các điểm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp.

Như vậy, lợi nhuận của nông dân trồng lúa đạt khoảng 50 – 55%, còn nếu tính cả khoản trợ cấp của Chính phủ thì lên tới 70 – 75% và tổng thu nhập đạt 98 – 105 triệu VNĐ/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với canh tác lúa theo cách thức cổ truyền của chính quốc gia này. (Trần Hoàng Hiếu, 2016)

2.2.2. Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại một số địa phương

Theo ông Lê Đức Thịnh (2019), Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thời gian qua có bước tiến triển, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại trong cơ chế thị trường cạnh tranh; chưa khai thác hết tiềm năng trong liên kết. Hiện mới có 11-14% sản lượng nông nghiệp tiêu thụ thông qua liên kết là quá nhỏ. Trong chuỗi liên kết, quan trọng nhất là thực hiện theo các quy trình an toàn như VietGap, GlobalGap… song, tỷ lệ này còn khá thấp, chỉ khoảng 3-5%. Như vậy, tiềm năng còn rất lớn với hàng chục triệu ha nông nghiệp, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình liên kết trong nông nghiệp.

Vai trò của mối liên kết "4 nhà" được đặt ra từ năm 2002 với Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện như: Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn... Tuy nhiên, mối liên kết "4 nhà" vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Cụ thể, mối liên kết giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân, nông dân và nông dân trong các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Nhiều địa phương trong vùng

ĐBSCL phản ánh, hợp đồng bao tiêu nông sản thể hiện tính pháp lý thấp, chưa ràng buộc rõ ràng giữa người bán và người mua. Trong khi đó, vai trò liên đới giữa "4 nhà" lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Nhà nước chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên. Vì thế, thời gian qua còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp và nông dân phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ…(Chi Mai, 2019).

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành hơn 400 văn bản đối với ba sản phẩm chủ lực của vùng: lúa gạo, thủy sản và cây ăn quả. "Các chính sách thể hiện tầm nhìn chiến lược, góp phần làm tăng sản lượng và xuất khẩu. Tuy nhiên, mặt hạn chế của chính sách là nặng thúc đẩy phát triển sản xuất hơn là tiếp cận thị trường; thiếu đánh giá, phản hồi dẫn đến tình trạng chồng chéo và chậm cải tiến; thiếu lồng ghép về chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và thiếu liên kết công cụ chính sách. Chẳng hạn, liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn chưa gắn với Nghị định 109/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Quyết định 80, Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thủy sản hoặc các cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng để kết nối chuỗi. Vì vậy, các chính sách trong thời gian qua còn thiếu bền vững vì chưa thể hiện được sự hài hòa lợi ích giữa các bên, xuất khẩu có tăng nhưng nông dân vẫn nghèo và chịu nhiều thiệt thòi nhất…", Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, nhận xét.

Ngoài ra, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; trình độ học vấn thấp; thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm, HTX cũng ảnh hưởng rất lớn đến các mô hình liên kết. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: "Định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, ngành nông nghiệp thành phố hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng GAP. Theo đó, phải thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất trên cây lúa, cây ăn trái và rau màu. Nhưng hầu hết nông dân đều không đáp ứng yêu cầu. Nông dân tại các cánh đồng mẫu lớn mặc dù đáp ứng được quy trình sản xuất do DN đề ra nhưng chỉ có 50% ghi chép nhật ký đạt yêu cầu".

2.2.2.1. Nam Định

kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Nam Định đang nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất, chế biến rau màu đặc biệt là các cây trồng vụ đông nhằm phục vụ xuất khẩu.

Mô hình này đã tạo ra một khối lượng lớn nông sản hàng hoá xuất khẩu, do đó có sức cạnh tranh trên thị trường, giúp nông dân và các doanh nghiệp cùng làm giàu. Tỉnh Nam Định đã thúc đẩy liên kết 4 nhà trong trồng rau màu xuất khẩu, triển khai các chính sách hỗ trợ người nông dân trồng các loại cây vụ đông phục vụ xuất khẩu, đồng thời tổ chức cho các doanh nghiệp cùng gặp gỡ với nông dân để thoả thuận, ký kết hợp đồng trồng và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó tỉnh cũng vận động các Ngân hàng Thương Mại tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, mở rộng diện tích, chế biến rau màu xuất khẩu.

Đến nay đã có 10 doanh nghiệp thường xuyên ký kết với gần 50 địa phương trong tỉnh, nhằm phát triển trồng cây vụ đông xuất khẩu với tổng số diện tích hơn 1000 ha. Các doanh nghiệp còn ký kết hợp đồng với nông dân các địa phương trong tỉnh cung cấp giống cây trồng có chất lượng cao và chủ động giống mới vào đồng ruộng.

Về phía người nông dân họ đã đa dạng hoá cơ cấu cây trồng với nhiêu loại cây rau màu như cà chua, dưa chuột bao tử, ngô ngọt, ớt… thu nhập bình quân từ trồng cà chua nhót đạt 68 triệu đồng/ha/vụ, cà chua quả to cho thu nhập 79,3 triệu đồng/ha/vụ, dưa chuột bao tử cho thu nhập 56,2 triệu đồng/ha/vụ…

Tuy vậy theo các công ty chế biến rau màu xuất khẩu, nông dân trong tỉnh ẫn chưa đáp ứng được việc cung cấp nguồn nguyên liệu rau màu chất lượng cao. ới nhu cầu hiện nay tại Nam Định, các doanh nghiệp cần thu mua của nông dân các địa phương từ 5000 đến 10000 tấn sản phẩm rau màu để chế biến xuất khẩu trong khi nguồn cung chỉ mới đáp ứng được 30%.

Nhằm khắc phục bất cập, yếu kém trong phát triển cây trồng vụ đông, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 37)