Kết quả sản xuất chuối huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 59 - 60)

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

Diện tích Ha 1.950 2.100 2.350 107,69 111,90 109,77 Sản lượng Tấn 48.100 52.250 61.090 108,63 116,92 112,70 NSBQ Tấn/ha 42,67 44,88 45,26 100,85 104,50 102,66

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, 2018)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng, từ năm 2016 đến năm 2018, diện tích trồng chuối và sản lượng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm đã tăng đáng kể. Năm 2017 diện tích trồng chuối tăng 7,69% so với năm 2016, năm 2018 diện tích trồng chuối tăng 11,9% so với năm 2017. Tương ứng với diện tích trồng chuối tăng thì sản lượng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm cũng tăng bình quân 12,7%/năm. Diện tích và sản lượng chuối tăng nhanh nhưng năng suất bình quân sản phẩm chuối năm 2017 lại chỉ tăng 0,85% so với năm 2016 và năm 2018 chỉ tăng 4,5% so với năm 2017. Nguyên nhân năng suất chuối tăng ít hơn nhiều so với diện tích và sản lượng chuối là do các hộ trồng chuối chưa được trang bị kiến thức, sự hiểu biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Điều này cho thấy trong thời gian tới các cơ quan chức năng như Phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gia Lâm và các doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón, các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm chuối cần mở các buổi tập huấn, trang bị cho các hộ trồng chuối những kiến thức và kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối.

4.1.1.2. Hình thức tổ chức sản xuất chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

Huyện gia lâm có gần 1190 ha chuối được trồng chủ yếu ở vùng bãi thuộc các xã ven đê; trong nhiều năm, cây chuối là cây trồng hiệu quả, đã mang lại nguồn thu nhập lớn, từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng/ha/năm. Thị trường tiêu thụ chuối của huyện Gia Lâm chủ yếu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch ở dạng quả tươi.

Thời gian gần đây, lượng chuối tiêu thụ trong nước tăng không nhiều, xuất khẩu chuối tiểu ngạch khó khăn, giảm dần; trong khi đó, nhiều nơi nông dân đã

tự phát chuyển đổi sang trồng chuối, dẫn đến sản lượng chuối tăng mạnh, cung vượt cầu, giá chuối giảm mạnh,làm nhiều hộ trồng chuối lao đao. Vì vậy Gia Lâm đã chủ trương xây dựng hướng đi mới trong phát triển trồng chuối. Đó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 59 - 60)