Giải pháp đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 96)

với nhau và doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất của doanh nghiệp các thành phần kinh tế, bảo đảm phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp tạo việc làm, tăng nhanh hơn thu nhập của dân cư nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2025 tăng giá trị sản xuất thu được trên 1 ha đất nông nghiệp, thu nhập của nông dân gấp 2 lần so với hiện nay, hình thành vùng sản xuất chuối, ổn định cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

4.3.2. Giải pháp đẩy mạnh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.3.2.1. Nâng cao năng lực của người sản xuất – doanh nghiệp – nhà khoa học

Để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả mô hình liên kết giải pháp quan trọng và trước hết là nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia liên kết trên cơ sở đó tạo thuận lợi để vận hành các mối liên kết của mô hình liên kết chuối an toàn cho xuất khẩu. Một số giải pháp nâng cao năng lực của các chủ thể như sau:

a. Người sản xuất

Nhà nông với vai trò chủ yếu là cung cấp nguyên liệu quá trình liên kết là đất đai và lao động. Để cung cấp sản phẩm đúng và đủ số lượng, chất lượng sản phẩm cần phải đảm bảo đúng quy định của từng loại chuối, vệ sinh an toàn thực phẩm, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng quan trọng ngày càng nghiêm ngặt nhất là sản xuất chuối cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Người sản xuất cần dựa vào các đặc điểm cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng cho sản phẩm. Để đạt kết quả đề ra, các giải pháp cần thực hiện như sau:

+ Tăng cường đào tạo nghề cho hộ nông dân;

+ Tạo thuận lợi cho họ tiếp cận các tiến bộ khoa học công nghệ và áp dụng vào sản xuất;

+ Ban hành và có chính sách hợp lý để khuyến khích hộ nông dân trong huyện thực hiện đầu tư thâm canh theo quy hoạch, kế hoạch một cách ổn định

+ Từng bước đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là thuỷ lợi, giao thông, điện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đẩy mạnh phát triển sản xuất.

+ Xây dựng các tổ chức hiệp hội ngành hàng, tăng cường hoạt động của tổ nhóm sản xuất, củng cố các Hội đoàn thể ở nông thôn để nhà nông tham gia, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nông dân.

b. Nhà doanh nghiệp

Trước hết các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp kinh doanh hàng vật tư, nông sản cần quan tâm đến xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng. Có kế hoạch nắm chắc tình hình nhu cầu của thị trường để có cơ sở xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu, xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến và thực hiện 100% kế hoạch hợp tác, liên kết trong nông nghiệp, nông thôn đã ký kết.

Từng bước hình thành hệ thống quy chế, xây dựng các phương án về sản xuất nguyên liệu trong thời kỳ mới; có biện pháp giảm chi phí và nâng cao lợi thế sản phẩm chế biến cho xuất khẩu.

Phối hợp cùng với các xã rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch diện tích trồng chuối, đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu chuối theo hướng tập trung, chuyên canh, cung cấp đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến.

Thường xuyên cải tiến các thiết bị và bổ sung công nghệ mới trong chế biến. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản phải theo quan điểm bền vững trên cơ sở lựa chọn công nghệ, kỹ thuật thích hợp, vừa phải mang tính hiện đại, tạo sản phẩm phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường, vừa phải tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn và không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Cùng với công tác tổ chức sản xuất và chế biến, cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu hao nguyên liệu, vật tư; rà soát lại toàn bộ hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật vùng nguyên liệu để xây dựng mới cho hợp lý, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và khuyến khích được nhà nông tham gia sản xuất chuối nguyên liệu.

Thường xuyên quan tâm và coi trọng mở rộng thị trường các sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, các chương trình triển lãm, hội chợ, nghiên cứu môi trường và thị trường, khai thác các dự báo thông tin thị trường và phát triển làm căn cứ để xây dựng chương trình xúc tiến thương mại và hội nhập.

c. Nhà khoa học

Trước hết nhà khoa học phải có đủ tiềm lực trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ cho sản xuất của nông dân và nhà máy chế biến, nhất là việc nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, quy trình chăn nuôi, công nghệ sau thu hoạch… phát triển vùng nguyên liệu đầu vào.

Để bảo đảm nâng cao năng lực nhà khoa học, cần thiết phải coi trọng công tác tổ chức nghiên cứu chuyên sâu các sản phẩm khoa học (giống, sản phẩm chế biến...) và đề xuất được phương án áp dụng các tiến bộ vào sản xuất cho phù hợp với đặc điểm từng vùng miền, nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, có chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu thị trường, thiết thực tạo ra giá trị gia tăng cho cả nhà nông, nhà doanh nghiệp biến và nhà nước.

Muốn vậy, ngoài sự đầu tư của nhà nước, huy động các thành phần kinh tế tham gia; các cơ sở nghiên cứu khoa học phải liên tục nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện có, tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng; đồng thời gắn kết thực sự với nhà doanh nghiệp và nhà nông. Thường xuyên đề xuất với chính quyền địa phương về quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các biện pháp để thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Tăng cường tham gia và thực hiện liên kết với các nhà, nhất là nhà nông, nhà doanh nghiệp. Các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở giống… trước hết cần thiết lập mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất thông qua chính quyền, đoàn thể ở địa phương để đến với nông dân, HTX để thực hiện việc chuyển giao khoa học và công nghệ cho sản xuất; thông qua hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến để gắn lợi ích của nhà khoa học với kết quả cuả sản xuất của các nhà máy, tạo ra các sản phẩm có giá trị năng suất cao.... Trên cơ sở phương thức hợp tác chặt chẽ sẽ được đảm bảo lợi ích ngày càng cao, vừa thiết thực phục vụ sản xuất, vừa nâng cao năng lực và uy tín của nhà khoa học trong mối quan hệ giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp.

4.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

Nhà nước với với trò định hướng, tổ chức, dẫn dắt và tạo môi trường thuận lợi để các nhà tham gia liên kết. Nhà nước là nhân tố quan trọng thúc đẩy,

bảo vệ lợi ích các bên tham gia liên kết. Vì vậy cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý của nhà nước các cấp, là cầu nối các tác nhân trong liên kết, tạo liên kết bền vững, chặt chẽ. Xây dựng niềm tin cho các bên tham gia liên kết.

Để bảo đảm được vai trò và nâng cao năng lực trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện các mặt sau đây:

- Xây dựng có chất lượng các quy hoạch, chiến lược phát triển các ngành hàng theo cơ chế thị trường; điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất thực sự theo hướng hàng hoá làm cơ sở để phát triển toàn diện có hiệu quả ngành nông nghiệp của huyện.

- Hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN, bảo đảm các chính sách kinh tế đi liền với các chính sách xã hội. Xây dựng các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển theo hướng đã quy hoạch, lập các quỹ hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở huyện.

- Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế tham gia ngày càng mạnh mẽ vào mô hình và các quan hệ liên kết sản xuất trong nông nghiệp, trọng tâm là liên kết 4 nhà. Thu hút được vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

- Có chính sách và tổ chức phù hợp để huy động các lực lượng tham gia phát triển thương mại phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp (kiên cố hóa hệ thống tưới, tiêu nội đồng; cải tạo, làm phẳng đồng ruộng...); thực hiện chương trình cơ khí hoá đồng bộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng nguyên liệu chuối cho chế biến; tăng mức độ cơ khí hóa các khâu sản xuất quan trọng (làm đất, gieo cấy, thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch).

- Ban hành các khung pháp lý quy định về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ; có những quy định mang tính chế tài xử lý kịp thời những phát sinh trong quan hệ hợp đồng; khuyến khích sự tham gia của các nhà, bảo đảm lợi ích của các nhà trong mô hình liên kết.

- Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng cho yêu cầu phục vụ cho phát triển công nghiệp, chế biến nông sản trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tổ chức và huy động sự tham gia của các Đoàn thể, các Hiệp hội ngành

hàng, nhất là các ngành hàng lớn, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên tham gia mô hình liên kết.

- Tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư, phát huy và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước, mở rộng các mối quan hệ hợp tác Quốc tế, chính sách mở cửa để thuận lợi xuất khẩu sản phẩm nông sản nói chung và chuối nói riêng.

- Cần xây dựng các chiến lược, chương trình quốc gia dài hạn đào tạo về quản lý, kinh doanh và thị trường cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành các tổ chức nông dân và chương trình nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý địa phương. Nội dung bao gồm kiến thức và kỹ năng quản trị, quản lý sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn và thực hành sản xuất chất lượng quốc tế, quản lý sản xuất nông sản theo chuỗi, ngành hàng, kiến thức kinh doanh, tiếp cận thị trường v.v... kết hợp với thúc đẩy truyền thông và chia sẻ thông tin hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp, hỗ trợ, tư vấn pháp luật, hỗ trợ ký kết hợp đồng.

4.3.2.3. Nâng cao hiệu quả tổ chức, triển khai mô hình liên kết

Việc tổ chức, triển khai mô hình liên kết trong nông nghiệp là giải pháp rất quan trọng, hiệu quả triển khai và áp dụng vào thực tiễn mô hình liên kết phụ thuộc rất lớn vào các phương thức tác động của nhà doanh nghiệp để bảo đảm mối quan hệ liên kết, nhất là doanh nghiệp chế biến gắn với vùng sản xuất.

Chuối được phát triển khắp các địa phương, nên định hướng cho nông dân theo mô hình liên kết hiệu quả là liên kết giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ hợp tác, trực tiếp với nông dân, hợp đồng thỏa thuận bằng văn bản. Gắn sản xuất với tiêu thụ. Chính quyền nhà nước các cấp cần phát huy tốt vai trò cầu nối giữa các tác nhân, đảm bảo quyền lợi cho các tác nhân tham gia liên kết.

(1) Trước hết chủ thể là nhà nông: hộ nông dân sản xuất chuối, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho chế biến, cả người sản xuất.

(2) Đối với bản thân doanh nghiệp: vận động, thuyết phục, giáo dục sâu rộng cả bên trong và ngoài doanh nghiệp; trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ phải có trách nhiệm và tự đổi mới mình, sắp xếp lại tổ chức gọn nhẹ, xây dựng được phương hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả để gắn kết với mô hình liên kết.

(3) Đối với nhà khoa học: vận động, thuyết phục các nhà khoa học, cơ sở nghiên cứu quan tâm đến sản xuất của nhà nông, doanh nghiệp chế biến thông qua việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

(4) Vận động thuyết phục xây dựng mối quan hệ liên kết các nhà. Đây thực chất là quá trình vận động các chủ thể kinh tế trong mô hình liên kết 4 nhà gắn với nhau để phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với các yếu tố của quan hệ sản xuất mới, là mối quan hệ và tư duy khách quan về “quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”.

Đầu tư cho vùng nguyên liệu, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật và các chính sách, cơ chế khoán sản phẩm, gắn liền với cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn trách nhiệm với lợi ích của người sản xuất (nhà nông) và người lao động trong doanh nghiệp, nâng cao tính tự giác, gắn bó hơn với doanh nghiệp.

4.3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, tổ hợp tác

Như đã phân tích ở phần trên, mô hình liên kết các nhà không thể thiếu được nhà nông, do vậy, doanh nghiệp cần trước hết cần tổ chức nông dân sản xuất theo mô hình trang trại, HTX hay Tổ hợp tác. Điều này cho chúng ta thấy rằng để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng đòi hỏi phải có những nông trại lớn, các HTX đủ sức tổ chức sản xuất ra sản lượng hàng hoá lớn đáp ứng cho nhà máy chế biến. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay để hình thành được các nông trại hàng hóa, HTX có quy mô là rất khó.

Cần giảm bớt sự can thiệp của chính quyền cơ sở tới việc bổ nhiệm, phân công công việc trong HTX. Thay vì đó, triển khai các chính sách giao trách nhiệm cho địa phương thu hút nhân lực có trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn về địa phương công tác, tạo nguồn cho các hợp tác liên kết nông dân.

Do đó, việc hình thành các HTX nông nghiệp và Tổ hợp tác sẽ khắc phục được hạn chế về diện tích sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, với tập quán sản xuất thường dựa vào kinh nghiệm, HTX hay Tổ hợp tác chính là cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, là đối tượng quan trọng nhất để doanh nghiệp chế biến lựa chọn, hợp tác trong mô hình liên kết.

Bài học thực tế đã chứng minh rằng các doanh nghiệp chỉ muốn ký hợp đồng với HTX chứ không muốn ký hợp đồng trực tiếp với nông dân vì đơn

giản là chi phí giao dịch giảm xuống đáng kể khi ký với HTX. Nhưng vấn đề chủ yếu là làm thế nào phát triển HTX và Tổ hợp tác và nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng để HTX đủ sức đảm đương vai trò của mình, xin đề xuất một số giải pháp chính như sau:

Thứ nhất, việc thành lập HTX và tổ hợp tác phải hết sức cẩn trọng tránh chạy theo thành tích, HTX và tổ hợp tác phải thực sự là đại diện của nông dân và hình thành trên nguyên tắc tự nguyện.

Thứ hai, phương thức vận động thành lập HTX phải phù hợp với môi trường văn hóa xã hội của huyện, của từng xã. Sự thành công hay thất bại của việc phát triển HTX và tổ hợp tác trong thời gian tới phần lớn phụ thuộc vào phương thức tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương.

Thứ ba, vận động, xây dựng được HTX, các Tổ hợp tác đã khó, khó khăn hơn là giữa gìn và phát triển được hay không, Về vấn đề này đã có các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 96)