Cơ chế chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 84 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

4.2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước

Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ- TTg nhằm tạo điều kiện cho sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Liên kết này cũng nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của nhà nước trong quản lý và hỗ trợ các dịch vụ công.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Tuy nhiên, chính sách này còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập do diện tích cánh đồng lớn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 3,9% so với tổng diện tích cây trồng nên phạm vi áp dụng hẹp.

Tháng 7/2018, Chính phủ ban hành nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

nông nghiệp. Chính sách này ban hành, giúp khắc phục những bất cập của Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, đồng thời có hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương cho chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết và hỗ trợ khuyến nông, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý....

Trong giai đoạn vừa qua, nhà nước đã có những chính sách nhằm kêu gọi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Hệ thống chính sách đang dần hoàn thiện, trong đó quy định rõ hình thức liên kết, chính sách ưu đãi, hỗ trợ và quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết. Những chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia liên kết từ vấn đề hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất như kho, tàng bến bãi, tem, mác sản phẩm, cho đến quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên.

Tuy đã có nhiều chính sách hỗ trợ cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối cho các hộ nông dân nhưng hiện tại việc mở rộng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, quy mô, diện tích sản xuất của huyện còn nhỏ, hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với thế mạnh và ưu thế của huyện. Nguyên nhân của những tồn tại này trước hết là do công tác quy hoạch vùng sản xuất chưa được chú trọng đầu tư. Bên cạnh đó, công tác tổ chức sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, thiếu nguồn nhân lực chất lượng có trình độ chuyên môn, cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã chủ yếu là cán bộ được phân công kiêm nhiệm nên hoạt động không hiệu quả. Theo điều tra cho thấy 1/5 trên tổng số cán bộ phụ trách nông nghiệp trả lời phỏng vấn chưa nắm được tình hình sản xuất cũng như chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn quản lý nên công tác chỉ đạo sản xuất còn lúng túng, bị động. Đồng thời, việc ban hành và thực hiện các chính sách chưa đồng bộ, chưa sát với thực tiễn sản xuất nên chưa đáp ứng được nhu cầu về liên kết như chính sách đất đai, khoa học công nghệ, thị trường, vay vốn ưu đãi trong sản xuất…

Hộp 4.2. Đánh giá của hộ sản xuất rau hữu cơ về hỗ trợ cho vay vốn lãi suất ưu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)