Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 58 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối địa bàn

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.1.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất chuối

Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế, vì vậy, Gia Lâm được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện có lợi thế để phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển nhanh và năng động trong tương lai.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, theo quy hoạch chung của huyện được phê duyệt, còn gần 40% diện tích Gia Lâm nằm ngoài khu vực đô thị, cần phải tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong năm 2015, huyện đã quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, với mục tiêu giảm diện tích trồng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng rau, quả an toàn; chuyên chăn nuôi ra xa khu dân cư; nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và bền vững. Đến nay, trên địa bàn diện tích trồng lúa giảm hơn 481,8 ha, diện tích cây ăn quả, cây cảnh, hoa tăng 303 ha, duy trì và phát triển vùng rau, quả an toàn với tổng diện tích trên 1 nghìn ha.

Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 1,8%-2,2%/năm. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 10 nghìn ha. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp- thủy sản năm 2016 đạt khoảng 220 triệu/ha.

Chuối là giống cây trồng được trồng nhiều trong những năm gần đây của Huyện Gia Lâm. Chuối được trồng quanh năm, rất dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng lại mang tới cho những người nông dân một nguồn thu nhập nhất định cho người dân.

Đa số mọi người trồng chuối theo hình thức là tận dụng đất đai vì nguồn lực đất đai khan hiếm, không muốn để đất bị lãng phí. Cộng thêm đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vì vậy, chỉ cần một sự

thay đổi bất lợi từ phía thời tiết sẽ có gây hậu quả rất lớn tới việc sản xuất. Đặc biệt, năm vừa qua do ảnh hưởng của mưa lớn, gió to và bão lụt đã gây thiệt hại một lượng lớn cây chuối của người dân đang trong thời kỳ ra quả khiến việc sản xuất chuối gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.1. Kết quả sản xuất chuối huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 -2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

Diện tích Ha 1.950 2.100 2.350 107,69 111,90 109,77 Sản lượng Tấn 48.100 52.250 61.090 108,63 116,92 112,70 NSBQ Tấn/ha 42,67 44,88 45,26 100,85 104,50 102,66

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, 2018)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng, từ năm 2016 đến năm 2018, diện tích trồng chuối và sản lượng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm đã tăng đáng kể. Năm 2017 diện tích trồng chuối tăng 7,69% so với năm 2016, năm 2018 diện tích trồng chuối tăng 11,9% so với năm 2017. Tương ứng với diện tích trồng chuối tăng thì sản lượng chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm cũng tăng bình quân 12,7%/năm. Diện tích và sản lượng chuối tăng nhanh nhưng năng suất bình quân sản phẩm chuối năm 2017 lại chỉ tăng 0,85% so với năm 2016 và năm 2018 chỉ tăng 4,5% so với năm 2017. Nguyên nhân năng suất chuối tăng ít hơn nhiều so với diện tích và sản lượng chuối là do các hộ trồng chuối chưa được trang bị kiến thức, sự hiểu biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Điều này cho thấy trong thời gian tới các cơ quan chức năng như Phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Gia Lâm và các doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón, các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm chuối cần mở các buổi tập huấn, trang bị cho các hộ trồng chuối những kiến thức và kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối.

4.1.1.2. Hình thức tổ chức sản xuất chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

Huyện gia lâm có gần 1190 ha chuối được trồng chủ yếu ở vùng bãi thuộc các xã ven đê; trong nhiều năm, cây chuối là cây trồng hiệu quả, đã mang lại nguồn thu nhập lớn, từ 250 triệu đồng đến 300 triệu đồng/ha/năm. Thị trường tiêu thụ chuối của huyện Gia Lâm chủ yếu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch ở dạng quả tươi.

Thời gian gần đây, lượng chuối tiêu thụ trong nước tăng không nhiều, xuất khẩu chuối tiểu ngạch khó khăn, giảm dần; trong khi đó, nhiều nơi nông dân đã

tự phát chuyển đổi sang trồng chuối, dẫn đến sản lượng chuối tăng mạnh, cung vượt cầu, giá chuối giảm mạnh,làm nhiều hộ trồng chuối lao đao. Vì vậy Gia Lâm đã chủ trương xây dựng hướng đi mới trong phát triển trồng chuối. Đó là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chuối.

Bảng 4.2. Hình thức tổ chức sản xuất chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm Hình thức tổ chức sản Hình thức tổ chức sản xuất chuối ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 17/16 (%) 18/176 (%) BQ (%) - Hộ lẻ Hộ 125 105 97 84,00 92,38 88,09 - Doanh nghiệp nông nghiệp DN 1 2 2 200,00 100,00 141,42 - Tổ sản xuất Tổ 2 6 7 300,00 116,67 187,08 - HTX tiên tiến HTX 2 3 3 150,00 100,00 122,47 - Liên doanh, liên kết trong

sản xuất Đơn vị 5 7 8 140,00 114,29 126,49 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Gia Lâm (2018)

Hướng đi mới của các vùng trồng chuối ở huyện Gia Lâm là chất lượng, hiệu quả; do vậy, UBND huyện đang chỉ đạo đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sản xuất chuối theo quy trình VietGAP, hợp tác cùng Viện KHCN Nông Nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất, cung ứng giống chuối nuôi cấy mô chất lượng cao cho các hộ trồng chuối. Khảo sát, đánh giá, xác định nhu cầu, lựa chọn tiếp nhận công nghệ, tổ chức sản xuất. Đồng thời xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị đồng bộ; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, cung ứng sản phẩm chuối tiêu hồng thương phẩm theo chuỗi giá trị; tổ chức sản xuất, tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn VietGAP, trong đó khoảng 70% sản lượng phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu 30% sản lượng. Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và đăng ký bảo hộ; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành,... truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

4.1.1.3. Tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề đầu tiên đặt ra cho lĩnh vực trồng trọt nói chung và cho các hộ nông dân trồng chuối nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Phần lớn việc tiêu thụ sản phẩm chuối được thực hiện qua thoả thuận hợp đồng vì vậy liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra vùng sản xuất theo hướng sản xuất nông sản hàng

hoá chất lượng cao theo hướng bền vững.

Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm gồm các tác nhân sau:

Tác nhân sản xuất: Người sản xuất (hộ nông dân) Tác nhân trung gian: Người thu gom, người bán buôn

+ Người thu gom: là cá nhân hay tập thể thu mua chuối cho hộ nông dân. Những người này là tại địa phương hay ở ngoài địa phương nhưng mua chuối của địa phương.

+ Doanh nghiệp: là một cá nhân hay tập thể thu mua chuối từ các hộ thu gom hay của người sản xuất.

+ Tác nhân tiêu thụ: Là người tiêu dùng

Mối liên kết của các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ chuối tại xã theo điều tra được diễn ra như sau:

(3)

(1)

(2)

(1) (3)

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm chuối tại huyện Gia Lâm

Qua sơ đồ 4.1 ta thấy, quá trình tiêu thụ chuối của huyện Gia Lâm chủ yếu qua các kênh tiêu thụ chính sau:

Kênh 1: Người sản xuất  Hộ thu gom  Doanh nghiệp, chế biến xuất Người sản xuất Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Hộ thu gom Chợ buôn bán lẻ Người tiêu dùng trong và ngoài nước

khẩu Người tiêu dùng trong và ngoài nước

Kênh 2: Người sản xuất Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Người tiêu dùng trong và ngoài nước

Kênh 3: Người sản xuấtChợ bán buôn, bán lẻ Người tiêu dùng trong và ngoài nước

Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân được biết giá chuối có khuynh hướng tăng lên vào các tháng cuối năm. Giá bán chuối ở đầu năm ngang bằng hoặc thấp hơn so với năm trước và có xu hướng tăng lên vào giữa năm và tăng mạnh vào cuối năm. Nguyên nhân là do vào dịp cuối năm, chuối có chất lượng tốt, không có vị chua, hình thức đẹp nên được người tiêu dùng chọn lựa để trang trí bàn thờ vào dịp tết. Đầu năm, giá chuối có sự tăng nhẹ từ 60.000 đồng/buồng vào năm 2016 lên 80.000 đồng/buồng vào năm 2017 và tăng lên mức 100.000 đồng/buồng vào năm 2018.

Vào những tháng cuối năm, giá chuối tiêu hồng tăng mạnh: Từ 140.000 đồng/buồng năm 2016 lên 170.000 đồng/buồng vào năm 2017. Vào cuối năm 2018, giá chuối của huyện Gia Lâm chỉ tăng nhẹ ở mức 180.000 đồng/buồng. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân nơi đây sản xuất ồ ạt mà không quan tâm chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong khi thương lái có nhiều nguồn chuối chất lượng hơn do đó sản phẩm chuối trên địa bàn huyện khó tiêu thụ được. Do vậy, việc quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung là điều hết sức cần thiết trên địa bàn huyện Gia Lâm. Hiện nay khó khăn lớn trong khâu tiêu thụ của người dân là đầu ra không ổn định giá bấp bênh.

Bảng 4.3. Địa điểm bán chuối của các hộ điều tra

(ĐVT: %)

Địa điểm bán Phân theo nhóm hộ

Hộ liên kết Hộ không liên kết Bình quân

- Tại chợ 20,00 6,67 13,33

- Các hộ thu gom 80,00 93,33 86,67 (Nguồn: Tổng hợp điều tra, 2019)

Địa điểm bán hàng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố đối với người sản xuất. Vì khi tìm được những nơi có địa điểm bán tốt sẽ giúp người dân tiết kiệm được chi phí vận chuyện và đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm. Đa số người dân đều bán hàng hóa, nông sản của mình cho những người thu gom, một

số ít bán tại các chợ và các doanh nghiệp chế biến.

Qua số liệu điều tra ở bảng 4.3 ta thấy, các hộ trồng chuối ở huyện Gia Lâm chủ yếu bán cho các hộ thu gom. Ở nhóm hộ tham gia liên kết việc bán tại ruộng cho thương lái chiếm tỷ lệ cao 93,33%. Còn đối với nhóm hộ không liên kết thì có 20% số hộ ra bán tại chợ. Vì quy trình sản xuất ở quy mô nhỏ, trồng theo kinh nghiệm dựa nhiều vào thời tiết nên thu hoạch quả chuối không đồng đều với số lượng nhỏ các hộ thường ra bán tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại huyện Gia Lâm, phần lớn việc buôn bán chuối phụ thuộc rất nhiều vào các thương lái. Thương lái và các hộ sản xuất không có một ràng buộc nào, thường thỏa thuận bằng miệng, không hợp đồng. Nên người dân chịu nhiều thiệt thòi về giá cả. Người dân chưa có bất kì liên kết với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phát triển sản xuất chuối một cách bền vững thì đầu ra là vấn đề cấp thiết mà cán bộ địa phương cần giải quyết trong việc ổn định tâm lý sản xuất cũng như ổn định kinh tế cho người dân trồng chuối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)