Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 33 - 37)

hiệu quả khi liên kết đó không những phải đạt được hiệu quả cao hơn cả về mặt kinh tế, xã hội mà cả về môi trường so với khi hoạt động riêng lẻ (Phùng Giang Hải, 2015).

Về tính hiệu lực của liên kết thường thể hiện thông qua việc thực thi các cam kết của liên kết đó. Thông thường hiệu lực thi hành liên kết thông qua các hợp đồng văn bản mang tính pháp lý cao và được pháp luật bảo hộ bao giờ cũng có tính hiệu lực cao hơn so với các hình thức liên kết khác. Hiệu lực của liên kết bị giới hạn bởi các điều khoản theo hợp đồng như về không gian, về thời gian và đối tượng tham gia vào liên kết. Hiệu lực về không gian là giới hạn về phạm vi lãnh thổ, địa lý mà các cam kết đó có hiệu lực. Hiệu lực về thời gian là khoảng thời gian nhất định được giới hạn trong các thỏa thuận hay hợp đồng liên kết và đó cũng chính là khoảng thời gian được xác định cần tuân thủ các điều khoản đã cam kết. Hiệu lực của liên kết cũng chỉ được áp dụng đối với các đối tượng tham gia trong liên kết đó. Thông thường, để liên kết được chặt chẽ và có tính bảo hộ cao, cần có sự tham gia của cơ quan Nhà nước theo hình thức xác nhận hoặc chứng thực. Đây cũng là căn cứ để Nhà nước can thiệp nhằm xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế buộc các bên tham gia phải thực hiện theo đúng cam kết, tránh gây thiệt hại cho các bên tham gia trong trường hợp xảy ra rủi ro (Phùng Giang Hải, 2015).

Tính bền vững được hiểu là sự phát triển lâu dài của một quá trình và không xác định được thời gian. Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED (1987), phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nghĩa là, liên kết được coi là bền vững khi có thể tồn tại lâu dài và phát triển, mở rộng nhưng không gây ra tác động tiêu cực cho các bên tham gia cũng như môi trường xung quanh. Liên kết phải đảm bảo được lợi ích cao hơn so với hoạt động riêng lẻ, điều này sẽ khuyến khích được sự tự nguyện tham gia của các bên.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối phẩm chuối

2.1.5.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước

Cơ chế chính sách của Nhà nước có tác động mạnh mẽ đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối. Các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác hỗ trợ các hộ sản xuất, các

doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối.

Về chính sách bảo hiểm nông nghiệp: Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ tối đa 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

2.1.5.2. Các cấp chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền có vai trò quan trọng trong việc đứng ra làm trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp trong các hợp đồng sản xuất, tiêu thụ. đồng thời các cấp chính quyền địa phương có vai trò trung gian, là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các hộ nông dân và các nhà khoa học với các chủ trương, chính sách của nhà nước. Tuy vậy, những chủ trương đưa ra thì đúng nhưng những hoạt động triển khai vẫn rất tắc. Thực tế hiện nay cho thấy chính quyền các cấp vẫn chưa thực sự vào cuộc mà vẫn để các chính sách thả nổi.

Trong các hợp đồng liên kết kinh tế thì chưa xác định rõ trách nhiệm, ràng buộc, lợi ích giữa các bên tham gia liên kết nên dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong liên kết. đồng thời các chính sách kinh tế chưa thực sự đi sát với thực tế phát triển sản xuất, tiêu thụ tại các hộ nông dân mà còn ở dạng chung chung chưa cụ thể nên rất khó khăn cho các hộ nông dân trong việc vận dụng vào sản xuất cũng như tham gia liên kết. (Nguyễn Thúy Hạnh, 2018)

2.1.5.3. Ý thức tham gia liên kết của các tác nhân (hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp, Nhà nước, Tổ chức khoa học

a. Từ phía hộ nông dân

Một số những yếu tố tâm lý và tư tưởng cũ vẫn ăn xâu và bám rễ vào mỗi người nông dân Việt Nam: đó là tâm lý sợ rủi ro, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức tự cung tự cấp, ít đầu tư và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, luôn bị ám ảnh bởi những cái nhìn thiển cận luôn coi trọng cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến uy tín lâu dài. Chính vì vậy, đã gây ra nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Ngày nay, hình thức ký kết các hợp đồng thay cho hình thức thoả thuận bằng miệng như trước đây đang được sử dụng phổ biến. Không chỉ đối với các hoạt động của nhà nước mà cả các doanh nghiệp cũng áp dụng rất nhiều nhằm mục đích tránh và hạn chế tình trạng bội tín của các bên tham gia. Tuy vậy, tình trạng này vẫn xảy ra do người nông dân chưa hiểu được luật hợp

đồngvà lợi ích lâu dài mà các hợp đồng tiêu thụ, ứng trước nông sản mang lại. Nên nhiều doanh nghiệp tuy đã ký kết các hợp đồng tiêu thụ từ đầu vụ nhưng khi được thu hoạch thì bà con lại bán ra ngoài nên doanh nghiệp lại không có nguyên liệu đồng thời nhiều chi phí đầu tư liên quan đầu tư cho sản xuất không thu lại nên nhiều cảnh “dở khóc dở cười”. đồng thời nhiều hộ còn không chịu thanh toán cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã ứng trước nguyên liệu do vậy nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng vốn đầu tư đã quá hạn mà không thu hồi nổi. Do đó, gây nên nhiều mâu thuẫn giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp. Sự bội tín của nhiều hộ nông dân khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám ký kết các hợp đồng liên kết trước vớicác hộ nông dân. Gây khó khăn cho nhiều hộ nông dân thực hiện đúng hợp đồng và phát triển nông nghiệp nói chung trong việc đầu tư cho phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ngày nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong đó, Nhà nước cũng đã rất chú trọng đến việc cử các cán bộ khuyến nông đến tận các hộ nông dân để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng do nhiều nguyên nhân từ chính phía các hộ nông dân như: trình độ hiểu biết và tiếp thu, khả năng đầu tư thấp, quen với tập quán sản xuất nhỏ lẻ cho nên thường rất ít các hộ nông dân có thể tiếp thu và sử dụng nó trong sản xuất. Chính vì vậy, mà mối liên kết trong phát triển kinh tế nông nghiệp không thực sự bền chặt và phát huy được hiệu quả. Do đó, trong xu hướng phát triển kinh tế thời hội nhập người nông dân phải thay đổi cách nghĩ, cách làm để theo kịp với những đổi mới đó để mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực sự mang lại ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống (Nguyễn Thúy Hạnh, 2018).

b. Từ phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp vẫn luôn theo đuổi mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận cho nên nhiều lúc doanh nghiệp ép giá các hộ nông dân khi vào chính vụ. Do đó, gây nên nhiều sức ép cho các hộ nông dân. Nhiều doanh nghiệp không hoạt động liên tục và ổn định gây nên khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân. Đồng thời do việc ký hợp đồng với các hộ nông dân trước và cho hộ nông dân tạm ứng trước các nguyên liệu đầu vào cho nên doanh nghiệp thường ký mua sản phẩm của hộ nông dân với giá thấp hơn nhiều so với giá thực tế ngoài thị trường, khi giá thị trường thay đổi thì giá ký hợp đồng thay đổi không kịp thời, thường

thay đổi chậm. Tuy nhiều hợp đồng sản xuất đã được ký kết nhưng các doanh nghiệp không theo sát quá trình sản xuất của các hộ nông dân cho nên nhiều sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp quy định quá khắt khe về mẫu mã và chất lượng sản phẩm nên nhiều lúc sản phẩm của hộ nông dân không đủ phẩm chất phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế trên thị trường.

Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học, giữa nhà nước và doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ để phát huy hết sức mạnh tiềm ẩn trong liên kết kinh tế. Do vậy để giúp các doanh nghiệp vào cuộc không chỉ hoạt động kinh tế mà còn tham gia thúc đẩy xã hội phát triển thì luôn cần có sự liên kết chặt chẽ từ phía các hộ nông dân, nhà khoa học và nhà nước.

c. Từ phía các tổ chức khoa học

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu là những người hiểu và trực tiếp tiếp nhận, nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các nhà khoa học trong phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Vai trò của các nhà khoa học rất quan trọng trong mối liên kết. Họ chính là những người trực tiếp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho các hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thực sự nhiệt tình tham gia và phát huy vai trò lớn lao của mình trong quá trình liên kết.

Trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập thì người nông dân rấtcần có sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các nhà khoa học trong việc định hướng cũng như phương pháp triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Những mâu thuẫn xảy ra trong liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân về các vấn đề chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên vai trò, quyền lợi vật chất của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu chưa thực sự chưa rõ ràng (Nguyễn Thúy Hạnh, 2018).

2.1.5.4. Thị trường sản xuất và tiêu thụ chuối

- Các yếu tố đầu vào bao gồm: Lao động, đất đai, vốn, các loại phân bón, thuốc BVTV … Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm tạo ra của cải vật chất cho hay các sản phẩm tinh thần cho chính bản thân người lao động và xã hội. Sức lao động là

toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Chất lượng lao động quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Trong nông nghiệp đất tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất. Trong công nghiệp, thương mại đất đai đóng vai trò là cơ sở, nền móng, địa bàn phân bố. Vốn sản xuất là giá trị của toàn bộ các đầu vào bao gồm các tài sản, vật phẩm và tiền dùng trong sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa (vốn vận động không ngừng trong quá trình sản xuất, lưu thông), giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời tạo điều kiện khai thác tốt hơn các nguồn lực khác. Quy trình công nghệ là tổng thể các phương pháp sản xuất, chế biến, thay đổi trạng thái, thuộc tính, hình thức nguyên liệu, vật tư hay bán thành phẩm có liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất. Nó là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm và là chỉ tiêu kinh tế của đơn vị sản xuất.

- Các yếu tố đầu ra là sản phẩm của sự kết hợp các yếu tố đầu vào thông qua quá trình sản xuất. Những sản phẩm này thường được sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu của con người, nó có thể được tiêu dùng trực tiếp nhưng cũng có thể trở thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất khác. Do đó đòi hỏi trong quá trình sản xuất thì việc tổ chức các yếu tố đầu vào phải cân đối với nhau và các đầu vào trong sản xuất phải được hoạch toán để tối thiểu hoá chi phí nhằm tăng lợi nhuận cho các hộ nông dân. Vì vậy, khi sản xuất cần chú ý tới giá trị các yếu tố đầu vào tạo ra chi phí trong sản xuất. (Nguyễn Thúy Hạnh, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 33 - 37)