Các loại hình liên kết, đặc điểm và vai trò của liên kết trong sản xuất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 25 - 29)

và tiêu thụ sản phẩm chuối

2.1.3.1. Các loại hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối

Về mặt hình thức, liên kết kinh tế phải là sự hợp tác và phối hợp giữa các đơn vị kinh tế. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2006), liên kết có thể theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc:

a. Liên kết ngang

Sơ đồ 2.1: Liên kết ngang trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

Là hình thức liên kết mà trong đó mỗi tổ chức hay cá nhân tham gia là

Nông dân/HTX Nông dân Nông dân Nông dân Nông dân

một đơn vị hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Trong liên kết này, mỗi thành viên tham gia có sản phẩm hoặc dịch vụ canh tranh nhau nhưng liên kết lại để nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng thành viên nhờ phát huy tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô của tổ chức liên kết. Kết quả của liên kết theo chiều ngang là hình thành nên những tổ chức liên kết như hợp tác xã, liên minh, hiệp hội… và cũng có thể dẫn đến độc quyền trong một thị trường nhất định.

b. Liên kết dọc

Là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ khâu sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân trước đó đồng thời là người cung cấp sản phẩm cho tác nhân tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, 2006).

Liên kết dọc bao gồm liên kết giữa: Nông dân – Doanh nghiệp; liên kết giữa Nông dân – HTX/tổ hợp tác – Doanh nghiệp; liên kết giữa Nông dân – Người thu gom – Doanh nghiệp.

2.1.3.2. Đặc điểm của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối

Liên kết là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất phát từ lợi ích kinh tế cũng như quá trình vận động và phát triển theo tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ, phạm vi của phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh.

Liên kết là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thoả thuận, hợp đồng từ trước giữa các bên tham gia liên kết. Không phải tất cả quan hệ kinh tế nào cũng là liên kết. Những quan hệ kinh tế nhất thời, những trao đổi ngẫu nhiên không thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế không phải là liên kết.

Liên kết là một quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng gắn kết với nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết (Dương Bá Phượng, 1995). Quá trình này vận động, phát triển qua những nấc thang từ quan hệ hợp

tác, liên doanh đến liên hợp, liên minh, hợp tác lại. Như vậy phân công lao động và chuyên môn hoá là những hình thức biểu hiện của những nấc thang, những bước phát triển của liên kết (Lê Văn Lương, 2008).

Liên kết là những hình thức hoặc biểu hiện của sự hành động giữa chủ thể liên kết thông qua những thoả thuận, những giao kèo, hợp đồng, hiệp định, điều lệ… nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tất cả lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất, kinh doanh…). Tuỳ theo góc độ xem xét, quá trình liên kết có thể diễn ra liên kết theo ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng lãnh thổ.

Liên kết nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác nhiều hơn tiềm lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước.

Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau những khoản lợi nhuận cao nhất.

Liên kết nhằm mục đích giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cũng như thưc hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin v.v… Các hoạt động này được ghi thành hợp đồng kinh tế.

Liên kết còn tạo ra lợi nhuận tối đa và ổn định nhằm tăng cường sức mạnh trên thị trường ngày càng mở rộng phạm vi. Lợi ích kinh tế là sợi dây nhằm gắn kết các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế lại với nhau. Cạnh tranh là nhân tố khách quan thúc đẩy các chủ thể “tự nguyện” liên kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho nhau. Để đạt được lợi nhuận tối đa và ổn định giữa các chủ thể tham gia liên kết cần nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá quá trình lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường để mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

2.1.3.3. Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối

Liên kết là một hình thức đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên quan. Khác với liên kết lỏng lẻo giữa nông dân và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, liên kết thông qua hợp đồng loại bỏ các tầng lớp mua bán trung gian

nên trực tiếp bảo vệ được người sản xuất, nhất là người nghèo khi bán sản phẩm. Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xoá bỏ độc quyền đối với doanh nghiệp trong việc ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân. Mặt khác, thực hiện liên kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có nguồn cung cấp ổn định để phấn đấu giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao được năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế (Minh Hoài, 2006).

Thực hiện liên kết thông qua hợp đồng giúp cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ổn định về số lượng, chất lượng và tiến độ của nông sản cung cấp cho sản xuất.

Như vậy, việc thực hiện liên kết theo hợp đồng sẽ đưa lại lợi ích cho cả hai bên, tạo nên cơ hội để đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để phát triển sản xuất một cách bền vững. Việc gia tăng khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới còn giúp người nông dân giải phóng được sức lao động,cho phép giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Đây là hướng tích cực và có nhiều triển vọng giúp cho hàng triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chưa có điều kiện tích luỹ đất đai có điều kiện áp dụng công nghệ mới trong sản xuất.

Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/người thu gom/người kinh doanh lớn xuất khẩu…) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng (sản xuất- chế biến- tiêu thụ), liên kết thông qua hợp đồng giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến đem lại tác dụng to lớn như sau:

Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh doanh sang cho người sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Chia sẻ một phần rủi ro trong sản xuất nông nghiệp sang cho các cơ sở chế biến, tiêu thụ tham gia gánh chịu, người sản xuất nông nghiệp chỉ còn chịu rủi ro ở khâu sản xuất nguyên liệu.

Nối kết thông tin hai chiều giữa thị trường tiêu dùng với người sản xuất, nhờ đó sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do thị trường đòi hỏi, trên cơ sở đó tăng được khả năng cạnh tranh và nâng cao được giá trị của sản phẩm.

Thông qua hợp đồng sẽ tập trung được nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung với chất lượng đồng đều và ổn định.

Gắn kết được công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh phục vụ địa bàn nông thôn, góp phần quan trọng chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá, công nghiệp hoá- hiện đại hoá.

Thông qua liên kết, các đơn vị kinh tế, các tổ chức có điều kiện hỗ trợ, giúp cho các hộ, hợp tác xã phát triển, tạo ra những khả năng phát triển năng lực nội tại của kinh tế hộ, đồng thời tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 25 - 29)