trung vào quá trình sản xuất với mục tiêu trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất như kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, giúp đỡ nhau trong sản xuất như tham gia đổi công và trao đổi về giá bán hay giới thiệu cho nhau người mua tốt (mua giá cao, thanh toán nhanh và giá bán sòng phẳng). Tuy nhiên cuộc trao đổi này không diễn ra tại cuộc họp hay trên văn bản giấy tờ nào mà ngay trên các vườn chuối chủ yếu là theo phương thức thoả thuận miệng.
Bảng 4.9 Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất Nội dung Nội dung Liên kết NSX-NSX Số lượng (n=45) Tỷ lệ (%)
- Trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thông tin 28 62,22 - Thống nhất thời điểm bón phân, chăm sóc, tỉa gốc 33 73,33 - Thống nhất thời điểm phun thuốc BVTV 35 77,78
- Giá bán 38 84,44
- Giới thiệu người mua 12 26,67 - Trao đổi, thống nhất quy trình kỹ thuật sản xuất 8 17,78
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Trong 45 hộ tham gia liên kết được điều tra, có 62,22% số hộ được phỏng vấn trả lời có trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau, 73.33% các hộ thống nhất thời điểm bón phân, 77,78% các hộ thống nhất thời điểm phun thuốc BVTV, trao đổi thông tin về giá bán có tới 84,44% số hộ thực hiện, giới thiệu người mua cho hộ khác chỉ có 26,67% số hộ thực hiện và ít nhất là làm đổi công chỉ có 17,78% số hộ thực hiện. Những mối liên kết này chủ yếu là thoả thuận miệng dựa trên quan hệ quen biết lẫn nhau mà không thông qua hợp đồng.
Như vậy, trong các nội dung liên kết giữa người sản xuất với nhau thì trao đổi thông tin giá cả, bón phân và phun thuốc BVTV là yếu tố được quan tâm nhất, đổi công ít được quan tâm và việc trao đổi này thường thông qua thảo thuận miệng. Việc liên kết đã giảm bớt được chi phí đầu vào như, phân bón, thuốc BVTV và tiền thuê lao động và làm cho thu nhập của nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết.
c. Vai trò của HTX và chính quyền địa phương trong sản xuất chuối
Bảng 4.10. Tình hình liên kết với các đơn vị cung ứng dịch vụ kỹ thuật của các hộ sản xuất chối trên địa bàn huyện Gia Lâm
Liên kết với Khuyến nông Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm Tỷ lệ số hộ liên kết 64,44 % 86,67%
Hình thức liên kết - Thảo luận và nghe cán bộ khuyến
nông truyền đạt thông tin. - Nghe tư vấn
Nội dung liên kết
- Cán bộ khuyến nông huyện và xã tổ chức lớp học phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối. Ngoài ra, các hộ tham gia tập huấn còn được chia nhóm và thảo luận các vấn đề liên quan đến sản xuất chuối.
- Các hộ có khúc mắc trong việc phòng chữa sâu bệnh và kỹ thuật trồng chuối có thể đến Viên nghiên cứu rau quả Gia Lâm để xin được tư vấn miễn phí.
Lợi ích liên kết
- Các hộ tham gia liên kết nắm vững về kỹ thuật trồng chuối, thời gian thu hoạch chuối hợp lý và hiệu quả, một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây chuối và cách phòng trừ chúng.
- Được tư vấn miễn phí và biết được một số kỹ thuật, kinh nghiệm đúng đắn.
Lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây nông nghiệp chính ở huyện Gia Lâm được cán bộ khuyến nông huyện và khuyến nông xã tổ chức hàng năm. Tại các buổi tập huấn, các hộ nông dân được trao đổi với nhau về các kiến thức, kinh nghiệm và các vấn đề liên quan đến sản xuất các loại cây như chuối, cam, ….
Nhờ vậy, các hộ tham gia liên kết nắm vững về kỹ thuật trồng chuối, thời gian thu hoạch chuối hợp lý và hiệu quả, một số loại sâu bệnh thường gặp trên
cây chuối và cách phòng trừ chúng.
d. Kết quả và hiệu quả liên kết trong sản xuất chuối
Các hộ tham gia liên kết và các hộ không tham gia liên kết có sự khác nhau về cách chăm sóc, cách bón phân và cách sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất chuối do đó chi phí sản xuất chuối giữa hộ liên kết và hộ không liên kết là khác nhau.
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất chuối của hộ
ĐVT: Triệu đồng/ha
Hộ liên kết Hộ không liên kết
Phân Đạm 2,14 2,45 Phân Kali 3,13 3,52 Phân NPK 13,23 13,73 Phân Lân 4,76 5,12 Calcium nitrat 3,01 3,44 Giống 6,54 6,89 Thuê lao động 4,43 5,69 Chi phí làm đất 3,6 3,82 Chi phí khác 2,44 2,79 Tổng 43,28 47,45
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua bảng số liệu ta thấy chi phí bình quân đầu tư cho 1 ha của cả hai nhóm hộ có sự khác nhau tương đối lớn, bình quân mỗi 1 ha trồng chuối ở nhóm hộ tham gia liên kết đầu tư 43,28 triệu đồng, còn các hộ không tham gia liên kết đầu tư nhiều hơn là 47,45 triệu đồng. Các hộ tham gia liên kết họ trao đổi với nhau về cách chăm sóc, họ có kỹ thuật nên tốn ít chi phí chăm bón hơn. Ngoài ra, những hộ tham gia liên kết với nhau thường đổi công cho nhau nên chi phí thuê lao động ít hơn.
So sánh hiệu quả của hộ sản xuất chuối trong mối liên kết giữa người sản xuất và người sản xuất ở huyện Gia Lâm.
Theo số liệu ở bảng trên, ta thấy nhóm hộ liên kết nhờ trao đổi kinh nghiệm, liên kết lại với nhau thành hợp tác xã nên năng suất và giá bán cao hơn nhóm hộ không liên kết (năng suất nhóm hộ liên kết đạt 46,42 tấn/ha còn nhóm hộ không liên kết chỉ đạt 42,61 tấn/ha.. Nhờ có sự liên kết các hộ đã trao đổi giá
bán nên bán được với giá cao hơn nhóm hộ không liên kết. Khi năng suất đạt cao kèm theo bán được với giá bán cao làm cho thu nhập hỗn hợp tăng theo. Với một đồng chi phí nhóm hộ liên kết với nhau tạo được 8,04 đồng doanh thu và một đồng chi phí đầu tư cho sản xuất đã thu về từ 7,04 đồng thu nhập.
Bảng 4.12. So sánh hiệu quả giữa các hộ STT Chỉ tiêu ĐVT Tham gia STT Chỉ tiêu ĐVT Tham gia
liên kết
Không tham gia liên kết
1 Năng suất Tấn/ha 46,42 42,61 2 Giá bán bình quân 1000đ/kg 7,5 6,8 3 GO Tr.đ/ha 348,15 289,748 4 IC Tr.đ/ha 43,28 47,45 5 KHTSCĐ Tr.đ/ha 0,00 0,00 6 MI Tr.đ/ha 304,87 242,298 7 GO/IC Lần 8,04 6,11 8 MI/IC Lần 7,04 5,11
Nguồn Số liệu điều tra (2019)
Thu nhập hỗn hợp (MI) của các hộ liên kết cao hơn không liên kết 1,26 lần. Vì vậy liên kết trong sản xuất chuối ngoài hiệu quả về kinh tế còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân, giúp ổn định đời sống của những người nông dân.
Ngoài ra, sản xuất chuối thuận theo sự phát triển tự nhiên của cây trồng, có thể tận dụng các loại phân trong chăn nuôi hoặc ủ phân xanh để làm phân bón cho cây, vừa giảm tối đa chi phí sản xuất vừa giải quyết được vấn đề chất thải chăn nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Sản xuất chuối sử dụng nhiều lao động thủ công trong việc trồng, chăm sóc và tiêu diệt sâu hại nên tận dụng được lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, không cần đầu tư máy móc với chi phí cao vẫn có thể sản xuất và cho ra sản phẩm chất lượng.
4.1.2.2. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm chuối
a. Hình thức liên kết trong tiêu thụ sản phẩm chuối
Liên kết trong tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm gồm liên kết giữa những người thu gom với nhau chủ yếu là thoả thuận miệng, giữa những người thu gom với nhau không tồn tại cách thức hợp đồng văn bản cụ thể nào.
Bảng 4.13. Cách thức liên kết giữa người thu gom với người thu gom Cách thức Liên kết NTG-NTG Cách thức Liên kết NTG-NTG
Số lượng (n=9) Tỷ lệ (%)
- Thoả thuận miệng 3 33,33
- Tự do 6 66,67
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Theo số liệu điều tra ở bảng trên, trong số 9 hộ thu gom được điều tra thì có 3 hộ thu gom có quan hệ mua bán với nhau theo cách thức thoả thuận miệng chiếm 33,33% còn có 6 hộ thu gom chiếm 66,67% trong tổng 9 hộ thu gom mua bán tự do với người thu gom khác. Lý do mà người thu gom đưa ra không ký hợp đồng là thủ tục rườm rà và giá cả thay đổi bấp bênh nên khó thực hiện được việc ký hợp đồng.
Qua tìm hiểu điều tra thực tế tại địa phương thì hiện nay người sản xuất liên kết với người thu gom và doanh nghiệp bằng cách thức thoả thuận miệng cụ thể và chủ yếu là liên kết với hộ thu gom cụ thể: Trong tổng số 90 hộ điều tra thì có 66 hộ bán cho người thu gom và trong đó có 38 hộ có liên kết với người thu gom chiếm 84,44% tổng số hộ tham gia liên kết. Số hộ liên kết với người thu gom chủ yếu theo phương thức thoả thuận miệng chiếm 73,68%và 26,32% còn lại là mua bán tự do.
Bảng 4.14. Cách thức liên kết giữa người sản xuất với tác nhân tiêu thụ Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Hợp đồng văn bản Thoả thuận miệng Tự do Tổng Số lượng (n=2) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=30) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=10) Tỷ Lệ (%) (hộ)
Người thu gom 0,00 0,00 28,00 73,68 10,00 26,32 38,00 Doanh nghiệp 2,00 28,57 5,00 71,43 0,00 0,00 7,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Trong tổng 7 hộ bán cho doanh nghiệp thì có 2 hộ tham gia liên kết theo cách thức hợp đồng văn bản là chủ yếu chiếm 28,57% còn theo phương thức thoả thuận miệng chiếm 71,43%. Qua đó ta thấy số lượng hộ liên kết với người thu gom nhiều hơn doanh nghiệp điều này là do lực lượng người thu gom trong huyện chiếm số lượng lớn và là điểm đáng tin cậy hay đã quen biết. Chuối sau khi thu hoạch xong có thể được thu mua ngay tại đồng bởi các hộ thu gom. Giá chuối bán cho các hộ thu gom thường thấp hơn so với giá chuối tại các doanh nghiệp. Nhưng khi bán cho các hộ thu gom thì hộ có thể tiêu thụ chuối được
ngay không mất chi phí vận chuyển như bán cho doanh nghiệp. Ngoài ra nếu có phương tiện vận chuyển họ có thể tự vận chuyển chuối tới các hộ thu gom để bán nhưng chủ yếu bằng xe máy và xe ba gác nên chi phí vận chuyển ít. Giá chuối của nông dân phụ thuộc chủ yếu vào giá của các doanh nghiệp. Giá chuối ở đây thường biến động rất nhiều. Nông dân thường không chủ định được giá chuối của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào giá của doanh nghiệp. Ngoài ra người dân có thể mang chuối đến tới các doanh nghiệp để bán nhưng số lượng không nhiều lắm chủ yếu là những hộ có diện tích lớn hay của diện tích sản xuất của bản thân hộ thu gom. Phần lớn nông dân tự vận chuyển từ nơi thu hoạch đến các hộ thu gom luôn.
Cách thức liên kết chủ yếu là liên kết tự do và thoả thuận miệng. Hai hình thức này tuy rất tiện lợi, không cần những thủ tục rườm rà nhưng nó lại tỏ ra không an toàn vì thiếu tính pháp lý. Thông thường người sản xuất gặp trực tiếp (hoặc gọi điện) các tác nhân để nhận mua chuối của hộ. Khi được hỏi tại sao không ký kết hợp đồng bằng văn bản, giấy tờ, các hộ đưa ra một số lý do sau: phần lớn là quen biết từ trước, giá cả thay đổi và thủ tục nhanh chóng.
b. Nội dung liên kết trong tiêu thụ sản phẩm chuối
Giữa người sản xuất với các hộ thu gom cũng diễn ra các mối liên kết, khi được đòi hỏi thì chủ các hộ thu gom cho rằng sự liên kết lại với nhau là rất cần thiết và trên thực tế họ đã liên kết với nhau trong việc định giá thu mua đảm bảo nguồn số lượng cung cấp cho cơ sở chế biến theo đúng hợp đồng.
Bảng 4.15. Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người thu gom Nội dung Liên kết NTG-NTG Nội dung Liên kết NTG-NTG
Số lượng (n=9) Tỷ lệ (%)
Giao nhận sản phẩm 3 100
Được ứng trước tiền đặt cọc 1 50 Thống nhất giá sản phẩm, phương thức thanh toán 2 66,67 Thời gian giao nhận sản phẩm 0 0
Số lượng, chất lượng 3 100
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
giao nhận hàng không có hộ thu gom nào thỏa thuận vì thời gian giao nhận phụ thuộc vào thời gian thu hoạch của sản phẩm chuối. Như vậy, mối liên kết giữa người sản xuất và người thu gom với nhau còn lỏng lẻo, do cách thức liên kết chủ yếu là thoả thuận miệng. Do vậy, cũng xảy ra tình trạng tranh chấp trong thu mua. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc phá vỡ hợp đồng trong liên kết diễn ra.
Qua phỏng vấn các tác nhân tham gia vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm chuối thì các nội dung liên kết chủ yếu được các bên thoả thuận, cam kết với nhau chủ yếu về trách nhiệm thu mua sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, thoả thuận quyền lợi được ứng tiền trước khi hộ có nhu cầu, trao đổi thống nhất về giá bán sản phẩm. Cụ thể như sau: nội dung liên kết quan trọng và được phần lớn người sản xuất và các tác nhân khác nhau quan tâm đó là thoả thuận trách nhiệm sẽ thu mua sản phẩm và giá cả của sản phẩm (100% số hộ được phỏng vấn có cam kết và thoả thuận về việc cung cấp sản phẩm và thoả thuận giá với người thu gom và người bán buôn).
Người thu gom là những người tham gia vào kênh tiêu thụ với vai trò là người mua sản phẩm từ người sản xuất để đưa đến các tác nhân khác trong chuỗi ngành hàng trên thị trường, là mắt xích nối người sản xuất với thị trường và cũng không có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
Tác nhân thu gom trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn nghiên cứu là người thu gom cá thể. Họ có thể là người ở cùng huyện, cùng hoặc khác huyện, người sản xuất. Người thu gom cũng có thể đồng thời cũng là người sản xuất, hộ thu gom từ người sản xuất khác.
Sơ đồ 4.3. Mạng lưới thu gom chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm
Đại lý thu gom Hộ thu gom Người sản xuất Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
Bảng 4.16. Thông tin người thu gom chuối (*)
STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1 Tổng số hộ thu gom điều tra Hộ 9
2 Tuổi chủ hộ Tuổi 45,24
3 Số năm hoạt động Năm 6,5 4 Khối lượng vận chuyển bình quân Tấn/ngày 6,4 5 Lượng vốn bình quân Triệu/ngày 44,8 6 Phương tiện vận chuyển Loại ô tô tải
Chú giải: (*) Tính bình quân/ hộ
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Qua tìm hiểu thực tế tình hình tiêu thụ chuối tại huyện Gia Lâm thì vẫn chưa có một doanh nghiệp hay một cơ sở chế biến nào trực tiếp đứng ra kí kết hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm chuối cho người nông dân trong huyện, mà chủ yếu thông qua các trung gian như người thu gom.
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy tuổi bình quân chủ hộ của các hộ thu gom là 45,25 tuổi, các hộ thu gom đã hoạt động được trung bình 6,5 năm, trung bình mỗi hộ sẽ thu mua được 6,4 tấn chuối/ ngày và những người thu gom chuối ở đây chở ô tô đến tại các vườn chuối của hộ nông dân để thu mua, người nông dân không phải vận chuyển chuối trong quá trình bán chuối. Điều này cũng khá thuận tiện cho người nông dân.
Bảng 4.17. Nội dung liên kết của người sản xuất với các tác nhân tiêu thụ Nội dung Nội dung Liên kết NSX- NTG Liên kết NSX- DN Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Thu mua sản phẩm 38 100,00 7 100,00 Được ứng tiền trước 18 47,37 5 71,43 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 16 42,1 7 100,00