Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
4.2.3. Sự hiểu biết về liên kết của các tác nhân
* Người sản xuất và thu gom
Hiểu biết của các tác nhân về vấn đề liên kết: như đã phân tích ở trên, phần lớn các tác nhân lựa chọn liên kết theo cách thức hợp đồng miệng và tự do là chủ yếu. Cách thức qua thoả thuận miệng tiện lợi và không cần nhiều thủ tục nhưng nó lại không an toàn vì thiếu tính pháp lý và dễ thay đổi, các tác nhân chỉ thoả thuận bằng lời nói nên không có cơ sở để giải quyết khi một trong hai bên vi phạm những thoả thuận đó, cách thức liên kết này chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết từ lâu, tin tưởng lẫn nhau. Họ thường cho rằng việc sử dụng cách thức hợp đồng văn bản thường phức tạp, không phù hợp. Tuy nhiên mỗi cơ chế liên kết có ưu và nhược điểm riêng của nó, đa phần các hộ thu gom thường ký kết hợp đồng do có khối lượng lớn còn người sản xuất thì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ký kết hợp đồng văn bản điều này được thể hiện qua bảng 4.20
Bảng 4.22. Hiểu biết của các tác nhân về vấn đề liên kết Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Người sản xuất Hộ thu gom Số lượng (n=90) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=9) Tỷ lệ (%) Biết rõ 0 00,00 3 33,33
Biết nhưng không rõ 35 38,89 5 55,56 Không biết 55 61,11 1 11,11
Nguồn: Số liệu điều tra (2019)
Theo kết quả điều tra ở bảng trên ta thấy các hộ thu gom có tỷ lệ hiểu biết rõ về liên kết hơn các hộ sản xuất (33,33% hộ thu gom hiểu rõ về liên kết, còn đối với người sản xuất không có hộ nào biết rõ về liên kết). Đối với người sản xuất qua phỏng vấn trực tiếp thì người sản xuất trả lời biết nhưng không rõ chiếm 38,89%, còn 61,11% hộ sản xuất trả lời là không biết về vấn đề liên kết là gì, như thế nào?
Sự hiểu biết của các tác nhân có ảnh hưởng tới các mối liên kết còn được thể hiện trong lý do không tham gia liên kết của hộ sản xuất. Những hộ không tham gia liên kết khi đươc điều tra thì các hộ trả lời với lý do sợ bị ràng buộc và không rõ lợi ích của việc liên kết.
Như vậy hiểu biết về liên kết có ảnh hưởng trực tiếp đến liên kết và nắm bắt cơ hội do liên kết đem lại, tác nhân có hiểu rõ về vấn đề liên kết sẽ liên kết chặt chẽ hơn. Học vấn cũng quyết định khả năng tư duy trong sản xuất, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất tiêu thụ chuối.
* Doanh nghiệp, cơ sở chế biến
Trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện chưa có nhiều công ty vào thu mua, chuối của bà con nông dân. Qua tìm hiểu thực tế tình hình tiêu thụ chuối tại huyện Gia Lâm mới chỉ có 1 doanh nghiệp thu mua chuối của bà con nông dân từ các hộ thu gom đó là Công ty cổ phần Lương Tài được thành lập năm 2011 tại thị trấn Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; là nhà chuyên cung cấp chuối sang thị trường Trung Quốc.
Công ty cổ phần Lương tài thu mua sản phẩm chuối của bà con nông dân thông qua các hộ thu gom về đưa vào dây chuyền xử lý đóng gói và xuất khẩu sang thị trường Trung quốc.
Công ty có vai trò quan trọng khi liên kết trong khâu sản xuất và tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân; tuy nhiên doanh nghiệp chưa liên kết trực tiếp với các hộ nông dân trong huyện để triển khai mô hình, phần vì lo sợ rủi ro và quy mô
sản xuất của các hộ còn nhỏ lẻ, manh mún. Ngoài Công ty cổ phần Lương tài thực hiện liên kết trong việc thu mua chuối, trên địa bàn hiện nay còn một số hộ dân thực hiện ký hợp đồng thu mua với các bếp ăn tại các khu công nghiệp xung quanh địa bàn Hà Nội cũng góp phần tiêu thụ một số lượng lớn chuối trên địa bàn Gia Lâm.
Một số DN phản ánh, tham gia vào chuỗi liên kết, DN mong muốn có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao nhằm chủ động nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các ban ngành địa phương còn lúng túng, chưa có chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh giữa DN và người sản xuất. Mặc dù doanh nghiệp chủ động thương lượng và cập nhật giá thị trường để điều chỉnh giá mua nhưng vẫn bị hàng xáo cạnh tranh, gây rối. Lực lượng này dựa vào giá công ty để nâng giá thu mua cao hơn. Nông dân thấy lợi trước mắt, sẵn sàng phá vỡ hợp đồng.
* Nhà khoa học (trung tâm khuyến nông, cán bộ kỹ thuật)
Để sử dụng có hiệu quả giống cây, con và các vật tư kỹ thuật nông nghiệp, khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Liên kết giữa nhà khoa học và người sản xuất không chỉ có tác dụng giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mà còn sử dụng các yếu tố kỹ thuật có hiệu quả, làm giảm giá thành sản xuất, tạo ra nông phẩm có chất lượng cao cung cấp cho xã hội.
Nằm trong tình trạng chung, mạng lưới cơ sở khuyến nông của huyện Gia Lâm rất mỏng, với đội ngũ 6 cán bộ khuyến nông của huyện, phân bố cho 22 xã, thị trấn trong đó trình độ cán bộ khuyến nông cũng hạn chế. Cán bộ khuyến nông không thể thường xuyên xuống các xã, ra đồng trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Bên cạnh đó, ở cấp xã nói chung đều trong tình trạng thiếu cán bộ chuyên trách, phụ trách mảng phát triển nông nghiệp nông, nông thôn. Các cán bộ đều là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn thấp, thậm chí chỉ bằng kinh nghiệm mà đi lên. Điều này đã dẫn đến việc chỉ đạo sản xuất gặp khó khăn, nhất là trong việc triển khai áp dụng các công nghệ sản xuất mới.
Việc tham gia các hoạt động liên kết giữa các hộ nông dân, hay với các doanh nghiệp của các nhà khoa học trong thời gian gần đây tại huyện Gia Lâm là rất hạn chế, thiếu sự gắn kết.
* Ngân hàng
tổ chức tín dụng giữ vai trò trung gian, cho vay thu nợ khép kín, làm tốt thanh toán công nợ giữa các nhà. Đồng thời, với vai trò trung gian, ngân hàng sẽ đóng vai trò triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc thực hiện đồng bộ hai giải pháp: hỗ trợ vốn gián tiếp và hỗ trợ vốn trực tiếp đối với nhà nông. Các biện pháp hỗ trợ gián tiếp bao như: hỗ trợ vốn cho nhà doanh nghiệp, đồng thời kết hợp xây dựng đầu ra cho sản phẩm; hỗ trợ vốn cho nhà khoa học.
Các tổ chức tín dụng huy động thêm vốn với lãi suất ưu đãi, tiến hành cho nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp vay lại với lãi suất cao hơn, thủ tục thuận tiện hơn nên khả năng tiếp cận vốn của các nhà với tổ chức tín dụng dễ dàng hơn so với ngân hàng.