Địa điểm bán chuối của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 62 - 64)

(ĐVT: %)

Địa điểm bán Phân theo nhóm hộ

Hộ liên kết Hộ không liên kết Bình quân

- Tại chợ 20,00 6,67 13,33

- Các hộ thu gom 80,00 93,33 86,67 (Nguồn: Tổng hợp điều tra, 2019)

Địa điểm bán hàng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố đối với người sản xuất. Vì khi tìm được những nơi có địa điểm bán tốt sẽ giúp người dân tiết kiệm được chi phí vận chuyện và đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm. Đa số người dân đều bán hàng hóa, nông sản của mình cho những người thu gom, một

số ít bán tại các chợ và các doanh nghiệp chế biến.

Qua số liệu điều tra ở bảng 4.3 ta thấy, các hộ trồng chuối ở huyện Gia Lâm chủ yếu bán cho các hộ thu gom. Ở nhóm hộ tham gia liên kết việc bán tại ruộng cho thương lái chiếm tỷ lệ cao 93,33%. Còn đối với nhóm hộ không liên kết thì có 20% số hộ ra bán tại chợ. Vì quy trình sản xuất ở quy mô nhỏ, trồng theo kinh nghiệm dựa nhiều vào thời tiết nên thu hoạch quả chuối không đồng đều với số lượng nhỏ các hộ thường ra bán tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại huyện Gia Lâm, phần lớn việc buôn bán chuối phụ thuộc rất nhiều vào các thương lái. Thương lái và các hộ sản xuất không có một ràng buộc nào, thường thỏa thuận bằng miệng, không hợp đồng. Nên người dân chịu nhiều thiệt thòi về giá cả. Người dân chưa có bất kì liên kết với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phát triển sản xuất chuối một cách bền vững thì đầu ra là vấn đề cấp thiết mà cán bộ địa phương cần giải quyết trong việc ổn định tâm lý sản xuất cũng như ổn định kinh tế cho người dân trồng chuối.

4.1.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm bàn huyện gia lâm

4.1.2.1. Liên kết trong sản xuất chuối

a. Hình thức liên kết trong sản xuất chuối

* Liên kết ngang

Đây là hình thức liên kết đơn giản giữa người nông dân và người nông dân trong sản xuất và tiêu thụ chuối ở huyện Gia Lâm. Các hộ nông dân tham gia là các hộ sống trong cùng một thôn, xã và giữa họ thường không có ký kết hợp đồng kinh tế. Với hình thức liên kết này luôn thiếu tính định hướng trong sản xuất, người nông dân cùng nhìn nhau bắt chước nhau sản xuất. Và để có thể dễ dàng trao đổi kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc cũng như tạo thuận lợi cho tiêu thụ chuối các hộ trồng chuối liên kết để thành lập các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ.

Sơ đồ 4.2. Liên kết giữa người sản xuất và người sản xuất trong sản xuất và tiêu thụ chuối

Hợp tác xã Người SX Người SX

Liên kết ngang trong sản xuất chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm chủ yếu là mối liên kết giữa các hộ và nhóm hộ sản xuất chuối với nhau. Qua kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ sản xuất chuối có liên kết với nhau trong tiêu thụ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các hộ sản xuất chuối là rất tốt, họ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất và liên kết với nhau trong vấn đề tiêu thụ nhằm giảm thiểu các rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phương thức liên kết hầu hết là thỏa thuận miệng, liên kết tự do nên không có ràng buộc lẫn nhau giữa các hộ liên kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 62 - 64)