Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Năm 2018 kinh tế duy trì ức ổn định. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tính tăng 9,81% so với năm 2017. Trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 8,82%; dịch vị tăng 14,71%; Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,9%; cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện: Công nghiệp, xây dựng: 52,43%; Dịch vụ 33,18%; Nông lâm nghiệp, thủy sản 14,29%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 49 triệu đồng 1 người/năm.

- Công nghiệp, xây dựng: Do khó khăn chung của nền kinh tế, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ thậm tồn kho lớn…vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng chậm, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 149,46 tỷ đồng, tăng 8,82% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp ước đạt 1128,46 tỷ đồng, tăng 7,38%; giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 269 tỷ đồng, tăng 13,47% so với năm trước

Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 BQ Tổng số 2087.6 1934.3 2234.8 92,66 115,54 102,30 Giá trị sản xuất CN 1188.6 950.2 1128.5 79,94 118,76 98,29 Giá trị sản xuất NN 270.1 263.4 279.64 97,52 106,17 101,16 Giá trị TM- DV 628.9 720.7 826.7 114,60 114,71 109,54

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2018) - Dịch vụ: Huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hội chợ xuân, hội chợ hoa cây cảnh và khu bán hàng tết nguyên đán tại thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên, xã Bát Tràng, Xã Yên Thường; Yêu cầu hướng dẫn các điểm kinh doanh thực hiện đăng ký, kê khai giá các mặt hàng bình ổn giá theo quy định của Nhà nước. Triển khai đấu giá điểm kinh doanh tại chợ dân sinh xã Văn Đức, TT Trâu Quỳ đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý các chợ. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 826,80 Tỷ đồng, tăng 14,71% so với năm trước.

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Kết quả tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 10.000ha, giảm 7,9% so với năm trước; Trong đó cây lúa 5373 ha, giảm giá 7,9% so với cùng kỳ, năng suất bình quần cả năm ước đạt 53,3 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với cùng kỳ 2017. Cây Ngô 1517ha, năng suất 52,1 tạ/ha tăng 0,2 tạ/ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 279,64 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm trước (UBND huyện Gia Lâm, 2018).

3.1.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội

a. Dân số và lao động

Tính đến tháng 12 năm 2018 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 243.957 người, 61.806 hộ. Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2018 đạt mức 1,5%.

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Phần lớn dân số tập trung ở khu vực

nông thôn là chính với 20 xã vùng nông thôn người, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.

Năm 2018, toàn huyện có 124.458 người trong độ tuổi lao động chiếm 51,02% tổng số dân tự nhiên toàn huyện. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn năm 2018 của huyện là 106.929 lao động, tốc độ tăng 2,39%/năm, lao động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.761 người.

Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17%.

Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp.

b. Giáo dục và văn hóa

Về giáo dục và đào tạo, vừa qua huyện đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2017 – 2018. Tỷ lệ học sinh lớp 5 tôt nghiệp đạt 99,79% tỷ lệ học sinh lớp 9 tôt nhiệp đạt 98,5%; ngành giáo dục đào tạo huyện được đánh giá là đơn vị xuất sắc và phòng giáo dục đào tạo huyện được tặng Huân chương độc lập hạng 3.

Thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội: Lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ và các ngành đoàn thể huyện Gia Lâm tích cực quan tâm, chăm lo các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức thăm hỏi hơn 71800 lượt người có công với tổng kinh phí trên 18,2 tỷ đồng. Thực hiện cấp 8983 thẻ BHYT cho đối tượng chính sách, 9860 thẻ BHYT cho đối tượng hộ nghèo và bảo trợ xã hội.

Năm 2018, huyện cũng đã tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố và huyện. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý lễ hội, tổ chức thành công nhiều liên hoan văn hóa, tín ngưỡng trên điạ bàn. Đẩy mạnh

phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Tỷ lệ đơn vị được công nhận danh hiệu “Đơn vị văn hóa” 86,5%. Duy trì và phát triển phong trào hoạt động thể dục thể thao, tham gia thi đấu các giải do Thành phố tổ chức.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành điều tra tại 3 xã: Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi. Đây là 3 xã có diện tích đất trồng chuối lớn nhất trong huyện và có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối với một số doanh nghiệp và hoạt động của tổ nhóm sản xuất.

3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin

*Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được công bố trên sách báo, các loại báo cáo tổng kết của huyện giai đoạn 2016-2018. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu đề tài được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp dữ liệu thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới.

Sách, báo, Internet có liên quan.

Tra cứu, chọn lọc thông tin. 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên

cứu: Tình hình phân bổ đất dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng.

Phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng tài nguyên và môi trường của huyện; các websites của địa phương.

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo.

3 Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng chuối, tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Phòng thống kê, Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, 3 xã Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi.

Tìm hiểu, khảo sát

4 Số liệu về tình hình trồng chuối, diện tích hiện có và diện tích trồng mới chuối tại huyện.

Trạm khuyến nông huyện, phòng kinh tế huyện Gia Lâm.

Chọn lọc, tổng hợp từ các báo cáo.

* Dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp điều tra chọn mẫu: Chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm được trồng chủ yếu tại 03 xã Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi. Vì vậy, đề tài tập trung điều tra các hộ trồng chuối tại 03 xã này. Thực hiện điều tra trực tiếp các tác

nhân (người sản xuất, người thu gom, cán bộ khuyến nông, cán bộ xã), với số lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3. Tổng hợp số lượng mẫu điều tra STT Đối tượng điều tra STT Đối tượng điều tra

Mẫu điều tra Số lượng Xã Đặng Xã Kim Sơn Xã Lệ Chi

1 Hộ trồng chuối tham gia liên kết Hộ trồng chuối không tham gia

45 45 15 15 15 15 15 15

2 Người thu gom 9 3 3 3

3 Cán bộ khuyến nông huyện, xã 3

4 Cán bộ xã (CQ, HTX) 12 4 4 4

Tổng 114 37 37 37

Căn cứ vào việc thống kê của xã và các thôn về số lượng các tác nhân, chúng tôi xây dựng phiếu điếu tra bao gồm các nội dung:

+ Những thông tin cơ bản của các tác nhân: tên tuổi, giới tính, số nhân lao động, vốn, đất đai…

+ Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh: chi phí, doanh thu, thu nhập…

+ Những thuận lợi, khó khăn của các tác nhân, các yếu tố tác động tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối như đất đai, kĩ thuật, vốn, giá cả các hàng hóa liên quan, chất lượng và số lượng sản phẩm… làm cơ sở đưa ra hướng khắc phục, góp phần phát triển kinh tế nói chung và tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối nói riêng.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Toàn bộ số liệu thu thập chúng tôi xử lý phần mềm Excel, phân tích và so sánh các kết quả có được. Từ đó, đưa ra những kết luận về thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm và đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối của các xã này trong thời gian tới.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trong huyện và thực trạng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp, xử lý số liệu, tài liệu. Dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở thời điểm khác nhau. So sánh các thông tin thu thập được trên cơ sở điều tra giữa các đối tượng liên kết và hộ không liên kết để đưa ra các đặc điểm về sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1 sào theo nhóm hộ, so sánh kết quả hiệu quả kinh tế, lợi ích của nhóm hộ nào cao hơn…, so sánh sự phát triển kinh tế- xã hội của xã qua các năm. Từ đó đi đến phân tích đánh giá về mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm làm căn cứ để đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết này.

c. Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn nghiên cứu.

Để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối. Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh ( S ) Bước 2: Liệt kê các mặt yếu ( W ) Bước 3: Liệt kê các cơ hội ( O ) Bước 4: Liệt kê các thách thức ( T )

Điểm mạnh ( S ) Điểm yếu ( O ) Cơ hội ( O ) Kết hợp ( S/O ) Kết hợp ( W/O ) Thách thức ( T ) Kết hợp ( S/T) Kết hợp ( W/T )

Việc phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trong tương lai.

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về điều kiện sản xuất chuối

- Diện tích trồng chuối.

- Số lao động sử dụng trong sản xuất chuối.

b. Nhóm chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho hộ sản xuất chuối

- Tiền giống đầu tư /sào/vụ, thời gian trồng bình quân/vụ, tỷ lệ sống đến khi thu hoạch (%), Sản lượng thu hoạch bình quân/sào/vụ

- Số chủng loại chuối được trồng trong huyện, giá bán bình quân, doanh thu/sào/vụ

c. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chuối - Chỉ tiêu phản ánh kết quả

+ Tổng chi phí sản xuất + Giá trị sản lượng

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả

+ Năng suất ( tấn/ha)

+ Lợi nhuận = Giá trị sản lượng – Tổng chi phí sản xuất. + Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình.

+ Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất. + Tỷ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/ tổng chi phí sản xuất.

d. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chuối

- Tỷ lệ các hộ sản xuất chuối có tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ - Số hộ có liên kết với người thu gom.

- Số hộ có liên kết với doanh nghiệp chế biến.

- Số hộ tham gia liên kết ở các khâu: Vốn, kỹ thuật, giống, lao động, thuốc bảo vệ thực vật…

- Tỷ lệ % các mối liên kết kinh tế: Liên kết tự do và hợp đồng bằng văn bản, thỏa thuận bằng miệng.

- Các chỉ tiêu thể hiện tính hiệu lực của liên kết: Số hộ thực hiện hợp đồng, số lượng hộ thay đổi hình thức liên kết.

- Các chỉ tiêu thể hiện tính bền vững của liên kết thể hiện ở chỉ tiêu: Số hộ kéo dài hợp đồng, tỉ lệ số hộ phá vỡ hợp đồng.

- Các chỉ tiêu thể hiện tính phù hợp của liên kết: Số hộ mong muốn có sự liên kết chặt chẽ.

- Các chỉ tiêu thể hiện tính lan tỏa của liên kết: mức độ tăng hay giảm số hộ tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối qua các năm.

e. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả của quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối

- Tỷ lệ: Sản lượng, chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm giữa nhóm hộ có tham gia liên kết so với nhóm hộ trồng chuối hoàn toàn độc lập.

- Tỷ lệ về thu nhập giữa nhóm hộ có tham gia liên kết so với nhóm hộ trồng chuối hoàn toàn độc lập.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHUỐI ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM PHẨM CHUỐI ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm

4.1.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất chuối

Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế, vì vậy, Gia Lâm được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện có lợi thế để phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển nhanh và năng động trong tương lai.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, theo quy hoạch chung của huyện được phê duyệt, còn gần 40% diện tích Gia Lâm nằm ngoài khu vực đô thị, cần phải tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong năm 2015, huyện đã quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, với mục tiêu giảm diện tích trồng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng rau, quả an toàn; chuyên chăn nuôi ra xa khu dân cư; nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và bền vững. Đến nay, trên địa bàn diện tích trồng lúa giảm hơn 481,8 ha, diện tích cây ăn quả, cây cảnh, hoa tăng 303 ha, duy trì và phát triển vùng rau, quả an toàn với tổng diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 50)