Mẫu điều tra Số lượng Xã Đặng Xá Xã Kim Sơn Xã Lệ Chi
1 Hộ trồng chuối tham gia liên kết Hộ trồng chuối không tham gia
45 45 15 15 15 15 15 15
2 Người thu gom 9 3 3 3
3 Cán bộ khuyến nông huyện, xã 3
4 Cán bộ xã (CQ, HTX) 12 4 4 4
Tổng 114 37 37 37
Căn cứ vào việc thống kê của xã và các thôn về số lượng các tác nhân, chúng tôi xây dựng phiếu điếu tra bao gồm các nội dung:
+ Những thông tin cơ bản của các tác nhân: tên tuổi, giới tính, số nhân lao động, vốn, đất đai…
+ Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh: chi phí, doanh thu, thu nhập…
+ Những thuận lợi, khó khăn của các tác nhân, các yếu tố tác động tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối như đất đai, kĩ thuật, vốn, giá cả các hàng hóa liên quan, chất lượng và số lượng sản phẩm… làm cơ sở đưa ra hướng khắc phục, góp phần phát triển kinh tế nói chung và tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối nói riêng.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Toàn bộ số liệu thu thập chúng tôi xử lý phần mềm Excel, phân tích và so sánh các kết quả có được. Từ đó, đưa ra những kết luận về thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm và đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối của các xã này trong thời gian tới.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội trong huyện và thực trạng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm.
b. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp, xử lý số liệu, tài liệu. Dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở thời điểm khác nhau. So sánh các thông tin thu thập được trên cơ sở điều tra giữa các đối tượng liên kết và hộ không liên kết để đưa ra các đặc điểm về sản xuất của hộ, tình hình đầu tư trên 1 sào theo nhóm hộ, so sánh kết quả hiệu quả kinh tế, lợi ích của nhóm hộ nào cao hơn…, so sánh sự phát triển kinh tế- xã hội của xã qua các năm. Từ đó đi đến phân tích đánh giá về mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm làm căn cứ để đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết này.
c. Phương pháp phân tích SWOT
Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn nghiên cứu.
Để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối. Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh ( S ) Bước 2: Liệt kê các mặt yếu ( W ) Bước 3: Liệt kê các cơ hội ( O ) Bước 4: Liệt kê các thách thức ( T )
Điểm mạnh ( S ) Điểm yếu ( O ) Cơ hội ( O ) Kết hợp ( S/O ) Kết hợp ( W/O ) Thách thức ( T ) Kết hợp ( S/T) Kết hợp ( W/T )
Việc phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trong tương lai.
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về điều kiện sản xuất chuối
- Diện tích trồng chuối.
- Số lao động sử dụng trong sản xuất chuối.
b. Nhóm chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho hộ sản xuất chuối
- Tiền giống đầu tư /sào/vụ, thời gian trồng bình quân/vụ, tỷ lệ sống đến khi thu hoạch (%), Sản lượng thu hoạch bình quân/sào/vụ
- Số chủng loại chuối được trồng trong huyện, giá bán bình quân, doanh thu/sào/vụ
c. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả trong liên kết sản xuất và tiêu thụ chuối - Chỉ tiêu phản ánh kết quả
+ Tổng chi phí sản xuất + Giá trị sản lượng
- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả
+ Năng suất ( tấn/ha)
+ Lợi nhuận = Giá trị sản lượng – Tổng chi phí sản xuất. + Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình.
+ Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất. + Tỷ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/ tổng chi phí sản xuất.
d. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chuối
- Tỷ lệ các hộ sản xuất chuối có tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ - Số hộ có liên kết với người thu gom.
- Số hộ có liên kết với doanh nghiệp chế biến.
- Số hộ tham gia liên kết ở các khâu: Vốn, kỹ thuật, giống, lao động, thuốc bảo vệ thực vật…
- Tỷ lệ % các mối liên kết kinh tế: Liên kết tự do và hợp đồng bằng văn bản, thỏa thuận bằng miệng.
- Các chỉ tiêu thể hiện tính hiệu lực của liên kết: Số hộ thực hiện hợp đồng, số lượng hộ thay đổi hình thức liên kết.
- Các chỉ tiêu thể hiện tính bền vững của liên kết thể hiện ở chỉ tiêu: Số hộ kéo dài hợp đồng, tỉ lệ số hộ phá vỡ hợp đồng.
- Các chỉ tiêu thể hiện tính phù hợp của liên kết: Số hộ mong muốn có sự liên kết chặt chẽ.
- Các chỉ tiêu thể hiện tính lan tỏa của liên kết: mức độ tăng hay giảm số hộ tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối qua các năm.
e. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả của quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối
- Tỷ lệ: Sản lượng, chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm giữa nhóm hộ có tham gia liên kết so với nhóm hộ trồng chuối hoàn toàn độc lập.
- Tỷ lệ về thu nhập giữa nhóm hộ có tham gia liên kết so với nhóm hộ trồng chuối hoàn toàn độc lập.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHUỐI ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM PHẨM CHUỐI ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ chuối trên địa bàn huyện Gia Lâm
4.1.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất chuối
Gia Lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế, vì vậy, Gia Lâm được nhận định là một trong những địa phương cấp huyện có lợi thế để phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển nhanh và năng động trong tương lai.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, theo quy hoạch chung của huyện được phê duyệt, còn gần 40% diện tích Gia Lâm nằm ngoài khu vực đô thị, cần phải tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong năm 2015, huyện đã quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, với mục tiêu giảm diện tích trồng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng rau, quả an toàn; chuyên chăn nuôi ra xa khu dân cư; nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và bền vững. Đến nay, trên địa bàn diện tích trồng lúa giảm hơn 481,8 ha, diện tích cây ăn quả, cây cảnh, hoa tăng 303 ha, duy trì và phát triển vùng rau, quả an toàn với tổng diện tích trên 1 nghìn ha.
Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 1,8%-2,2%/năm. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 10 nghìn ha. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp- thủy sản năm 2016 đạt khoảng 220 triệu/ha.
Chuối là giống cây trồng được trồng nhiều trong những năm gần đây của Huyện Gia Lâm. Chuối được trồng quanh năm, rất dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng lại mang tới cho những người nông dân một nguồn thu nhập nhất định cho người dân.
Đa số mọi người trồng chuối theo hình thức là tận dụng đất đai vì nguồn lực đất đai khan hiếm, không muốn để đất bị lãng phí. Cộng thêm đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Vì vậy, chỉ cần một sự
thay đổi bất lợi từ phía thời tiết sẽ có gây hậu quả rất lớn tới việc sản xuất. Đặc biệt, năm vừa qua do ảnh hưởng của mưa lớn, gió to và bão lụt đã gây thiệt hại một lượng lớn cây chuối của người dân đang trong thời kỳ ra quả khiến việc sản xuất chuối gặp nhiều khó khăn.