Nội dung nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 29 - 33)

2.1.4.1. Liên kết trong sản xuất chuối

Liên kết trong sản xuất chuối bao gồm liên kết giữa các hộ nông dân/HTX liên kết trực tiếp với doanh nghiệp và hộ nông dân liên liên kết sản xuất với hộ nông dân;

Đây là một hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học với người nông dân, giữa nhà khoa học (trường đại học, viện nghiên cứu, chuyên gia...) với các cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, giữa cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp với nông dân. Theo hình thức liên kết này, thông qua đó nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất chuối tiên tiến cho người nông dân. Khi đã được tiếp nhận công nghệ sản xuất chuối tiên tiến người nông dân đưa vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt hơn. Thông qua liên kết đó người ta ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với hộ nông dân thông qua địa phương với các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để chuyển giao công nghệ sản xuất chuối tiên tiến. Khi liên kết theo hình thức này người nông dân sẽ nhận những tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất, đổi lại người nông dân sẽ phải trả chi phí hoặc không phải trả cho đơn vị tổ chức chuyển giao công nghệ tiên tiến đó.

Trong khi chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ khoa học từ khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, mạng lưới cộng tác viên cấp cơ sở, nguồn vốn xây dựng mô hình và nhân rộng trong sản xuất để tạo nguồn hàng hóa nông sản trong quá trình hội nhập. Vì thế cần có phương hướng, cách thức tiếp cận người dân để liên kết nhằm mang lại hiệu quả.

Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh nghiệp...với nông dân. Người nông dân có tư liệu sản xuất (đất đai, sức lao động...) họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, phân bón, thức ăn...

khi được thực hiện mối liên kết này, các cửa hàng, đại lý, công ty... sẽ đứng ra ký hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với người nông dân hoặc thông qua chính quyền địa phương. Qua hình thức này các nhà cung cấp sẽ cung cấp các đầu vào để người nông dân có vật tư đầu vào và họ sẽ sản xuất. Như vậy, thông qua mối liên kết này các nhà cung cấp vật tư sẽ bán được sản phẩm mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người nông dân lại có đầu vào để sản xuất với cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng... vật tư đầu vào. Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó người nông dân sẽ chủ động về các nguồn đầu vào và sẽ yên tâm sản xuất hơn. Mối liên kết này có các dạng chủ yếu sau:

- Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản trong liên kết này thường diễn ra giữa các chủ thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh là các hộ, doanh nghiệp với các đối tượng hộ hay doanh nghiệp hoặc với các trung tâm, viện nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng, nhà chuyển giao tiến bộ cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Hay là liên kết giữa doanh nghiệp cho bà con nông dân ứng trước vật tư để sản xuất, từ đó chủ động nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho doanh nghiệp. Liên kết này phần lớn được thể hiện qua hợp đồng kinh tế, một phần là sự thỏa thuận ngầm định giữa các bên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia liên kết.

- Bán vật tư, mua lại sản phẩm: phổ biến nhất là liên kết giữa doanh nghiệp bán chịu vật tư cho bà con sản xuất và cuối vụ mua lại sản phẩm. Thực hiện tốt liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp ở đây chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và có một thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Còn nông dân có vốn, vật tư để sản xuất và yên tâm khi có đầu ra cho sản phẩm.

- Liên kết trong khâu cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các tác nhân là tổ chức (hợp tác xã dich vụ), cá nhân cung cấp dịch vụ nông nghiệp với người nông dân. Khi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, ngoài những tư liệu sản xuất chủ yếu (đất đai, sức lao động...) hộ nông dân còn cần các dịch vụ phục vụ cho khâu sản xuất khác như: khâu làm đất, khâu chăm sóc, thủy lợi.

Khi thực hiện mối liên kết này, các tổ chức cá nhân cung ứng dịch vụ sẽ đứng ra ký các hợp đồng hoặc thỏa thuận liên kết với người dân để cung ứng các dịch vụ đầu vào. Qua hình thức này các nhà cung ứng đầu vào sẽ cung cấp các dịch vụ đầu vào để người nông dân thực hiện tốt khâu sản xuất. Như vậy, thông qua mối

liên kết này, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ cho người nông dân và thu lại thu nhập cho cơ sở, tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời người nông dân lại có dịch vụ đầu vào để sản xuất với cam kết từ nhà sản xuất mang lại như đảm bảo chất lượng, đúng đầu vào sản xuất trong các dịch vụ đầu vào. Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, nhất là trong thời đại hiện nay.

2.1.4.2. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm chuối

Tiêu thụ nông sản luôn là nỗi lo của người nông dân mỗi khi vào chính vụ. Mỗi năm cứ vào lúc chính vụ thu hoạch, được mùa nông dân chưa kịp mừng đã ập đến nỗi lo về tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của mình. Chính vì thế, nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất của người nông dân.

Trong mối liên kết này người sản xuất thường liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở tiêu thụ sản phẩm... Hộ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các tổ chức chính quyền) ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận miệng với các cam kết về số lượng, chất lượng... để cung cấp các sản phẩm mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua. Còn nhiệm vụ của mỗi đơn vị, tổ chức thu mua sẽ phải bao tiêu hết số lượng như đã cam kết với người dân. Mỗi bên liên kết đều mang lại lợi ích cho nhau. Theo đó thì lợi ích mà người nông dân được hưởng là được bao tiêu sản phẩm và mình làm ra với giá cả ổn định, giảm thiểu rủi ro khi được mùa mất giá. Gắn với nó thì nhà sản xuất cũng sẽ có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho việc sản xuất – kinh doanh của mình. Trong nội dung liên kết này, cơ bản là vậy nhưng ngoài ra nó còn phát sinh nhiều vấn đề. Ví dụ như trong việc tiêu thụ thì gắn vào trước đó trong khâu sản xuất thì tổ chức đơn vị tiêu thụ có thể ứng trước một phần chi phí đầu vào và để đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng đầu vào cho mình. Hay họ sẽ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân... Nói chung, kèm theo mỗi nội dung liên kết thì sẽ kèm theo nó những lợi ích chi phí mà mỗi bên nhận được và bỏ ra.

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm chuối còn thể hiện thông qua mối quan hệ giữa hộ nông dân với HTX, doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Việc đảm bảo cho sự tồn tại của các mối liên kết này thường thông qua hai hình thức liên kết là liên kết chính thức và không chính thức. Liên kết chính thức là những liên kết ràng buộc bởi các hợp đồng bằng văn bản với các điều khoản cam kết chặt chẽ, được pháp luật công nhận và bảo hộ. Liên kết không chính thức bao

gồm các hình thức như thỏa thuận qua điện thoại, hợp đồng miệng….với những cam kết không chính thống và không được bảo hộ bởi pháp luật.

2.1.4.3. Kết quả và hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối

Kết quả và hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chuối thể hiện ở năng suất và giá bán của sản phẩm chuối. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối giúp các hộ nông dân được tiếp cận với công nghệ sản xuất chuối tiên tiến từ đó giúp tăng về năng suất và chất lượng của sản phẩm chuối. Mặt khác liên kết trong khâu tiêu thụ giúp cho các hộ nông dân ký kết được các hợp đồng với các doanh nghiệp với mức giá bán cao hơn.

Theo Phùng Giang Hải (2015), “hiệu quả” là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định tồn tại của liên kết. Tính hiệu quả trong liên kết sẽ đảm bảo cho liên kết đạt được mục tiêu và đảm bảo cho các bên tham gia có được lợi ích tốt hơn so với khi tổ chức sản xuất kinh doanh đơn lẻ. Theo quan điểm hiện đại, hiệu quả không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu về kinh tế mà còn bao hàm cả các vấn đề xã hội và môi trường. Điều này có nghĩa, hiệu quả là việc đạt được mục tiêu xác định với chi phí (thời gian, nhân lực, tài chính…) bỏ ra ít nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định (Trương Hòa Bình và Võ Thị Tuyết, 2009).

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp, các mục tiêu xã hội thường thấy là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, nâng cao trình độ hiểu biết, đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe của người nông dân (Trương Hòa Bình và Võ Thị Tuyết, 2009).

Hiệu quả môi trường là một yếu tố phản ánh mức độ ảnh hưởng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trường sinh thái. Hiệu quả môi trường được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của các mục tiêu môi trường đã xác định gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh (Phùng Giang Hải, 2015). Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế môi trường thì hiệu quả môi trường đạt tối đa khi hoạt động sản xuất kinh doanh cho lợi nhuận tối đa nhưng lại tạo ra những tác động tối thiểu đối với môi trường sinh thái và các cộng đồng dân cư trong các khu vực lân cận (Galarraga et al, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 29 - 33)